Về tổ chức và cán bộ Tòa án nhân dân cấp cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 83)

Về số lượng Tòa án nhân dân cấp cao

Thực tiễn thi hành thẩm quyền xét xử phúc thẩm của các Tòa án nhân dân cấp cao cho thấy việc tổ chức 03 Tòa án nhân dân cấp cao nhƣ hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải quyết các vụ án không cao, vẫn còn có những vụ án để quá hạn, có trƣờng hợp hoãn phiên tòa nhƣng chậm mở lại theo quy định tại khoản 2 Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Điều này đã ảnh hƣởng đến tính nghiêm minh trong hoạt động xét xử, gây lãng phí công sức, thời gian của nhà nƣớc và ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng, nhất là các bị cáo bị tạm giam.

Căn cứ vào số lƣợng các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của các Tòa án nhân dân cấp cao phải giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự thì mỗi Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết một số lƣợng rất lớn các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thƣơng mại, hôn nhân và gia đình theo thủ tục phúc thẩm và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; đồng thời mỗi Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay có địa bàn rộng, gây khó khăn cho công tác tổ chức xét xử lƣu động và tốn kém (vì để đảm bảo thuận lợi cho ngƣời dân và nhất là công tác dẫn giải bị cáo, Hội đồng xét xử phải đến các địa phƣơng và xét xử tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh), do đó không khắc phục đƣợc những hạn chế trong công tác tổ chức xét xử của các Tòa phúc thẩm trƣớc đây, ảnh hƣởng đến thời hạn xét xử, thời hạn ban hành bản án, không đảm bảo an toàn cho Hội đồng xét xử khi phải di chuyển trên địa bàn rộng…

Xuất phát từ thực tiễn thi hành thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thƣơng mại, hôn nhân và gia đình của các Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay, tôi tán thành với quan điểm của Ban Cán

sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao tại Báo cáo số 76-BC/BCS, ngày 22/4/2015 về việc đề nghị thành lập 05 Tòa án nhân dân cấp cao, cụ thể:

- Tòa án nhân dân cấp cao khu vực Hà Nội, có thẩm quyền tƣ pháp

trong phạm vi thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ và Miền Trung;

- Tòa án nhân dân cấp cao khu vực Đà Nẵng, có thẩm quyền tƣ pháp

trong phạm vi của thành phố Đà Nẵng, các tỉnh duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên;

- Tòa án nhân dân cấp cao khu vực thành phố Hồ Chí Minh, có thẩm

quyền tƣ pháp trog phạm vi của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ;

- Tòa án nhân dân cấp cao khu vực phía Bắc, có thẩm quyền tƣ pháp

trong phạm vi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc Bộ;

- Tòa án nhân dân cấp cao khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long có

thẩm quyền tƣ pháp trong phạm vi thành phố Cần Thơ và các tỉnh Tây Nam Bộ [34].

Đề xuất này phù hợp với Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị, theo đó Tòa án nhân dân cấp cao đƣợc thành lập theo địa hạt tƣ pháp, có thẩm quyền tƣ pháp trên phạm vi nhiều tỉnh trong cùng khu vực [3]. Mặt khác Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng không quy định cụ thể về số lƣợng Tòa án nhân dân cấp cao mà quy định Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội có thẩm quyền Quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng…; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Phƣơng án này cũng đảm bảo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động xét xử của các Tòa án nhân dân cấp cao, hạn chế việc đi lại tốn kém cho nhân dân trong việc tiếp cận Tòa án. Đồng thời đảm

bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật tƣơng đối trên cơ sở đặc điểm kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, văn hóa - xã hội của mỗi vùng.

Về cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao

Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao, đặc biệt là các ý kiến về tổ chức bộ máy giúp việc cho Ủy ban thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện nhiệm vụ: Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tƣơng đƣơng thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của Luật tố tụng.

Các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao trƣớc đây thực hiện có hiệu quả chức năng thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, cần kế thừa mô hình cơ cấu tổ chức của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao trong việc tổ chức các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ đƣợc Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định là phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; cần giao cho các Tòa chuyên trách nhiệm vụ tổ chức thẩm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

Điều 33 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao là:

Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng

thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Nên nếu giao cho các tòa chuyên trách thêm nhiệm vụ tổ chức thẩm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, là không đúng quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Vì vậy, việc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính là phù hợp với Luật tổ chức Tòa án và đảm bảo chuyên môn hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong Tòa án nhân dân cấp cao.

Việc kế thừa mô hình cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao trƣớc đây trong việc tổ chức các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có nhiều ƣu điểm, nhất là đảm bảo sử dụng có hiệu quả lao động là các thẩm phán cao cấp, những chuyên gia đầu ngành trong việc giải quyết các vụ, việc theo trình tự giám đốc thẩm tái thẩm, tránh tình trạng hiện nay những thẩm tra viên nghiên cứu, đề xuất giải quyết các vụ án giám đốc thẩm thƣờng chƣa có kinh nghiệm xét xử thực tiễn, thành viên Ủy ban thẩm phán cũng không phải những ngƣời chuyên về hình sự, dân sự, kinh doanh - thƣơng mại, hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên trong khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân chƣa đƣợc sửa đổi, cần thực hiện đúng quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân về nhiệm vụ của các tòa chuyên trách là phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng thì việc thành lập đơn vị chuyên trách giúp việc để giải quyết các vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là hợp lý. Tuy nhiên, việc thành lập phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính nhƣ hiện nay là chƣa phù hợp, không phù hợp với xu hƣớng đòi hỏi ngày càng chuyên sâu của công tác xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nên cần thành lập riêng Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự có nhiệm

vụ, quyền hạn thẩm tra hồ sơ các vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật tố tụng và sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; làm thƣ ký các phiên tòa Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; thực hiện các nhiệm vụ về hành chính tƣ pháp có liên quan theo sự phân công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)