Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò về cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 27 - 31)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò về cho vay ngắn hạn

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò về cho vay ngắn hạn doanh nghiệp doanh nghiệp

a. Khái niệm về cho vay doanh nghiệp

Cho vay là một trong những nghiệp vụ tín dụng của NHTM, trong đó NHTM sẽ cho ngƣời đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn, ngƣời đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi, ngân hàng kiểm soát đƣợc ngƣời đi vay, kiểm soát đƣợc quá trình sử dụng vốn. Ngƣời đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Theo thông tƣ mới nhất của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ngày 31/12/2016 thì khái niệm đƣợc nêu nhƣ sau: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp là khoản vay có thời hạn vay đến 12 tháng, chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt, trong đó chủ

yếu là vốn cho hàng tồn kho và khoản phải thu.

b. Phân loại cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trƣờng hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp của NHTM rất đa dạng và phong ph với nhiều loại hình tín dụng khác nhau.Việc áp dụng hình thức cho vay nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tƣợng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng nhƣ đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tƣợng tín dụng. Trên thực tế việc phân loại cho vay tùy theo mục đích sử dụng vốn vay bao gồm:

- Cho vay mua hàng dữ trữ để tài trợ hàng tồn kho nhƣ nguyên liệu, bán thành phẩm, hàng hóa. Đây là loại hình cho vay chủ yếu của các NHTM, có đặc điểm là cho vay từng lần theo từng đối tƣợng cụ thể; Kỳ hạn nợ bắt đầu từ l c doanh nghiệp bỏ tiền để mua hàng, chấm dứt khi hàng tồn kho đã tiêu thụ, thu đƣợc tiền; Áp dụng phƣơng thức cho vay ứng trƣớc; Thời hạn cho vay gắn với chu kỳ ngân quỹ.

- Cho vay vốn lƣu động nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt của doanh nghiệp trong suốt quá trình SXKD: đối tƣợng cho vay gồm toàn bộ nhu cầu vốn lƣu động thiếu hụt; Hạn mức tín dụng là cơ sở để ngân hàng cho vay và giải ngân, xác định dựa vào mục đích sử dụng vốn vay và dòng tiền của doanh nghiệp, chi phí của khoản vay bao gồm cả chi phí và lãi trả, chi phí ngoài lãi nhƣ phí cam kết sử dụng hạn mức tín dụng.

- Cho vay dựa trên tài sản lƣu động: Là loại cho vay dựa trên cơ sở số dƣ của các khoản phải thu, hàng tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa. Đối với các khoản phải thu, hoạt động cho vay thông qua nghiệp vụ chiết khấu hoặc mua nợ.

- Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng: Áp dụng đối với doanh nghiệp ở trong lĩnh vực xây lắp. Cơ sở để xem xét cho vay căn cứ hợp đồng

nhận thầu; Đối tƣợng vay là tiền thuê công nhân, thiết bị, mua vật tƣ, nguyên liệu để thực hiện thi công theo công trình nhận thầu; Kỳ hạn nợ đƣợc xác định theo kế hoạch thi công công trình; Nguồn thu nợ từ tiền thanh toán của chủ đầu tƣ.

- Cho vay kinh doanh chứng khoán: Là loại cho vay đối với các công ty chứng khoán, các nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp. Thời hạn cho vay từ khi mua chứng khoán mới đến khi bán chứng khoán đó cho khách hàng.Loại cho vay này có thời hạn rất ngắn, có thể đƣợc bảo đảm bằng chính các chứng khoán mua vào.

- Cho vay kinh doanh bán lẻ, doanh nghiệp siêu vi mô: Là loại cho vay để thanh toán tiền mua hàng đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng. Cơ sở để cho vay dựa vào hàng tồn kho, tài sản tồn kho và sau khi tiêu thụ đƣợc hàng hóa, doanh nghiệp sẽ trả nợ cho ngân hàng. NHTM cũng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ bằng việc mua lại từ các hợp đồng bán hàng trả góp của doanh nghiệp bán lẻ đối với ngƣời tiêu dùng, khi các hợp đồng này thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng.

- Cho vay xuất khẩu hàng theo L/C: Hình thức này đƣợc tiến hành trƣớc khi giao hàng thông thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp Ngân hàng tài trợ vừa là Ngân hàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và đƣợc thanh toán tại ngân hàng.

- Nghiệp vụ thấu chi: Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động nhằm cân đối ngân quỹ hằng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng. Nghiệp vụ thấu chi đƣợc thực hiện bằng cách cho phép khách hàng đƣợc dƣ nợ tài khoản vãng lai một số lƣợng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.

c. Đặc điểm cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, nhu cầu vay vốn cũng đa dạng hóa các mặt hàng nhƣ: nông sản, xây lắp, thƣơng mại phân phối, sản xuất đƣờng, bia, nƣớc ngọt,… và có những đặc điểm sau:

+ Mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mua nguyên vật liệu, tài sản cố định, xây dựng nhà xƣởng, đổi mới thiết bị công nghệ, kỹ thuật,…;

+ Thủ tục, quy trình doanh nghiệp phức tạp hơn so với cá nhân, giá trị khoản vay lớn, tài sản bảo đảm nhiều loại hình đa dạng, khó định giá,…;

+ Nguồn trả nợ tiền vay từ ngƣời bán hàng, nguồn khấu hao, lợi nhuận, nguồn thu hợp pháp khác;

+ Hệ thống công nghệ thông tin so với cá nhận hiện đại hơn, báo cáo rõ ràng, đƣợc kiểm toán bởi các tổ chức có uy tín (nếu có);

+ Rủi ro xảy ra thƣờng gây tổn thất lớn cho ngân hàng thƣơng mại.

d. Vai trò của cho vay ngắn hạn doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp hiện nay, vốn vẫn luôn là vấn đề khó khăn nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp là phổ biến và nghiêm trọng. Tín dụng ngắn hạn là hình thức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động hoặc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp bởi tính linh hoạt của nó. Tín dụng ngắn hạn không chỉ là nguồn vốn bổ sung nữa mà dần trở thành một nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: - Đối với nền kinh tế: Doanh nghiệp (Thị trƣờng tiềm năng với các ngân hàng) không chỉ tăng trƣởng về mặt số lƣợng, các doanh nghiệp đang trở thành bộ phận quan trọng có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 40% GDP, 37% tổng vốn đầu tƣ toàn nền kinh tế, sử dụng trên 90% số lao động có việc làm thƣờng xuyên. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lƣu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ, th c đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

- Đối với các doanh nghiệp: Tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng với tƣ cách là một trung gian tài chính thực hiện một trong những chức năng chủ yếu của mình là tiến hành huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và phân phối vào nền kinh tế. Ngân hàng đã đảm bảo cho doanh nghiệp không chỉ duy trì hoạt động sản xuất kinh mà còn tái sản xuất mở rộng. Đối với doanh nghiệp hiện nay, tín dụng ngắn hạn không còn là nguồn vốn bổ sung nữa mà dần trở thành một nguồn chủ yếu, quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tín dụng ngắn hạn gi p doanh nghiệp tăng cƣờng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là chiếc cầu nối doanh nghiệp với thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, gi p doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, theo kịp nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

- Đối với ngân hàng: Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng do tổng số lƣợng giao dịch lớn, các doanh nghiệp lại thƣờng có xu hƣớng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng do đó tạo cơ hội để ngân hàng nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập. Ngân hàng dễ dàng quản lý do cho vay đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thƣờng có quy mô nhỏ, gọn, địa bàn hoạt động hẹp. Khai thác tối ƣu mạng lƣới chi nhánh rộng khắp trên cả nƣớc. Do địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lớn nhỏ trải rộng trên cả nƣớc nên các ngân hàng có thể khai thác tối ƣu mạng lƣới chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)