thẩm quyền xét xử của Tòa án là một trong các nội dung của hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND.
1.2.2. Nguyên tắc của tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao cấp cao
Trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống các cơ quan nhà nƣớc hợp thành. Với tƣ cách là một cấp trong hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân, TAND cấp cao tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân. Theo đó, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm:
- Nguyên tắc độc lập của Tòa án, khi xét xử Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Khi nghiên cứu hồ sơ cũng nhƣ khi xét xử, Thẩm phán không bị phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát, không phụ thuộc vào ý kiến của các cơ quan khác. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán độc lập từ việc nhận định vụ án, diễn giải pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật và ra bản án. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức không đƣợc can thiệp, tác động tới các thành viên của Hội đồng xét xử để buộc họ phải xét xử theo ý chí của mình. Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án đều bị coi là vi phạm pháp luật và ảnh hƣởng tới tính khách quan của hoạt động xét xử.
Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt dƣ luận xã hội nhƣng khi ra quyết định về vụ án, Thẩm phán phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét các vấn đề của vụ án một cách độc lập, khách quan, không bị ảnh hƣởng, bị ràng buộc bởi các quan điểm, ý kiến bên ngoài của vụ án. Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra, đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, khoa học, toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và tại phiên tòa. Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao chỉ đƣợc căn cứ vào những chứng cứ đã đƣợc thẩm tra tại phiên tòa.
Xét xử độc lập không có nghĩa là xét xử tùy tiện mà việc xét xử phải tuân thủ các quy định của pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật. Khi nghiên cứu hồ sơ, khi xét xử, Thẩm phán phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, không đƣợc tùy tiện, áp đặt ý chí chủ quan trong việc áp dụng pháp luật. Khi thực hiện hoạt động xét xử, hoạt động gắn liền với việc củng cố pháp chế và trật tự pháp luật thì Thẩm phán càng phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật.
Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai mặt thống nhất của một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng. Độc lập tức là tuân theo pháp luật và tuân theo pháp luật để đƣợc độc lập. Nếu chỉ tuân theo pháp luật mà không có sự độc lập thì chỉ là sự tuân theo một cách hình thức, không có hiệu quả. Điều đó thể hiện là các phán quyết trong bản án, quyết định của hội đồng xét xử phải phù hợp với mọi tình tiết khách quan của vụ án, việc xét xử phải đảm bảo đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân…; không đƣợc kết luận dựa trên ý chí chủ quan, cảm tính của cá nhân mỗi thành viên của Hội đồng xét xử.
- Nguyên tắc Tòa án nhân dân xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Nội dung nguyên tắc xét xử công khai một mặt thể hiện tính dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát đƣợc các hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao, của các chủ thể tiến hành tố tụng, qua đó phát hiện những thiếu sót hoặc sai lầm trong tiến trình giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nƣớc, của công dân theo quy định của pháp luật, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân.
Có thể thấy xét xử công khai nhằm đảm bảo cơ chế kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử và tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho ngƣời dân. Tuy vậy Tòa án có thể quyết định xét xử kín trong một số trƣờng hợp quy định hoặc theo yêu cầu chính đáng của đƣơng sự nhƣ đã viện dẫn trên. Đây là trƣờng hợp ngoại lệ của nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng hình sự.
Muốn có bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luật đòi hỏi phải phát huy trí tuệ tập thể. Do vậy, khi xét xử các vụ án ở các trình tự tố tụng đều phải thành lập hội đồng xét xử, trừ trƣờng hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao gồm ba thẩm phán. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số thành viên của hội đồng thẩm phán hoặc ủy ban thẩm phán đó.
Nguyên tắc này bảo đảm cho tòa án xét xử khách quan, toàn diện, chống độc đoán hoặc tùy tiện cá nhân. Để đạt đƣợc kết quả cao trong xét xử, các thành viên trong hội đồng xét xử phải tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để phát huy trí tuệ của hội đồng xét xử.
- Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử phúc thẩm
Việc bảo đảm chế độ xét xử phúc thẩm là nhằm: Bảo đảm quyền của đƣơng sự và những ngƣời có quyền kháng cáo, kháng nghị khác theo trình tự phúc thẩm; Bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định
đã bị kháng cáo, kháng nghị phải đƣợc xem xét theo trình tự phúc thẩm; Bảo đảm các bản án không có căn cứ pháp luật và không đúng pháp luật sẽ không đƣợc đƣa rat hi hành trong thực tế; Thực hiện việc giám sát của Tòa án nhân dân cấp cao đối với Tòa án nhân dân tỉnh; Bảo đảm cơ chế để Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ của mình là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc.
Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án đƣợc chính xác, đúng đắn, giúp kịp thời sửa chữa sai lầm hoặc vi phạm pháp luật mà Tòa án nhân dân tỉnh mắc phải, nhờ đó mà chất lƣợng xét xử tại các cấp xét xử đƣợc nâng cao.
- Nguyên tắc Tòa án nhân dân cấp cao xét xử kịp thời, công bằng
Trƣớc hết nguyên tắc trên đòi hỏi Tòa án phải xét xử không quá mức
chậm trễ bởi vì “Công lý chậm trễ, đồng nghĩa không có công lý” (Pascal-
luật gia La mã). Chính vì vậy, Tòa án phải xét xử kịp thời điểm đàm bảo yêu cầu bị cáo đƣợc xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý không chỉ liên quan đến khoảng thời gian từ khi bị cáo buộc đến khi mở phiên tòa, mà còn đến thời gian xét xử tại tòa và thời gian giữa hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tất cà đều không đƣợc trì hoãn quá lâu.
Xét xử kịp thời không chậm trễ nhằm đảm bảo quyền con ngƣời của những ngƣời bị buộc tội. Bởi lẽ, khi bị đƣa vào vòng quay tố tụng với tƣ cách bị can, bị cáo, những ngƣời này có thể bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế tố tụng hình sự nhƣ tạm giữ, tạm giam, cấm đi khởi nơi cứ trú và bị hạn chế một số quyền trong khi họ chƣa bị coi là có tội thì tính thân của nguyên tắc suy đoán vô tội. Chính vì vậy, xét xử kịp thời, tòa án sẽ nhanh chóng đƣa ra phán quyết trong nhiều trƣờng hợp tòa tuyên họ vô tội, trả tự do và khôi phục quyên lợi cho họ.
Nguyên tắc này đòi hỏi tòa án xét xử công bằng. Thể hiện, ngƣời bị buộc tội phải đƣợc xét xử bởi một phiên tòa mà ở đó họ đƣợc thực hiện các
quyền của mình trong tố tụng hình sự mà Hiến pháp và pháp luật quy định nhƣ: Đƣợc thông báo về phiên tòa, đƣợc biết mình bị xét xử về tội gì, đƣợc bào chữa hay nhờ ngƣời bào chữa, đƣợc tranh luận tại phiên tòa, đƣa ra các chứng cứ và yêu cầu. Phiên tòa công bằng là phiên tòa mà ở đó quyền của các bên tham gia tố tụng đƣợc đảm bảo và đúng trình tự, thủ tục luật định.
- Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng của công dân
Nguyên tắc này xác định vị trí nhƣ nhau của mọi công dân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nƣớc và xã hội, cũng nhƣ trong việc tham gia quan hệ tố tụng hình sự, không có sự ƣu tiên, ƣu đãi, phàn biệt đối xử theo các dấu hiệu nam, nữ, dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội và các dấu hiệu khác.
Nhà nƣớc quy định hệ thống pháp luật thống nhất và việc áp dụng pháp luật giống nhau đối với mọi ngƣời trong khi tiến hành tố tụng. Bất cứ ngƣời nào thực hiện hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo các Điều khoản tƣơng ứng của Bộ luật hình sự, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngƣỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
- Nguyên tắc khi xét xử, Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.
BLTTHS năm 2015 cũng đã sử dụng thuật ngữ pháp lý mới: “Ngƣời bị buộc tội”, thuật ngữ thƣờng chỉ đƣợc sử dụng trong các văn bản nghiên cứu khoa học pháp lý trƣớc đây, theo đó, “Ngƣời bị buộc tội gồm ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo”.
Trên cơ sở cụ thể hóa nguyên tắc quy định tại Điều 31 Hiến pháp năm 2013, Điều 16 BLTTHS năm 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội nhƣ sau: “Ngƣời bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sƣ hoặc ngƣời khác bào chữa. Cơ quan, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho ngƣời bị buộc tội,
bị hại, đƣơng sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Trong những trƣờng hợp luật định, nếu ngƣời buộc tội hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời ngƣời bào chữa thì các cơ quan nói trên phải yêu cầu đoàn luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho họ. Mặt khác, để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đƣợc khách quan, toàn diện và đầy đủ, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội thì việc bào chữa là cần thiết, giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án. Hơn nữa, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự không chỉ có buộc tội mà nó chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi tồn tại song song hai chức năng buộc tội và gỡ tội. Đó cũng là một trong những cơ sở giúp Toà án giải quyết vụ án đƣợc chính xác. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền bào vệ lợi ích hợp pháp của mình hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ lợi ích của mình.
Việc tuân theo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân có ý nghĩa quan trọng, nó bảo đảm cho Tòa án nhân dân xét xử khách quan, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật đồng thời bảo đảm cho bị can, bị cáo và đƣơng sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.