7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động kiểm soát chi NSNN. Cải cách hành chính phải thể hiện tính ƣu điểm là: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật, nâng cao chất lƣợng phục vụ; hiệu lực; hiệu quả quản lý nhà nƣớc của cơ quan KBNN các cấp; quy trình giao dịch về nghiệp vụ đƣợc công khai minh bạch, giúp cho việc giao dịch của khách hàng thuận tiện, hiệu quả; góp phần làm rõ thẩm quyền trách nhiệm của KBNN trong giải quyết công việc liên quan đến giao dịch của khách hàng; giảm thiểu các thủ tục không đáng có gây phiền hà cho khách hàng; góp phần chống tệ nạn quan liêu, cửa quyền, trong cán bộ công chức.
- Sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011, của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các chủ dự án và phù hợp với quy định hiện hành nhƣ: Hiện Luật Đấu thầu số 43, Luật Xây dựng số 50 và Luật Đầu tƣ công đã có hiệu lực thi hành, do đó phải sửa đổi Thông tƣ số 86/2011/TT- BTC cho phù hợp với quy định hiện hành; nghiên cứu sửa đổi Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán
theo hƣớng giảm bớt các chỉ tiêu không cần thiết, gây khó khăn cho các đơn vị thực thi vì cơ chế giải ngân hiện là thanh toán theo hợp đồng thỏa thuận giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu; nghiên cứu gộp Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ với Giấy rút vốn đầu tƣ; …
- Rà soát, hệ thống lại toàn bộ các quy trình kiểm soát chi qua kho bạc (Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ trong nƣớc; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn ngoài nƣớc; quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ; quy trình kiểm soát chi nguồn vốn đầu tƣ ngân sách xã, phƣờng, thị trấn; …) bảo đảm sự thống nhất và phù hợp với quy định hiện hành, vì hiện các quy trình có nhiều nội dung quy định khác nhau (chẳng hạn cùng là thanh toán vốn đầu tƣ nhƣng một số mẫu biểu khi giải ngân nguồn vốn đầu tƣ thuộc ngân sách tỉnh và ngân sách xã lại khác nhau, dẫn tới một công trình mà đầu tƣ bằng hai nguồn vốn này sẽ gặp khó khăn trong thực hiện) và hiện hầu nhƣ các quy trình này chƣa cập nhật các quy định mới của Luật Đấu thầu số 43, Luật Xây dựng số 50 và Luật Đầu tƣ công số 49.
- Quy định mức thu hồi tạm ứng cụ thể, thống nhất. Bởi theo quy định, trƣờng hợp tạm ứng chƣa đủ tỷ lệ quy định trong hợp đồng thì chỉ cần nhà thầu có thanh toán hoàn ứng thì hiển nhiên năn sau nhà thầu vẫn đƣợc tiếp tục tạm ứng, nhƣng do số hoàn ứng cho năm trƣớc quá thấp mà năm sau vẫn đƣợc tạm ứng tiếp nên kéo theo số dƣ tạm ứng tồn đọng. Do vậy, Nhà nƣớc cần quy định cụ thể hơn về vấn đề này, nhất là việc tạm ứng tiếp vào kế hoạch năm sau. Có thể ràng buộc mức thu tạm ứng của năm trƣớc đạt tỷ lệ bao nhiêu % thì năm sau mới đƣợc tạm ứng tiếp và điều này phải thể hiện cụ thể trong hợp đồng. Mặt khác, việc thu hồi vốn tạm ứng đƣợc quy định bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên nhƣng không quy định cụ thể tỷ lệ tƣơng ứng phải thu hồi từng lần là bao nhiêu nên thực tế rất nhiều tỷ lệ thoả thuận khác nhau thể
hiện trong hợp đồng. Với quy định phải thu hồi hết khi khối lƣợng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng nhƣng do từng lần thu ứng giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu thoả thuận mức không tƣơng xứng nên kéo theo việc thu hồi tạm ứng chậm, kéo dài...Nên rất cần có quy định thống nhất và phù hợp để hạn chế thấp nhất số dƣ tạm ứng tồn đọng và đảm bảo thu hồi hết số dƣ tạm ứng khi khối lƣợng thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng