Điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh

a. Điểm mạnh

Tỉnh Champasak là một trong những các tỉnh đặt tại miền Nam của đất nước, có vị trí địa lý rất quan trọng so với tất cả các tỉnh trong toàn Quốc và các nước dưới sông Mê Kông. Thế mạnh đặc biệt của tỉnh là nguồn tài nguyên thiên nhiên như: các mỏ khoáng sản, cây rừng, nguồn nước và đồng bằng rất rộng lớn.

Với vị trí địa lý thuận lợi là tỉnh lớn nhất của miền Nam, là tỉnh nằm cận kề với 2 nước: Campuchia và Thái Lan, là tỉnh nằm tại con đường đi ra đường biển của khu vực. Vì vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh tương đối phát triển và đầy đủ như: hệ thống giao thông vận tải, sân bay quốc tế, hệ thống về dịch vụ ngân hàng, bưu điện…v.v.

Champasak còn được xác định là một trong những trọng điểm về du lịch của cả nước với nhiều danh lam thắng cảnh, tỉnh có một di sản văn hóa thế giới là Chùa Watphou và còn có nhiều di tích lịch sử và những thác nước đẹp như: tháp Nang ing, chùa Salao, chùa Luang, thác Nhương, thác Fan, thác Phaxuam và đặc biệt tỉnh Champasak có một thác nước lớn nhất của Lào nằm ở phía nam cực của huyện Không có biên giới giáp với Campuchia là thác Khonephapheng,… Trong hàng năm, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan nhiều đã dần tăng lên làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tương đối nhảy vọt.

b. Điểm yếu

Đi cùng với điểm mạnh như đã nêu trên, tỉnh còn có những điểm yếu và hạn chế như sau:

+ Việc cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư chưa đa dạng phong phú và hoàn chỉnh, chưa có sự phối hợp chặt chữ giữa các đơn vị nên thông tin nhiều khi không đầy đủ theo như các nhà đầu tư mong muốn.

+ Việc đón tiếp các nhà đầu tư mới đến còn bị động, chưa được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và vẹn toàn nên không thu được nhiều tín hiệu tốt từ các nhà đầu tư sau khi họ đến Champasak để có được cơ hội đầu tư.

+ Cơ sở hạ tầng tại tỉnh phát triển với tốc độ chậm trễ, làm cho chi phí kinh doanh của các nhà đầu tư tăng lên rất nhiều, đồng thời làm ảnh hưởng đến hoạt động và kế hoạch kinh doanh của các nhà đầu tư.

+ Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu kém, nhất là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và chuyên gia về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, FDI và ODA.

+ Thị trường còn nhỏ và chi phí vận chuyển còn rất cao.

+ Cơ chế và chính sách thu hút đối với đầu tư trong nước và nước ngoài chưa thật sự thông thoáng và nhanh nhạy so với các địa phương trong khu vực và cả nước.

3.1.3 Các mục tiêu chiến lƣợc và định hƣớng chính nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Champasak

Tỉnh Champasak đã đề ra những mục tiêu chiến lược phù hợp nhất để phát huy được những lợi thế so sánh của mình và có thể thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới như sau:

a. Mục tiêu chiến lược của tỉnh những năm đến

Đảm bảo cho xã hội có được sự bình yên, sự an toàn dứt khoát tốt hơn, kinh tế phát triển một cách liên tiếp, tính đến năm 2020 phải xoá đói giảm nghèo cho nhân dân hết về cơ bản, phấn đấu sản xuất những hàng hóa mà đã được phân phối rộng rãi trên thị trường như: gạo, lương thực, thực phẩm, thực vật công nghiệp…; chấm dứt việc phá rừng để làm nương, đẩy mạnh thu hoạch ngân sách Nhà nước cho đạt tới 11 - 13% của tổng sản phẩm quốc nội

(GDP), xúc tiến cho các nhà kinh doanh và các nhà đầu tư khác đến đầu tư vào trong lĩnh vực sản xuất và hoạt động kinh doanh cho càng ngày càng tăng,

chủ yếu cải thiện các doanh nghiệp và các doanh nghiệp liên doanh của nhân dân cho ngày càng vững chắc từng bước. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, giữ vững sức khỏe, khuyến khích và tăng cường các trường dạy nghề cho có được cả số lượng và chất lượng để phát triển các ngành nghề đáp ứng một cách đầy đủ đối với nhu cầu xã hội. Tăng cường cải thiện hệ thống chính trị cho ngày càng vững chắc, chăm chú xây dựng nền tảng toàn bộ cho vững mạnh, cải thiện công việc giữ an ninh trật tự cho toàn xã hội, xây làng và nhóm làng phát triển cho ngày càng tăng.

Khuyến khích và tăng cường tấm lòng yêu nước, yêu độc lập và tự chủ, tự tạo sự mạnh mẽ, khai thác năng lực và phát huy được những lợi thế so sánh của mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích việc tham dự của mọi yếu tố kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp - lâm sản, công nghiệp và dịch vụ một cách đồng đều.

Phối hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các lĩnh vực trong toàn tỉnh làm cho có được sự thây đổi hợp lý và hòa hợp nhất. Tích cực thực hiện đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước, quan hệ hợp tác kinh tế với các nước, quảng cáo thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại tỉnh trong thời gian tới cho càng ngày càng tăng.

- Về kinh tế vĩ mô

+ Tổng sản phẩm quốc nội tăng lên 8%/năm, trong đó:

» Nông - lâm nghiệp tăng 2,3%/năm.

» Công nghiệp tăng 9,4%/năm.

+ GDP chia theo đầu người sẽ tăng khoảng 25.928.000 kíp hoặc tương đối với 3.241 USD trong năm 2020.

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế cho các ngành nông nghiệp - lâm sản, công nghiệp - thủ công và dịch vụ như sau:

» Tổng sản phẩm trong ngành nông, lâm nghiệp giảm xuống còn 21% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

» Tổng sản phẩm trong ngành công nghiệp tăng lên 36,1% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

» Về dịch vụ tăng lên 42,9% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). + Phấn đấu thu hoạch ngân sách Nhà nước cho tăng lên trong hàng năm khoảng 9-11% của GDP.

+ Chủ yếu giải quyết nợ nần đã có trong hiện tại một cách dứt khoát và không tạo thêm nợ.

+ Vận động việc đầu tư trong toàn xã hội cho đạt tới 32% của GDP, trong đó đầu tư nhà nước gồm khoảng 2-5% của GDP.

- Về xã hội và xoá đói giảm nghèo

+ Tính đến năm 2020, dự đoán về dân số toàn tỉnh sẽ tăng khoảng 1,3% của tổng dân số hiện tại bằng 739.110 người, nữ 363.188 người.

+ Làm cho tỷ lệ sử dụng nước sạch của nhân dân tăng tới 95%.

+ Cố gắng xoá đói giảm nghèo cho nhân dân về cơ bản

- Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế và xã hội

Tính đến năm 2020 các cơ cấu kinh tế phải có xu hướng tương đối tốt và đúng hướng như: sự đổi thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp - lâm sản đi cùng với công nghiệp chế biến và dịch vụ, làm cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng phát triển từng bước.

Có xu hướng giảm từ 27,1% năm 2015 giảm xuống chỉ còn 21% năm 2020. UBND tỉnh phải thật sự chú ý tập trung vào việc phát triển trong ngành này, phải khẩn trương trong việc chồng lúa, thực vật và chăn nuôi để trở thành hàng hóa mà có quan hệ với công nghiệp chế biến và dịch vụ mà dựa trên việc sử dụng công nghệ và chuyên nghiệp vào trong việc sản xuất.

+ Cơ cấu trong ngành công nghiệp

Cơ cấu trong ngành này sẽ có xu hướng tăng lên trong hàng năm như: từ năm 2015 là 34,18%, sẽ tăng lên 36,1% trong năm 2020. Phải dựa vào sự cải thiện và khuyến khích tăng cường các đơn vị sản xuất đã có và có thể tạo ra mới để có được những sản phẩm mới mẽ và có thể so sánh được. Đặc biệt là ngành dệt may, lắp ráp máy mọc, thiết bị công nghệ, chế biến thực phẩm và vật liệu xây dựng.

+ Cơ cấu về dịch vụ

Phải chú ý tập trung vào trong việc cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng trong ngành dịch vụ, cải thiện và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo cho ngành dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác. Theo dự đoán cơ cấu ngành này có xu hướng tăng từ 38,72% trong năm 2015 tăng lên 42,9% năm 2020.

+ Dự đoán về tỷ lệ lao động

Tính đến năm 2020 dân số toàn tỉnh sẽ tăng tới 739.110 người, những người trong tuổi lao động có khoảng 451.080 người gồm 60%, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp gồm 62%, lĩnh vực công nghiệp gồm 8,5% và dịch vụ là 29,5%. Dân số trong địa phương sẽ có tới 517.377 người và trong thị xã sẽ có tới 221.733 người.

b. Định hướng phát triển các ngành

- Phát triển theo lĩnh vực sản xuất

Phát triển trong ngành nông nghiệp và lâm sản: Tính đến năm 2020, phát triển trong ngành nông nghiệp - lâm sản phải tập trung vào trong việc sản

xuất nông nghiệp với hình thức thâm canh, canh tác phối hợp, tổ chức nhóm sản xuất, nhóm điều hành và sử dụng thủy lợi, việc phân rừng phân đất, việc xây dựng trung tâm đào tạo bồi dưỡng trong ngành nông nghiệp và lâm sản, việc phát triển mạng lưới sản xuất giống cây trồng, giống thực vật, sản xuất giống cá, tạo mạng lưới bác sĩ thú y, bảo vệ cây rừng và bảo vệ rừng cấm, đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông nghiệp đã có sẵn.

Phát triển trong ngành Công nghiệp và thủ công:

+ Công nghiệp chế biến: Thúc đẩy các nhà máy tại tỉnh hoạt động tốt hơn để phối hợp nguồn vốn mở rộng hơn việc sản xuất. Đi cùng với việc mở rộng sản xuất, tỉnh còn phải nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu dịch vụ, điều hành, bảo vệ nhanh chóng theo cơ chế thị trường để thu hút đầu tư nước ngoài cho càng ngày càng nhiều vào trong việc sản xuất kể cả việc sản xuất nguyên vật liệu và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

+ Công tác thủ công: Năm 5 tiếp theo, công tác thủ công phấn đấu khuyến khích mạnh mẽ. Trong đó, việc thủ công gia đình sẽ được chú ý phục hồi cho phát triển với hình thức giúp về nguồn vốn và thị trường như: xây dựng cho được một huyện một sản phẩm đặc trưng hoặc một huyện có được nhiều sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào khả năng và thế mạnh của mình.

+ Về công tác công nghiệp điện lực: Đối với tỉnh việc phát triển công nghiệp điện lực là việc nhập khẩu điện năng và việc phát triển mạng lưới điện khí cho nông thôn là chính. Riêng việc khám phá, ra mẫu hoặc xây dựng đập thủy điện tại tỉnh là chưa có, vì tại tỉnh không đủ điều kiện và không có thế mạnh về việc xây dựng đập thủy điện. Thời gian qua, đã có các công ty nước ngoài đến khám phá để xây dựng các công trình đập thủy điện nhưng lại bỏ đi vì tỉnh chưa đủ điều kiện cho các công trình lớn chỉ đủ điều kiện trong các công trình vừa và nhỏ.

Đối với dự án xây dựng và phát triển mạng lưới điện khí nông thôn, để tiếp tục thực hiện chiến lược đổi thành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của Chính phủ có hiệu quả cao, trong những năm tới tỉnh Champasak phải tiếp tục phát triển mạng lưới điện khí năng lượng vừa và nhỏ để phục vụ cho các quận, các huyện, chó các trung tâm thương mại, các khu kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp…

+ Về công tác Công nghiệp mỏ khoáng sản: Định hướng trong năm 5 tới, Công nghiệp khai thác mỏ khoáng sản sẽ tiếp tục phát triển trung bình trong bậc 8%/năm, đặc biệt là khai thác mỏ đá thạch cao mới, mỏ đồng mới và mỏ bốc xít, đó là điều sẽ làm cho nguồn vốn đầu tư trong ngành này tăng lên trong hàng năm.

- Phát triển theo lĩnh vực dịch vụ

Về giao thông vận tải, bưu điện và xây dựng

+ Về công tác giao thông: Tiếp tục bảo vệ và sửa chữa con đường chiến lược như: đường số 14A , ngoài ra còn có đường số 16C và số 13 Nam. Tính đến năm 2020, chiều dài của đường xã trong toàn tỉnh sẽ tăng 20%, đường nhựa tăng 30%, đường La-Tê-Lit hoặc là đường Át Phan tăng 20% và đường tự nhiên tăng 18%.

+ Về công tác vận tải: Trong những năm tiếp theo, tỉnh phải chú ý vào trong việc dịch vụ vận tải cả đường mặt, đường biển và đường hàng không, đặc biệt là tập trung chú ý vào trong việc cải thiện và điều hành sân bay Quốc tế tại tỉnh cho ngày càng được nâng cấp và mở rộng hơn.

Tiếp tục cải thiện và mở rộng việc vận tải hàng hóa và hành khách cả trong nước và nước ngoài để có thể đáp ứng được nhu cầu dịch vụ toàn xã hội cho ngày càng bước vào hệ thống quốc tế từng bước.

Tăng cường việc điều hành các doanh nghiệp có liên quan đến việc lưu thông hàng hóa, vận tải hàng hóa và hành khách, để thực hiện tốt theo quy

luật và luật pháp của Nhà nước đã đề ra. Chú ý tập trung vào trong việc điều hành khảo sát về việc sử dụng đường xã, vận động nhân dân tham gia trong công tác bảo vệ giữ an ninh trật tự theo mọi con đường trong toàn tỉnh.

+ Về công tác bưu điện và viễn thông: Lắp đặt hệ thống điện thoại cho ngày càng rộng rãi trong thị xã của tỉnh và các huyện khác trong toàn tỉnh. Khám phá và chuẩn bị cho việc mở rộng hệ thống điện thoại di động cho10 Huyện, cải thiện cơ chế công tác bưu điện cho ngày càng nhanh chóng và đảm bảo cho quan hệ trong cả nước và nước ngoài.

+ Về công tác phát triển thành phố: Tại mọi thị trấn trong toàn tỉnh chưa có được sự phát triển tương đối đồng đều, chỉ có riêng thị xã Pakse mới có được sự phát triển tương đối tốt. Trong những năm tới tỉnh đã có xu hướng mới về công tác phát triển thành phố, thị xã và thị trấn dựa theo vị trí địa lý của từng vùng và từng lĩnh vực khác nhau như:

» Thị xã Pakse, là thị xã lớn nhất và phát triển nhất so với các thị xã khác tại tỉnh. Trong những năm tới tỉnh sẽ tập trung phát triển thị xã này cho ngày càng trở thành một trong những trung tâm lớn về việc sản xuất và tiêu dùng; trung tâm thông tin dữ liệu, trung tâm giáo huấn và trung tâm đào tạo với nhiều cấp bậc khác nhau.

» Các thị trấn khác: là trở thành trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, trung tâm điều hành, thị trường và công nghiệp bậc địa phương.

» Các thị trấn theo vùng Núi: trở thành trung tâm dịch vụ cho các mỏ khoáng sản như: mỏ vàng, mỏ đồng… Ngoài ra, còn trở thành trung tâm phân phối hàng hóa và trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái.

» Các thị trấn ven bờ sông Mê Kông: trở thành trung tâm điều hành, thị trường và công nghiệp bậc địa phương. Các mọi Quận phải được cải thiện các tổ chức, tạo được sức mạnh về cơ sở Pháp luật và hệ thống điều hành thành phố.

Ngoài ra, phải tạo cho các thị xã và thị trấn của các quận và các huyện có được hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết như: đường xã, mạng lưới điện khí, nước máy… và chú ý cải thiện cơ sở hạ tầng giữa các quận các huyện với nhau.

Thương mại

+ Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích các yếu tố kinh tế làm vai trò dịch vụ - thương mại thắt chặt hai vết cho các gia đình nông dân ngày càng phổ biến. Tổ chức trao đổi mua - bán hàng hóa thích hợp với từng lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa trung tâm với nông thôn, giữa đồng bằng với núi non.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)