TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 33 - 38)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CVTD

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, mục tiêu của Ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tối đa hoá lợi ích của khách hàng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng, một việc làm rất quan trọng và cần thiết là xác định được mục đích của việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ và đồng thời phải đánh giá được sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng thông qua các tiêu chí. Hoạt động CVTD cũng được phản ánh thông qua các tiêu chí đánh giá, cụ thể như sau.

a. Quy mô cho vay tiêu dùng

Được đánh giá qua các chỉ tiêu:

Dư nợ cho vay tiêu dùng:

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá về quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng sau từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng lớn.

Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu cốt lõi để đánh giá quy mô cho vay tiêu dùng.

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng cũng phản ánh sự phát triển số lượng khách hàng theo quy mô mà ngân hàng đã cho vay tiêu dùng qua các thời kỳ.

Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng trên một khách hàng vay:

Dư nợ bình quân trên một khách hàng được xác định bằng tổng dư nợ ở một thời điểm/số khách hàng có ở thời điểm đó. Chỉ tiêu này vừa phản ảnh sự tăng trưởng trong nhu cầu vay tiêu dùng của các khách hàng vừa phản ảnh những nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng để đáp ứng những nhu cầu đó.

b. Thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Chỉ tiêu thị phần của ngân hàng, thể hiện kết quả cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực CVTD trên thị trường mục tiêu. Thị phần được tính bằng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của tất cả các ngân hàng trên thị trường mục tiêu.

c. Cơ cấu cho vay tiêu dùng

Cơ cấu CVTD được đánh giá qua các tiêu thức: cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn; cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm; cơ cấu dư nợ theo sản phẩm CVTD, theo đối tượng khách hàng,...

d. Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng

Được đánh giá qua 2 phương thức: - Ngân hàng tự đánh giá

- Khảo sát đánh giá của khách hàng: Phát phiếu điều tra trực tiếp tới khách hàng đã vay vốn.

Mục tiêu khảo sát: Tổng hợp các đánh giá của KH về chất lượng dịch vụ, qua đó có biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ như: Hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, lãi suất đang áp dụng, chất lượng tư vấn hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ, không gian giao dịch,…

e. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Về lý thuyết, các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5

Là các khoản nợ có phát sinh quá hạn trong nhóm 2 đến nhóm 5 theo phân loại nợ của ngân hàng theo Thông tư 02/02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 (thay thế QĐ493) của Thống đốc NHNN về dự phòng rủi ro tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng/tổng dư nợ cho vay tiêu dùng Nợ xấu là các khoản nợ trong nhóm 3,4,5. Đây là những khoản nợ mà người đi vay có rất ít khả năng trả nợ, nhiều khả năng ngân hàng bị mất vốn.

Là tỷ lệ giữa số tiền ngân hàng phải trích ra từ thu nhập để dự phòng cho tất cả các khoản nợ trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay tiêu dùng/dư nợ cho vay tiêu dùng; Xóa nợ ròng là một số khoản cho vay không còn giá trị và Ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) được gọi là khoản cho vay được xóa nợ. Nếu một trong các khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu được thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành

khoản xóa nợ ròng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đây chỉ là một phương pháp quản lý tài chính của Ngân hàng chứ không phải thừa nhận là khách hàng hết nợ Ngân hàng.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 của thống đốc NHNN Việt Nam quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, nhóm nợ và tỷ lệ trích DPRR cụ thể, gồm có:

- Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): tỷ lệ trích lập dự phòng 0% - Nợ cần chú ý (Nhóm 2): tỷ lệ trích lập dự phòng 5%

- Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): tỷ lệ trích lập dự phòng 20% - Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): tỷ lệ trích lập dự phòng 50%

- Nợ có khả năng mất vốn ( Nhóm 5): tỷ lệ trích lập dự phòng 100% Bên cạnh đó, tất cả các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng chung với tỷ lệ là: 0.75%/giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Yếu tố định tính gồm rất nhiều tiêu chí để làm căn cứ xem xét, bao gồm các tiêu chí về quá khứ (lịch sử), hiện tại và tương lai (triển vọng) của khách hàng. Do đó, muốn phân loại chính xác nhóm nợ phải căn cứ nhiều vào các tiêu chí về định tính. Nhưng cơ sở để xác định các yếu tố định tính rất phức tạp có tính nhạy cảm cao, các TCTD thường gặp khó khăn trong việc “lượng hóa các yếu tố định tính” để có cơ sở phân loại nợ chính xác. Vì vậy các TCTD cần phải có hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ để khắc phục khó khăn này. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách phân loại nợ trong phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn

chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max{0,(A – C) } x r

R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản đảm bảo r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Trong trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi được ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro tín dụng.

Tóm lại, trong các chỉ tiêu nói trên thì chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng.

Trong điều kiện dữ liệu cho phép, đề tài thực hiện đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ; nợ nhóm 2/tổng dư nợ và số trích dự phòng rủi ro/tổng dư nợ.

f. Hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Hiệu quả từ hoạt động CVTD là khả năng sinh lời từ hoạt động CVTD. Trong điều kiện hạch toán hiện nay có thể sử dụng chỉ tiêu Chênh lệch lãi suất bình quân = Lãi suất bình quân đầu ra (cho vay tiêu dùng) - Lãi suất bình quân đầu vào (huy động vốn) để đánh giá hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 33 - 38)