8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
1.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài
Đây là nhóm nhân tố mà bản thân Ngân hàng không kiểm soát được, nó gồm có các nhân tố sau: Môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môi trường xã hội và các chính sách của Nhà nước.
a. Môi trường kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Nó có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động
CVTD hoặc ngược lại. Môi trường kinh tế bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế; Thu nhập bình quân trên đầu người; Tỷ lệ xuất - nhập khẩu; Tỷ lệ lạm phát…
Chúng ta đã biết, nhu cầu CVTD hàng hoá, dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào tình trạng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ. Vì vậy, hoạt động CVTD của ngân hàng trong giai đoạn này sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ giảm, do lúc này người dân có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng.
b. Môi trường pháp lý
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình, việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân của họ, song phải trong khuôn khổ mà pháp luật của quốc gia đó cho phép. Vì vậy, các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũng nằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, nó cũng phải tuân theo những qui định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các qui định khác. Nếu những qui định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không kịp thời và còn nhiều kẽ hở thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho NHTM.
Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật qui định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và kịp thời thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra khi ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình.
c. Môi trường văn hoá- xã hội
Nhân tố này gồm có: Tập quán; trình độ dân trí; lối sống; thói quen… nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của khách hàng. Và do vậy, nó cũng ảnh
hưởng đến hoạt động CVTD và các hoạt động khác của ngân hàng. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng có áp dụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độ dân trí thấp, kiến thức về ngân hàng hầu như không có; nhu cầu mua sắm, tiêu dùng không cao thì dịch vụ CVTD và các hoạt động khác của ngân hàng rất chậm phát triển. Nhưng cũng chính ngân hàng này nếu được xây dựng trong khu vực có trình độ dân trí cao, thu nhập đầu người của dân cư lớn, nhu cầu mua sắm chi tiêu lớn, họ hiểu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ của ngân hàng thì không chỉ dịch vụ CVTD mà cả các dịch vụ khác của ngân hàng cũng sẽ phát triển.
d. Chủ trương chính sách của Nhà nước
Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thường có thời gian thực hiện tương đối dài. Các chính sách này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến CVTD. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế và tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư (sự giản đơn về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…). Tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế -xã hội; GDP sẽ tăng; tỷ lệ thất ngiệp giảm; mức thu nhập của người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Cùng với nó là các chính sách về thuế thu nhập; thuế về hàng hoá, dịch vụ; các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xoá đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Những yếu tố như thế đều có tác động về trước mắt và lâu dài đến cầu tiêu dùng của người dân. Do đó, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động CVTD của các NHTM .