Đẩy mạnh đổi mới thủ tục hành chính tƣ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

Đổi mới thủ tục hành chính tƣ pháp tại Tòa án nhân dân cấp cao là đổi mới các quy trình, thủ tục mang tính chất hành chính hỗ trợ cho hoạt động xét xử phúc thẩm, hoạt động xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Việc đổi mới thủ tục hành chính tƣ pháp phải đảm bảo sự tách bạch giữa hoạt động hành chính tƣ pháp với hoạt động xét xử, xây dựng quy trình và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác; công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân khi giải quyết công việc, góp phần xây dựng Tòa án nhân dân cấp cao thân thiện, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân là chỗ dựa cho nhân dân trong việc bảo vệ công lý bảo vệ quyền con ngƣời. Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý các loại vụ án, phần mềm tiếp nhận đơn yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm…

Tăng cường công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật và đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp

Công tác đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật tại các Tòa án nhân

dân cấp cao từ khi đƣợc thành lập vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nhƣ: Một số vấn đề vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử chƣa đƣợc hƣớng dẫn kịp thời và áp dụng thống nhất, số lƣợng bản án, quyết định giám đốc thẩm của các Tòa án nhân dân cấp cao đƣợc chọn lựa làm nguồn án lệ chƣa nhiều; vẫn còn một số Thẩm phán, Thẩm tra viên chƣa quan tâm, cập nhật, tra cứu các văn bản pháp luật và hƣớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao khi thi hành nhiệm vụ. Vì vậy để nâng cao hiệu quả thi hành thẩm quyền xét xử, đòi hỏi Tòa án nhân dân cấp cao phải:

- Nâng cao nhận thức cho Thẩm phán, các chức danh tƣ pháp về tầm quan trọng của việc áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử phúc thẩm hình sự, xét lại các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật.

- Tổ chức hội nghị tập huấn, quán triệt các văn bản quy phạm pháp

luật, án lệ, thƣờng xuyên thông tin những văn bản hƣớng dẫn mới trong các cuộc họp, giao ban của đơn vị; đôn đốc các Thẩm phán, các chức danh tƣ pháp khác cập nhật, áp dụng văn bản mới.

- Kịp thời báo cáo Tòa án nhân dân tối cao về những vƣớng mắc trong

thực tiễn xét xử, đồng thời chủ động đề xuất phƣơng án hƣớng dẫn; phát hiện trao đổi về những vẫn đề còn tồn tại trong các văn bản hƣớng dẫn và giải đáp nghiệp vụ.

Đổi mới tổ chức phiên tòa hình sự phúc thẩm theo tinh thần cải cách tƣ pháp với yêu cầu đặt ra là:

- Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm thực hiện

tốt nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm để các bên thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ tố tụng của họ theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; đặc biệt là nghĩa vụ chứng minh, xác định sự thật khách quan của vụ án, các vấn đề pháp lý tranh chấp cần giải quyết trong vụ án. Phán quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải trên cơ sở pháp luật và các tình tiết, chứng cứ đã đƣợc kiểm tra, xem xét toàn diện, đầy đủ tại phiên tòa. Quá trình hỏi và tranh luận tại phiên tòa phải bảo đảm thật sự khách quan, minh bạch và công bằng, không đƣợc thiên vị, định kiến.

- Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện đầy đủ thẩm

quyền tố tụng của mình trong việc yêu cầu điều tra bổ sung; thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội; kiến nghị để khắc phục các sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nƣớc khắc phục những hạn chế, thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)