Kiến nghị với Kho bạc Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh đăk nông (Trang 90 - 91)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nƣớc

- Cần ban hành thống nhất Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB. Để đảm bảo nhất quán chỉ có duy nhất 1 quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cho các nguồn vốn, các cấp ngân sách đồng thời dễ tra cứu đối chiếu khi cần thiết và tiện ích cho khách hàng khi giao dịch đề nghị nên sữa đổi các quy trình theo hƣớng chỉ ban hành một quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ từ NSNN, trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ và xây dựng.

- Hoàn thiện mô hình phòng Kiểm soát chi NSNN với chức năng chính là kiểm soát thanh toán tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN, bao gồm: Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chi thƣờng xuyên. Mục đích của việc thành lập phòng Kiểm soát chi NSNN để chuyên môn hóa nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vào một bộ phận; phòng kế toán chỉ thực hiện chức năng chính là kế toán NSNN không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN nhƣ hiện nay.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tiên tiến, nâng cấp các chƣơng trình hỗ trợ công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB để đáp ứng hiện đại hoá công nghệ thông tin của KBNN. Cần nâng cấp chƣơng trình ĐTKB-LAN khi chế độ thay đổi một cách đồng bộ, và giảm bớt các quy trình nhập số liệu tránh mất thời gian và khi khai thác số liệu đƣợc hiệu quả hơn.

- Tăng cƣờng các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản. Liên kết, tích hợp, trao đổi thông tin giữa các ứng dụng CNTT giữa chƣơng trình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (ĐTKB-LAN) với chƣơng trình kế toán (TABMIS); Thúc đẩy xu hƣớng kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử: Kho bạc nhà nƣớc thực hiện kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu thanh toán điện tử tập trung với Ngân hàng nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại, thay thế cho phƣơng thức luân chuyển, trao đổi chứng từ giấy nhƣ hiện nay. Qua đó giảm thiểu đựơc thời gian và công sức nhập liệu, luân chuyển chứng từ của các đơn vị KBNN, đồng thời nâng cao tính chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả trong việc xử lý các lệnh thanh toán, góp phần đẩy mạnh thanh toán điện tử, giao dịch không dùng tiền mặt.

- Phát triển và cung cấp dịch vụ công điện tử: Thực hiện mục tiêu chung là xây dựng nền hành chính công phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp, KBNN tăng cƣờng nghiên cứu và triển khai các dịch vụ công điện tử. Từ đó tạo ra các kênh giao dịch và kênh thông tin trực tuyến giữa KBNN với các tổ chức, cá nhân có quan hệ với NSNN.

- Tăng cƣờng kết nối, tích hợp và trao đổi thông tin: Liên kết, tích hợp, trao đổi thông tin giữa các ứng dụng CNTT trong nội bộ KBNN, giữa KBNN với các đơn vị có liên quan sẽ đƣợc thực hiện thông qua một trục tích hợp ứng dụng của hệ thống KBNN từ đó đảm bảo cho quá trình liên kết các quy trình có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hình thành một chuỗi các quy trình nghiệp vụ đƣợc ứng dụng công nghệ thông tin một cách đầy đủ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh đăk nông (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)