Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 46 - 53)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

2.1.2. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc

triển Bắc ĐăkLăk

a. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Đắk Lắk, tiền thân là Chi nhánh cấp 2 Krông Buk trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đắk Lắk, được thành lập theo quyết định số 643/QĐ-NHĐT ngày 24/02/1991, địa bàn hoạt động chủ yếu là các huyện thuộc hướng Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk. Khi quy mô hoạt động của Chi nhánh được mở rộng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quyết định chuyển đổi thành chi nhánh cấp 1 từ ngày 01/10/2006 theo quyết định số 311/QĐ-HĐQT ngày

19/09/2006 và sau đó được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Đắk Lắk theo quyết định số 63/QĐ-HĐQT ngày 31/01/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2012 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc ĐăkLăk sau khi BIDV cổ phần hóa.

Kể từ khi chính thức được thành lập đến nay, Chi nhánh Bắc Đắk Lắk không ngừng phát triển, cơ sở vật chất, nhân sự, quy mô hoạt động,… luôn được đầu tư và mở rộng. Hiện tại Chi nhánh đóng tại trung tâm Thị xã Buôn Hồ, trên tuyến quốc lộ 14, cách thành phố Buôn Ma Thuột 40Km về hướng Tây. Đây là vị trí hết sức thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh.

b. Chức năng, nhiệm vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của BIDV Bắc ĐăkLăk là tập trung hoàn thành các mục tiêu theo lộ trình của đề án tái cơ cấu dưới sự chỉ đạo của BIDV, tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, lấy an toàn, chất lượng, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn và kiểm soát được rủi ro. Chuyển đổi cơ cấu và phạm vi hoạt động theo hướng nâng cao tỷ trọng cho vay khu vực dân doanh, cho vay có tài sản đảm bảo, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đặc biệt là nguồn huy động từ dân cư, nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, xử lý các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng, trích đủ dự phòng rủi ro và kiểm soát được rủi ro trong giới hạn.

Là một trong các chi nhánh của BIDV, BIDV Bắc ĐăkLăk đã và đang thực hiện tất cả các nghiệp vụ của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, cụ thể: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các cá nhân, tổ chức kinh tế dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, phát hành các loại giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác) theo quy định của BIDV; cho

vay thương mại, vay tiêu dùng, vay đồng tài trợ, vay thấu chi; bảo lãnh và tái bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các loại hình bảo lãnh khác theo quy định hiện hành; các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước với các sản phẩm đa dạng, có tính cạnh tranh cao; và nhiều dịch vụ khác như đầu tư tiền gửi tự động, trả lương qua thẻ; thu tiền đại lý, thanh toán hóa đơn, mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn,..., dịch vụ thẻ ATM, Visa, Banknet, BSMS, VnTopup, Direct Banking, Bank plus, đại lý Western Union, chi trả kiều hối,….

c. Bộ máy quản lý

i) Sơ đồ bộ máy tổ chức:

Biểu đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức

Ghi chú: Chỉ đạo Phối hợp P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.QUẢN LÝ RỦI RO P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN BAN LÃNH ĐẠO Các Hội đồng: - Hội đồng Tín dụng cơ sở; - Hội đồng Thi đua KT; - Hội đồng lương; - Hội đồng xử lý nợ... P.KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P.QUẢN TRỊ TÍN DỤNG TỔ QUẢN LÝ VÀ DỊCH VỤ KHO QUỸ P.GIAO DỊCH PƠNG ĐRANG P.GIAO DỊCH EA H’LEO Bộ phận Điện toán P.KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P.TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH P.GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG

Về cơ cấu tổ chức, giám đốc chi nhánh là người đứng đầu tại chi nhánh, chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý hoạt động của chi nhánh, là người chịu trách nhiệm báo cáo lại toàn bộ tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như đưa ra những kiến nghị với Tổng Giám đốc những việc cần thay đổi về bố trí nhân sự, điều hòa vốn ... nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, Chi nhánh có 02 phó giám đốc phụ trách giúp việc cho Giám đốc điều hành công việc hàng ngày của chi nhánh.

ii) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

+ Khối quản lý Khách hàng: gồm Phòng khách hàng cá nhân và Phòng khách hàng Doanh nghiệp

Phòng Khách hàng thực hiện các công việc chính sau: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đối với tất cả các Khách hàng (cả Doanh nghiệp và cá nhân), cụ thể:

* Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ Khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, triển khai các sản phẩm hiện có phù hợp với điều kiện cụ thể của Chi nhánh và theo hướng dẫn của BIDV. Phối hợp với các phòng liên quan, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh cách giải quyết nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và bán được nhiều sản phẩm. Phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ,…

* Công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng: thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khỏan vay; Đối chiếu với các điều kiện tín dụng; Đánh giá tài sản đảm bảo; phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro rà soát, thẩm định rủi ro theo đúng quy trình cấp tín dụng của BIDV. Phát hiện kịp thời các khỏan cho vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.

+ Khối Quản lý rủi ro: Gồm phòng quản lý rủi ro

Công tác quản lý tín dụng, công tác quản lý rủi ro tín dụng, công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ Chi nhánh.

+ Khối tác nghiệp: Gồm phòng Giao dịch khách hàng, phòng Quản trị tín dụng và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

* Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khỏan và thực hiện giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tại quày giao dịch như mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh tóan, chuyển tiền, thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt, thu nợ, thu lãi các khỏan vay,... Tiếp thu, cải tiến phong cách phục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

* Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh. Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân lọai nợ của Phòng Khách hàng theo đúng quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định. * Tổ quản lý và dịch vụ Kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về quản lý kho tiền tệ và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá,...). Thực hiện thu chi lưu động đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân, có nhu cầu theo lệnh của Giám đốc.

+ Khối quản lý nội bộ: Gồm các phòng Tài chính Kế toán, Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng tổ chức hành chính.

* Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ các chứng từ hằng ngày tại các bộ phận giao dịch khách hàng của Chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của Chi nhánh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo.

* Phòng Kế hoạch tổng hợp:

Trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn của Chi nhánh. Tính toán giá vốn, chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng liên quan. Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc về tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, giá mua, bán vốn của Chi nhánh.

* Phòng tổ chức hành chính:

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động. Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật,...). Thực hiện công tác hậu cần cho Chi nhánh. Trực tiếp mua sắm, quản lý, bảo quản tài sản của Chi nhánh về mặt hiện vật, phối hợp với phòng tài chính kế tóan trong việc quản lý tài sản, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định.

+ Khối trực thuộc: Phòng giao dịch Ea H’leo, Phòng giao dịch Pơng Đrang và Phòng giao dịch KrôngNăng

Với mục tiêu mở rộng mạng lưới hoạt động, Chi nhánh thành lập 03 phòng giao dịch có chức năng tương tự như một một Chi nhánh thu nhỏ với

đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một Ngân hàng thương mại trong phạm vi ủy quyền của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Đăk Lăk.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đăk lăk (Trang 46 - 53)