7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1.2. Rủi ro tín dụngtrong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của
của NHTM
a. Khái niệm về rủi ro tín dụng
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả nợ hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ mình theo cam kết. Căn cứ vào khoản 01 điều 02 của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 2/4/2005 của thống đốc NHNN thì khái niệm đƣợc hiểu cụ thể nhƣ sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ mình theo cam kết”.
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM nhƣ: hoạt động bảo lãnh, cho thuê tài chính,….
b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTM
Rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp bao gồm các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Đối với nguyên nhân khách quan thì ngân hàng cần ch ý các biến động của môi trƣờng kinh tế (nội địa, toàn cầu), những bất cập trong cơ chế, chính sách nhà nƣớc, hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng chƣa hoàn thiện, trƣờng hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh…). Đây là những nguyên nhân mà các ngân hàng luôn luôn phải sẵn sàng đối mặt.
Đối với nguyên nhân chủ quan, các ngân hàng cần quan tâm đặc biết đến ngƣời đi vay. Một sự thay đổi trong tình hình SXKD thiếu ổn định, vững chắc, tài chính không tốt, công tác quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, thái độ thiếu thiện chí và bất hợp tác của ngƣời đi vay, cố ý, cố tình lừa đảo đều ảnh hƣởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng ngắn hạn trong cho vay. Sự quan tâm thứ hai thuộc về phía ngân hàng là chính sách tín dụng chƣa hợp lý, chƣa nêu cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, chƣa xác
định đ ng quy mô và tốc độ tăng trƣởng của tín dụng, chƣa có chính sách khách hàng hợp lý, chƣa linh hoạt trong lãi suất và ƣu đãi lãi suất, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng còn hạn chế, đạo đức kinh doanh chƣa tốt,… đều có tác động ít nhiều đến rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.
c. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay
Công tác thẩm định tín dụng trong cho vay là phƣơng thức của đo lƣờng rủi ro tín dụng. Vì vậy, mô hình quản lý rủi ro tín dụng đƣợc áp dụng rất phổ biến tại các NHTM Việt Nam. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lƣờng rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro đƣợc xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; Các công cụ đo lƣờng, phát hiện rủi ro; Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phƣơng án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Hiện nay, ở Việt Nam, đang có hai mô hình phổ biến đƣợc áp dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.
- Mô hình quản lý rủi ro tập trung
Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: Quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. Ƣu điểm chủ yếu của mô hình này gi p quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy
mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài; Thiết lập và duy trì môi trƣờng quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lƣờng giám sát rủi ro; Xây dựng đƣợc chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống; Thích hợp với ngân hàng có quy mô lớn. Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh thì mô hình quản lý rủi ro tập trung cũng có những nhƣợc điểm nhƣ: Đòi hỏi phải đầu tƣ nhiều công sức và thời gian; Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
-Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. Mô hình có những ƣu điểm nổi trội nhƣ: Quy trình gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, thích hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ. Tƣơng tự nhƣ trên, mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán có những nhƣợc điểm nhƣ: Thiếu chuyên sâu trong từng bƣớc quy trình; Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phƣơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.