Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 79)

Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh có tác động tích cực đến hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp bảo đảm cho các quan hệ dân sự, lao động, kinh tế và hành chính phát triển lành mạnh tạo cơ chế giải quyết các tranh chấp có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong

quá trình này là phải từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới những chính sách kinh tế, cơ chế quản lý của nhà nƣớc cho phù hợp, tạo môi trƣờng vững chắc, thông thoáng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nƣớc khác có tranh chấp bằng cách khởi kiện tại Tòa án.

Hiện nay các quy định của pháp luật Việt Nam về hình sự, dân sự, kinh doanh thƣơng mại, hành chính, hôn nhân và gia đình đã tƣơng đối đầy đủ, song còn một số thiếu sót chƣa đƣợc điều chỉnh bổ sung kịp thời cũng là nguyên nhân làm cho chất lƣợng, hiệu quả của công tác xét xử nói chung, công tác xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng chƣa đạt đƣợc kết quả khả quan. Điều đó tạo tâm lý cho các Thẩm phán khi đƣợc phân công xét xử rất lo ngại. Để khắc phục tình trạng này, điều quan trọng đầu tiên phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân sự, kinh tế, hành chính và lao động.

Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục giám đốc thẩm. Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén trong việc thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, thông qua đó Nhà nƣớc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của công dân. Để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng phải tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do BLTTHS quy định. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nƣớc tiên tiến trên thế giới, hoạt động TTHS không tránh khỏi những thiết sót, sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Trong những năm qua công tác giám đốc thẩm còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay. Số lƣợng các vụ án mà Tòa án thụ lý, xét xử ngày càng nhiều, nhƣng số lƣợng các vụ án bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày càng giảm và chiếm một tỷ lệ rất thấp. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là do quy

định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm chƣa đầy đủ, rõ ràng, một số quy định không còn phù hợp với định hƣớng cải cách tƣ pháp. Vì thế, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc khắc phục, sửa chữa những sai lầm, vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [14].

Ngoài ra đối với những văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án cần đƣợc rà soát, hệ thống hóa, để hƣớng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn ngành, tránh tình trạng mỗi Thẩm phán hiểu một cách, gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng và hiệu quả xét xử.

Đặc biệt, trong bối cảnh đất nƣớc ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, việc giải quyết các tranh chấp có nhân tố nƣớc ngoài ngày càng nhiều; do đó, tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ƣớc quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trƣờng... Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ƣu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trƣơng rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện các cam kết với ASEAN, tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006, tiến tới cộng đồng kinh tế châu Á vào năm 2020. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thƣơng mại quốc tế. Tham gia các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng về tƣơng trợ tƣ pháp, nhất là các điều ƣớc liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thƣơng mại. Ký kết và gia nhập các công ƣớc quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp. Chú trọng việc nội luật hoá những điều ƣớc quốc

tế mà Nhà nƣớc ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Sớm ban hành Luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao ngƣời bị kết án phạt tù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp cao ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)