6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 10.9%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp tăng 2. 87%, công nghiệp tăng 15.23% và khu vực dịch vụ tăng 15.72%. GDP trên đầu người đã cải thiện năm 2001 đạt 324 USD/người/năm đến năm 2010 tăng lên 1,097 USD/người/năm và năm 2015 tăng lên 2,061 USD/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh từ năm 2011 đến năm 2015 được thể hiện tại biểu đồ 2.1 dưới đây:
Hình 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế theo GDP của tỉnh Champasak giai đoạn 2011-2015 10.1% 10.6% 10.9% 11.3% 11.7% 9.0% 9.5% 10.0% 10.5% 11.0% 11.5% 12.0% 2011 2012 2013 2014 2015
Qua hình trên, cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh đã dần tăng hàng năm từ 10.1% năm 2011 lên 10.6% năm 2012, từ 10.6% năm 2012 lên 10.9% năm 2013, đến năm 2014 đã tăng lên 11.3% và đến năm 2015 lên 11.7%; tính bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 10.9%.
b. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Champasak có sự chuyển biến theo xu hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp có tỷ lệ giảm xuống dần qua các năm, các ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ lệ tăng nhưng còn chậm. Cơ cấu kinh tế được thể hiện tại bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4 Cơ cấu kinh tế tỉnh Champasak giai đoạn 2011-2015
(Đơn vị: % )
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100
-Nông , lâm nghiệp 36 34,7 33 29,5 27,1
- Công nghiệp 30 31,1 31 33,2 34,18
- Dịch vụ
34 34,2 36 37,3 38,72
(Nguồn:Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak, 2016)
Qua bảng trên, cho thấy cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp đã dần giảm từ 36% năm 2011 xuống còn 34,7% trong năm 2012 và đến năm 2015 giảm xuống còn 27,1%, ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần từ 30% năm 2011 lên 31,1% trong năm 2012 và đến năm 2015 tăng lên 34,18%, ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng dần từ 34% năm 2011 lên 34,2% trong năm 2012 và đến năm 2015 đã tăng lên tới 38,72%.
c. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường bộ: Toàn tỉnh có 1 tuyến Quốc lộ có tổng chiều dài 4.216 km nối tỉnh Champasak với các tỉnh lân cận đi lại rất thuận tiện, hiện nay đã có 639 làng chiếm 97% tổng số làng toàn tỉnh là có đường bộ đi lại được cả 2 mùa (mùa khô và mùa mưa). Mạng lưới quốc lộ 13 Nam của tỉnh Champasak, đóng vai trò đặc biệt rất quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ thương mại quốc tế, đầu tư và du lịch giữa các tỉnh Đông bắc Cambodia, Nam Thái lan. Nhìn chung, mạng lưới giao thông ở tỉnh về cơ bản đã hình thành, tuy nhiên chất lượng đường thấp so với tiêu chuẩn của từng cấp đường và so với nhu cầu lưu thông thuận lợi bằng xe cơ giới nhưng có thể nói hệ thống giao thông đường bộ trên địa bản tỉnh Champasak phân bố đều khắp là một thuận lợi lớn trong việc nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ trong tương lai.
Hệ thống thông tin và truyền thông: viễn thông cùng với việc đầu tư phát triển mạng viễn thông ở khu vực thành phố, thị trấn các huyện, các doanh nghiệp viễn thông đã đầu tư xây dựng các nhà trạm lắp đặt tổng đài, truyền dẫn, phát triển dịch vụ cung cấp nhu cầu thông tin vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khắp 10 huyện thành, từ trung tâm các huyện có thể liên lạc tới tất cả các vùng trong nước và quốc tế, đã có 80% số xã được phủ sóng truyền thanh, 90% được phủ sóng truyền hình. Toàn tỉnh có tất cả 10 văn phòng bưu điện và đã đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Hệ thống điện: tỉnh đang sử dụng lưới điện quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất cho xã phường và thị trấn, toàn tỉnh đã có điện để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt chiếm 95% của hộ gia đình toàn tỉnh. Hiện nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang thực dự án xây dựng thủy điện cấp Trung ương và cấp tỉnh có tất cả 25 dự án trong đó cấp
Trung ương 10 dự án gồm: dự án xây dưng thủy điện Xê Piên – Huay Chod với công suất thiết kế 2.330 MW, dự án xây dựng thủy điện Xê Piên- Xê Nam Noi với công suất thiết kế 410 MW và v..v; cấp tỉnh 15 dự án gồm: dự án xây dưng thủy điện Xê Ka Tam 1 – Xê Nam Noi 2 với công suất thiết kế 15 MW, dự án xây dưng thủy điện Huay Yoi – Huay khod với công suất thiết kế 15 MW và v..v
Thủy lợi: hiện nay, tỉnh có 137 công trình thủy điện để đáp ứng nhu cầu nước tưới tiêu, có hơn 501.596 ha diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu, đạt trên 70% diện tích đất nông nghiệp và có 25.000 ha đất triền giồng được kiên cố hóa kênh mương, mở rộng hàng ngàn ha thâm canh tăng vụ. Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được quan tâm và có sự chuyển biến đáng kể nhất là ở các công trình do công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý.