Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố kinh tế

a.Tốc độ tăng trưởng

Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn đến sức mua(cầu) các loại hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào những địa phương này. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ phản ánh mồi trường đầu tư thuận lợi hay khó khăn.

b. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hay thấp. Cơ cấu kinh tế của địa phương hay khu vực có tỷ lệ hợp lý sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh, Bởi vì với một nền kinh tế phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư như quản lý vĩ mô, sự liên kết ngành, chất lượng cung cấp dịch vụ giữa các ngành,… sẽ thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư.

c. Cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng vật chất – kỹ thuật là tổng thể các ngành và công trình kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống dân cư. Hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, đồng

bộ không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, giảm giá thành sản phẩm, mà còn han chế được các rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận đầu tư luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết đinh và triển khai thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe - nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật…v.v.) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. Càng tạo cho các chủ đầu tư có sự an tâm về sở hữu và quyền chủ động định đoạt sử dụng mua bán đất đai, bất động sản mà họ có được bằng nguồn vốn đầu tư của mình như một đối tượng kinh doanh thì họ càng mở rộng hầu bao đầu tư lớn và lâu dài hơn vào các dự án trên lãnh thổ và địa phương tiếp nhận đầu tư.

Do đó, trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nơi tiếp nhận đầu tư còn có độ hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư trên thế giới hiện nay.

1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC

1.4.1. Việt Nam

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 đến ngày 31/12/2003 cả nước đã thu hút được

5.441 dự án FDI, với số vốn đầu tư 45,7 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong từng giai đoạn đã rất đáng kể.

- Những nguyên nhân đã làm tăng FDI vào Việt Nam là do:

+ Việc khẩn trương nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài nói riêng và pháp luật kinh tế nói chung, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Việc điều chỉnh giảm giá, phí hàng hoá, dịch vụ; trước hết là xoá bỏ chính sách hai giá đối với giá điện, cước viễn thông, cước vận tải... tạo mặt bằng giá thống nhất cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; có những qui định rõ ràng hơn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng.

+ Có các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, chế biến nông sản, thuỷ sản, đầu tư vào các địa bàn có điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khó khăn để làm tăng tính hấp dẫn đối với các dự án mới.

+ Xây dựng hệ thống chính sách thuế hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất phụ tùng, linh kiện, tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm cơ khí, điện tử.

+ Việc phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương được cải thiện một cách nhanh chóng làm đơn gian hoá thủ tục hành chính cũng như thủ tục đầu tư để tạo thuận lợi cho các nhà ĐTNN và các nhà đầu tư trong nước, điều quan trọng hơn nữa là để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.

- Một số tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thứ nhất: Quá tập trung vào các ngành chế biến lương thực - thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát, các ngành sản xuất tiêu dùng, chưa có sự đầu tư thích đáng vào ngành sản xuất tư liệu sản xuất, chỉ đầu tư lắp ráp cơ khí điện tử.

Thứ hai: Chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng. Đáng lẽ cần phải tăng cường nội địa hoá thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì

lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các nước khác.

Thứ ba: Việt Nam không có chính sách chuyển giao công nghệ như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc…

Thứ tư: Chính sách giá chưa hợp lý, chi phí đầu tư vào Việt Nam còn quá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, làm nản lòng các nhà đầu tư.

Thứ năm: Chi phí cho đất đai ngày càng tăng. Từ 1996 trở lại đây thị trường kinh doanh đất sôi động. Đất đai ngày càng giá cao. Giá đất lớn, đền bù lớn, giá san lấp mặt bằng lớn. Giá cả đất đai của thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất Tp. Hồ Chí Minh gấp 4-6 lần Trung Quốc, 6 lần so với Thái Lan. Tình hình này ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thứ sáu: Ngoài ra quan điểm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói Chính phủ Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho thu hút FDI của Việt Nam giảm.

1.4.2. Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia thuộc Châu Á, trong hơn 2 thập kỷ qua đã thành công về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI vào Trung Quốc tăng, từ hơn 40 tỷ USD (năm 2000) lên 63 tỷ USD (năm 2010) và 80 tỷ USD (năm 2015).

- Những nguyên nhân làm tăng FDI vào Trung Quốc là do:

+ Có một thị trường rộng lớn, đặc biệt quy mô thị trường có tầm quan trọng đối với FDI từ Mỹ và Châu Âu.

+ Có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từ Hồng Công và Đài Loan.

+ Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực.

+ Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùng khác ở Trung Quốc là các khu kinh tế mở. Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và cho phép đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà nước.

Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc có vai trò tích cực (50% FDI vào Trung Quốc là từ Hông Kông, Đài Loan và Singapore, những nơi có nhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng có lợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng). Đồng thời, yếu tố cơ cấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng.

- Những tồn tại và khó khăn:

+ Sự tập trung vốn của FDI ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước và vùng lãnh thổ khác. Chẳng hạn, FDI chảy vào 3 ngành công nghiệp hàng đầu của Hông Kông và Đài Loan là 86%, Indonesia là 79% và của Malaysia là 75% , còn Trung Quốc chỉ chiếm 47% FDI.

+ FDI có mặt ở nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo, nhưng phân bố không đều (các tỉnh miền Tây chỉ thu hút được 3%, các tỉnh miền Trung 9%, trong khi đó các vùng Duyên hải thu hút tới gần 88% các dòng vốn FDI, đã tạo ra chênh lệch phát triển giữa các vùng.

+ Chính sách thuế của Trung Quốc rất phức tạp và còn nhiều bất cập, hiện đang khắc phục dần. Từ năm 2005 đến cuối năm 2012, khả năng mang

lại lợi nhuận trước thuế trung bình của các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc là 15%; riêng với các doanh nghiệp FDI từ Mỹ trong những năm 2014 hoặc nửa cuối những năm 2013 là khoảng 24%, tương đương với khả năng mang lại lợi nhuận của doanh nghiệp FDI từ Mỹ vào các nước như: Argentina, Brazil, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.

1.4.3. Malaysia

Là một nước có tốc độ phát triển cao nhất thế giới từ năm 1988-1991, sự phát triển tăng 9% trong mỗi năm đứng thứ 5 trong 135 nước đang phát triển và dự kiến đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp phát triển. Một trong những yếu tố quan trọng đưa Malaysia lên vị trí như ngày nay là do có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Khuyến khích các loại hình đầu tư từ hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài đến liên doanh.

- Chính phủ không quy định mức lương tối thiểu của người lao động, áp dụng thuế điều tiết thu nhập để hạn chế thuê mượn nhân công và nhà quản lý nước ngoài.

- Chính sách và thủ tục ưu đãi đầu tư nước ngoài là rõ ràng, nhất quán, ổn định.

- Chính phủ chủ trương chỉ bán đất cho nước ngoài ở những vùng sâu, vùng xa kém phát triển cơ sở hạ tầng, còn những vùng trung tâm, những vùng đã đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng chỉ chủ trương cho thuê.

Kinh nghiệm của Malaysia để tăng nhanh tốc độ đầu tư nước ngoài là: + Có cơ sở hạ tầng hại đại.

+ Có chính sách khuyến khích xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng một hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tốc.

+ Hệ thống giáo dục vững mạnh, khuyến khích đào tạo và nâng cao tay nghề.

Tóm lại, có thể rút ra kinh nghiệm từ hoạt động thu hút FDI của một số nước như sau:

- Giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội - chính trị là yếu tố cơ bản, tạo yên tâm cho nhà đầu tư.

- Có hệ thống pháp lý rõ ràng, minh bạch và đầu đủ.

- Có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại.

- Xây dựng được các QH, KH phát triển dài hạn, trung và ngắn hạn với các mục tiêu rõ ràng, phù hợp, từ đó tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạch định chính sách kinh doanh của mình.

- Có chính sách khuyến khích cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đồng thời phát huy tốt nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước vươn lên cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên viên và công nhân để đáp ứng các hoạt động của đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những thành công trong lĩnh vực thu hút vốn FDI của một số nước Châu Á, cũng có nhiều bài học thất bại, vấp váp trong hoạt động FDI, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước khu vực Đông Nam Á cũng là một dẫn chứng sinh động cho chúng ta trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn FDI đó là:

- Phải xây dựng cơ cấu kinh tế đầu tư hợp lý cho nền kinh tế. Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ và có chính sách quản lý vĩ mô điều tiết kịp thời các nguồn vốn đầu tư quốc tế cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong quá các chính sách vĩ mô để hướng dẫn, lái các luồng vốn đầu tư nước ngoài theo các định hướng phát triển kinh tế của đất nước, tránh tập trung quá cao vào

một số ngành kinh tế dinh lợi lớn, thu hồi vốn nhanh như khách sạn, nhà hàng, kinh doanh bất động sản (dẫn đến đổ vỡ như Thái Lan vừa qua).

- Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài, song phải đảm bảo nguyên tắc dựa trên cơ sở phát huy nội lực là chính, nếu nền kinh tế tăng trưởng chỉ dựa chủ yếu bằng vay nợ nước ngoài hoặc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn mất cân đối của nền kinh tế.

- Xây dựng chính sách tài chính, hệ thống ngân hàng đủ mạnh, đủ hiệu lực quản lý để vừa quản lý và phục vụ tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ

TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO THỜI GIAN QUA

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Champasak là một tỉnh lớn nằm ở vị trí trọng yếu trên điểm giao của hành lang Đông – Tây, giáp biên giới với Thái Lan với chiều dài 233 km và Campuchia với chiều dài 135 km; Sông Mekong và Se Don chảy qua. Các tỉnh lân cận với Champasak về phía bắc là Salavan, Xekong và Attapư và các tỉnh của Campuchia về phía nam là Stung Treng và Preah Vihear, tỉnh của Thái Lan về phía tây là Ubon Ratchathani, cách thủ đô Vieng Chăn trên 650 km. Chính lợi thế địa lý này đã tạo cho Champasak một vị trí chiến lược về kinh tế, là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Diện tích toàn tỉnh của Champasak là 15.410 km2

, có thủ phủ là Pakse và 10 huyện (Bachiangchaleunsook, Champasak, Khong, Moonlapamok, Pakse, Paksong, Pathoomphone, Phonthong, Sanasomboon, Sukhuma) được chia thành 644 làng có 121.703 hộ gia đình.

b. Đất đai

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh năm 2015 là 1.541.000 ha, có tất cả 8 nhóm đất bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ven sông, đất công nghiệp, đất giao thông, đất lĩnh vực văn hóa xã hội, đất quốc phòng-an ninh và đất ở, được thể hiện qua bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1 : Các loại đất của tỉnh Champasak năm 2015

Tên đất Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)

1. Đất nông nghiệp 716.565 46,5

2. Đất lâm nghiệp 295.872 19,2

3. Đất ven sông 115.575 7,5

4. Đất công nghiệp 4.623 0,3

5. Đất giao thông 13.869 0,9

6. Đất lĩnh vực văn hóa-xã hội 103.247 6,7 7. Đất quốc phòng – an ninh 63.181 4,1

8. Đất ở 228.068 14,8

Tổng cộng 1.541.000 100

(Nguồn: Sở Tài nguyên, môi trường tỉnh Champasak, 2016)

Bảng trên cho thấy, Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhiều nhất với 716.565 ha, chiếm tỷ lệ 46,5% tổng diện tích; đất lâm nghiệp có 295.872 ha, chiếm 19,2% tổng diện tích; đất ở có 228.068 ha, chiếm 14,8% tổng diện tích; đất ven sông có 115.575 ha, chiếm 7,5% tổng diện tích; đất lĩnh vực văn hóa-xã hội có 103.247 ha, chiếm 6,7% tổng diện tích; đất quốc phòng-an ninh có 63.181 ha,chiếm 4,1% tổng diện tích; đất giao thông có 13.869 ha, chiếm 0,9% tổng diện tích và đất công nghiệp có 4.623 ha, chiếm 0,3% tổng diện tích.

c. Khí hậu thời tiết

Tỉnh Champasak là một trong số ít địa phương có điều kiện thuận lợi cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)