6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Các giải pháp khác
a. Đẩy mạnh việc đầu tư phát triển CSHT
Thực tế ở tỉnh Champasak trong thời gian qua đã cho chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm là có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu hút đầu tư ra nước ngoài kém. Trong đó có một nguyên nhân khá quan trọng đó là sự thấp kém của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là CSHT của khu công nghiệp và khu chế xuất.
Trong chính sách đầu tư phát triển CSHT, cần quan tâm đầu tư CSHT đối với khu công nghiệp một cách đồng bộ bao gồm cả hệ thống giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ ngân hàng, sinh hoạt nhà ở, chống ô nhiễm môi trường và vấn đề xử lý nước thải, chất thải.
b. Phối hợp với các tỉnh lân cận
Phối hợp với các tỉnh lân cận như tỉnh Savannakhet, tỉnh Salavăn, tỉnh Khăm Muân… để phát huy và tranh thủ tốt hơn các yếu tố về tài nguyên, thị trường, vị trí địa lý, tạo sức hấp dẫn chung trong khu vực và cho tỉnh Champasak.
c. Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích đầu tư, kết hợp giữa FDI với đầu tư trong nước, FDI với ODA và các nguồn viện trợ khác
Thuế là công cụ quan trọng có tác động lớn đến môi trường đầu tư. Do vậy tiếp tục cải thiện hệ thống thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế tiến đến áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thuế tác động đến lợi nhuận. Vì vậy, với việc ký kết hiệp định thương mại Lào - Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chọn phương án đầu tư sản xuất ngay tại Lào để xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ với thuế suất thấp.
Với việc miễn giảm tiền thuế đất và chính sách ưu đãi nhiều nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đã quan tâm đầu tư nhiều dự án hơn. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và huy động được thêm nhiều nguồn vốn để phát triển sản xuất và kinh doanh.
Thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đăng ký tại thị trường chứng khoán, tạo cho đầu tư trực tiếp nước ngoài có thêm nhiều hình thức mới và kênh mới để thu hút vốn. Thị trường chứng khoán sẽ tác động tích cực đến việc chuyển dịch nguồn vốn đã đầu tư ở các doanh nghiệp 100%, vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có liên doanh có điều kiện đổi mới cơ cấu vốn, đạt mục tiêu tối đa hoá hiệu quả đồng vốn.
Chúng ta cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đâu tư phát triển sản xuất, kết hợp tốt hơn giữa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài về ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ để tạo sự hấp dẫn và kết hợp được các nguồn lực cho phát triển kinh tế.
d. Chú trọng đào tạo cung ứng và phát triển nguồn nhân lực
- Trong hoạt động đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ và đào tạo công nhân lành nghề có vai trò đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để xử lý công việc hằng ngày liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần phải gấp rút đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác đầu tư nước ngoài có kỹ năng về xúc tiến đầu tư, về kiến thức luật pháp và ngoại ngữ. Nhất là nâng cao cho những cán bộ này về pháp luật và thông lệ quốc tế. Nắm bắt tình hình kinh tế thị trường thế giới, nghiên cứu tìm hiểu về đối tác để làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư, quản lý Nhà nước đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc chọn cán bộ phía Lào tham gia liên
doanh không những phải chọn những người có kiến thức và năng lực thực tế mà phải có tính hợp tác cao, bảo đảm được quyền lợi của phía Lào.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở LDTBXH, Ban quản lý các Khu Công nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề có kỹ thuật làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho phía nước ngoài trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng cán bộ và công nhân làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chúng ta cần xã hội hoá công tác này và có thể hỗ trợ các nhà đầu tư một khoản kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng công nhân nếu không ta sẽ mất dần tính hấp dẫn và cạnh tranh về lao động.
- Tỉnh cần sớm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
e. Tăng cường công tác quản lý các xí nghiệp có vốn FDI
Mặc dù hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng góp tích cực cho nền kinh tế tại tỉnh, doanh thu và xuất khẩu đều tăng qua các năm.
Nhưng về mặt hạn chế và chất lượng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số vấn đề cần được xem xét lại. Trong thực tế chúng ta chưa nắm sát được tình hình hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên việc đánh giá, quản lý còn hạn chế, một số đối tác nước ngoài muốn liên doanh với Lào để tạo dựng chỗ dựa ban đầu và lấy mục đích trước tiên là mở rộng thị trường nên họ tăng cường công tác quảng cáo, do vậy những năm đầu liên doanh liên tục bị lỗ. Mặt khác việc nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm đều do phía nước ngoài đảm nhận, giá cả do phía nước ngoài quyết định, phía Lào không kiểm soát được, nên lỗ thật hay lỗ giả phía Lào cũng không nắm được.
Vấn đề gây ô nhiễm môi trường cũng cần được chú ý để đảm bảo tính bền vững của dự án và không gây hậu quả xấu về môi trường. Thực tế vừa qua có xí nghiệp dể gây ô nhiễm kéo dài nhưng tỉnh xử lý chưa triệt để.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng và Nhà nước Lào khẳng định không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà còn phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài về vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việc thực hiện các mục tiêu cực kỳ quan trọng này.
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Champasak nƣớc CHDCND Lào trong thời gian tới” đã tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của quá trình thực hiện FDI trong thời gian qua. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn thực trạng, kết quả đạt được cũng như tồn tại về FDI đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Champasak, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp thu hút đầu tư chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI vào tỉnh Champasak trong thời gian tới. Kết quả nổi bật của đề tài thể hiện ở một số điểm cơ bản như sau:
1. Đề tài đã hệ thống hoá được các lý luận liên quan đến vấn đề đầu tư, dự án đầu tư, vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở hệ thống lý luận đó mà sử dụng để phân tích thực trạng vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Champasak thời gian qua.
2. Thông qua các tài liệu thu thập được, đề tài cũng đã khái quát hoá được những đặc điểm nổi bật nhất về thu hút đầu tư hiện nay của tỉnh Savannakhet. Ngoài ra, đề tài còn làm rõ được những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư. Trên cơ sở đó đã đưa ra
những giải pháp cần thiết để khắc phục nhằm thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
3. Đã xác định được những tiền đề cơ bản, những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế những chi phí xử lý chúng trong tương lại khi đưa ra những chính sách và giải pháp tiếp nhận phù hợp.
Kiến nghị
Như đã trình bày ở các phần trên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả, lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do bối hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh cao hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn khá mới mẽ, còn nhiều yếu kém bất cập. Do vậy, để thúc đẩy làm tốt hơn công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô, những quyết sách mạnh mẽ hơn ở cấp Trung ương và tỉnh.
Một số kiến nghị với Chính phủ như sau:
1. Với vị thế thuận lợi của tỉnh Champasak trong phát triển kinh tế (cửa ngỏ giao thông, tiềm năng du lịch, thương mai và dịch vụ lớn), đồng thời tỉnh Champasak cũng có vai trò quan trọng về vị trí quốc phòng. Do vây, Trung ương sớm có chủ trương rà soát lại các vị trí cơ sở quốc phong trên địa bàn Tỉnh, xác định rõ những cơ sở vị trí nào không cần thiết hoặc có thể sắp xếp được thì nên tạo điều kiện cho Tỉnh tận dụng tối đa các lợi thế này để phát triển kinh tế.
2. Chính phủ sớm xem xét cho phép Tỉnh Champasak xây dựng đặc khu kinh tế hoặc khu kinh tế mở để tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại dịch vụ, sớm xây dựng tỉnh Champasak trở thành trọng điểm kinh tế của Miền Nam.
3. Trung ương phân cấp cho chính quyền tỉnh được quyết định làm thử một số chính sách mới về áp dụng các hình thức đầu tư, da dạng hoá lĩnh vực đầu tư như cấp phép doanh nghiệp Nhà nước được huy động vốn cổ phần để tham gia các dự án kinh doanh, cho phép liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài được cổ phần hoá để huy động thêm vốn đầu tư, cho mở rộng việc xây dựng khu vui chơi, giải trí, thể thao… ở Tỉnh Champasak.
Do điều kiện thời gian tương đối ngắn, điều kiện nghiên cứu có hạn nên một số nội dung của đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát và những nguyên tắc chung, chưa có điều kiện để đi sâu vào nghiên cứu những giải pháp hoặc biện pháp chi tiết cụ thể hơn. Các nội dung đó tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, hoàn chỉnh thêm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Đỗ Đức Bình, PDS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[2] Bùi Văn Gàn (2013), Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh,
Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đà Nẵng. [3] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn (2005), Quản trị Marketing, NXB Giáo
dục, Đà Nẵng.
[4] Hoàng Hồng Hiệp (2005), Thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đà Nẵng.
[5] Hoàng Xuân Hải (2005), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[6] Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[7] Nguyễn Ngọc Mai (2006), Giáo trình kinh tế, NXB Thống kê.
[8] Bùi Huy Nhượng (2006), Một số biện pháp thức đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[9] Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[10] TS. Hà Thị Ngọc Oanh (2006), Kinh tế Đối ngoại, NXB Lao động - Xã hội, Hồ Chí Minh.
[11] Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[12] PGS. TS. Nguyễn Văn Trình (2006), Kinh tế Đối ngoại, NXB Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh.
[13] Trần Xuân Tùng (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[14] Nguyễn Xuân Thuỷ, ThS. Trần Việt Hoa, ThS. Nguyễn Việt Ánh (2005),
Quản trị dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.
[15] Trung tâm Thông tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.Hồ Chí Minh (2009): “Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) của các công ty đa quốc gia (TNCs: Trans National Companies) hiện nay”
[16] Ngô Quang Vinh (2003), Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng thời gian tới, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đà Nẵng.
[17] Lê Danh Vĩnh (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Lào:
[18] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 5 (2006 - 2010), Viêng Chăn.
[19] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Lào, Viêng Chăn.
[20] Sở Kế hoạch và Đầu tư (2016), Báo cáo tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào năm (2011 - 2016), Champasak.
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 20 năm (1995-2015),Champasak. [22] Vilayvong Butdakham (2010) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát
triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” . Luận văn tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [23] Tỉnh ủy Champasak (2016), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh
Champasak lần thứ VII (nhiệm kỳ 2011-2015)
[24] Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak (2016), Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Champasak (giai đoạn 2011-2015)
[25] Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak (2016), 20 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
[26] Văn phòng Ngân hàng thế giới tại Lào (2015), Tình hình kinh tế tại nước CHDCND Lào, Viêng Chăn.
Trên internet:
[27] Trang web http://www.google.com
[28] Trang web https://dautunuocngoai.gov.vn/ [29] Trang web www.mofahcm.gov.vn
[30] Trang web www.investdanang.gov.vn
[31] Trang web www.tradingeconomics.com/laos/foreign-direct-investment [32] Trang web www.investlaos.gov.la/index.php/resources/statistics
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THAM VẤN DOANH NGHIỆP
Kính thưa Quý Ông/Bà.
Tôi là Vilakone Thongkeo. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ “Giải pháp thu hút đầu từ trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Champasak, Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Tôi rất biết ơn nếu Quý Ông/Bà có thể hỗ trợ trả lời các câu hỏi sau đây. Mọi thông tin Quý Ông/Bà cung có ý nghĩa rất lớn giúp đề tài được thành công.
I/ Các thông tin về doanh nghiệp đầu tƣ FDI
1. Xin vui lòng cho biết nước xuất xứ Công ty của Quý ông/bà? ... 2. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty hiện nay là gì?
...
II/ Đánh giá của Quý Ông/Bà về môi trƣờng đầu tƣ tại Tỉnh Champasak.
Ông/Bà vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình với các phát biểu dưới đây về môi trường đầu tư tại Tỉnh Champasak theo mức đồng ý tăng dần từ (1) đến (5). Ông/Bà chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn vào số mà Ông/Bà chọn với các mức giá thị như sau:
(1) Hoàn toàn không đồng ý. (2) Không đồng ý.
(3) Bình thường. (4) Đồng ý.
(5) Hoàn toàn đồng ý.
TT Các phát biểu Mức độ lựa chọn
Môi trường chính trị - xã hội