nhân dân cấp cao
Trên cơ sở trên, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, cần nâng cao năng lực, trách nhiệm, chất lƣợng, hiệu quả công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao, bảo đảm phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới của đất nƣớc. Năng lực xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao đƣợc hiểu là khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, vụ việc theo thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao. Nâng cao khả năng của thẩm phán, cán bộ Tòa án bảo đảm điều kiện khách quan để TAND cấp cao hoàn thành chức năng xét xử. Năng lực xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao đƣợc cấu thành bởi các yếu tố cơ bản là: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân cấp cao; trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, đặc biệt là của đội ngũ Thẩm phán TAND cấp cao; trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán và của thƣ ký TAND cấp cao; sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân cấp cao với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao.
Hai là, phải bảo đảm tính độc lập của Tòa án nhân dân cấp cao trong hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật thông qua sự phán đoán trên cơ sở đánh giá các chứng cứ, tình tiết có trong vụ án và đối chiếu với các quy định của pháp luật và đƣa ra các phán quyết nhân danh nhà nƣớc. Cuộc đấu tranh cho sự độc lập của Tòa án là một thắng lợi lớn của chế độ Tƣ sản. Cho đến nay, cuộc đấu tranh vì sự độc lập của tòa án với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp vẫn còn gặp không ít khó khăn. Do đó, “sự độc lập của Tòa án đối với các cơ quan nhà nƣớc khác, với các nhóm áp lực xã hội (đảng phái, tôn giáo…) là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của
một chế độ pháp trị, một nhà nƣớc pháp quyền” [40]. Bởi vậy, muốn có sự đánh giá, áp dụng đúng pháp luật, khách quan thì Tòa án và các Thẩm phán phải có sự độc lập cả về tổ chức và ý chí quyết định. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, yêu cầu bảo đảm sự độc lập của Tòa án là một nguyên tắc có tính hiến định, trong đó chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán đƣợc quy định một cách rõ ràng, độc lập và không lệ thuộc vào các cơ quan lập pháp, hành pháp. Sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc và đề cao sự độc lập của Thẩm phán là điều kiện để Thẩm phán thực hiện chức năng xét xử.
Việc đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án còn thể hiện qua việc đề cao vai trò độc lập của thẩm phán trong xét xử, bởi vì hoạt động xét xử của thẩm phán là hoạt động tƣ duy. Hoạt động này thƣờng bị ảnh hƣởng bởi những ngoại cảnh nhƣ dƣ luận xã hội, các sức ép của các thế lực nhà nƣớc, tôn giáo, đảng phái và gay gắt của các đƣơng sự. Tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán ở nƣớc ta đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc độc lập của Tòa án, khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này đã đƣợc ghi nhận tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 và đƣợc cụ thể hoá tại Điều 9 Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2014 là: “Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật”. Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân nói chung, Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng. Điều này đòi hỏi các Tòa án nhân dân cấp cao phải đƣợc tổ chức độc lập với các cơ quan, tổ chức khác; hoạt động xét xử không bị can thiệp trái pháp luật từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân và tiến tới nghiên cứu quy định việc bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ lâu dài và chế độ đãi ngộ tƣơng xứng để Thẩm phán yên tâm, liêm chính thực hiện nhiệm vụ của mình.