Các nhân tố ảnh hƣởng công tác thẩm định tín dụngtrong cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 42 - 92)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng công tác thẩm định tín dụngtrong cho

cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM

Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp chủ yếu bao gồm hai nhân tố sau:

a.Những nhân tố khách quan

Hoạt động của mỗi NHTM thƣờng chịu ảnh hƣởng rất lớn của môi trƣờng kinh tế – xã hội. Một ngân hàng dù có cố gắng đến mấy trong hoạt động kinh doanh của mình nhƣng nếu môi trƣờng kinh tế – xã hội không ổn định thì cũng khó có thể thành công. Luận văn xem xét ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế – xã hội đến chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn doanh nghiệp của NHTM từ các yếu tố sau:

• Môi trƣờng kinh tế: Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động cho vay của các NHTM đối với các doanh nghiệp. Một nền kinh tế ổn định gi p doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng đƣợc ổn định, những dự báo trong tƣơng lai cũng đ ng hơn nhƣ vậy công tác thẩm định sẽ đơn giản hơn mà chất lƣợng lại cao và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, công tác thẩm định sẽ khó khăn phức tạp hơn và nhiều khi kết quả thẩm định không đ ng với thực tế diễn ra dẫn đến chất lƣợng thẩm định giảm s t.

• Môi trƣờng pháp lý: Hiện tại nƣớc ta đã có những cải cách đáng kể để tạo ra môi trƣờng pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh. Trong đó, để đảm bảo chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn cho các NHTM thì hệ thống pháp luật về tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng đƣợc ban hành đầy đủ, đồng bộ. Mặt khác, sự thay đổi trong các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác thẩm định của các ngân hàng. Trong nền kinh tế lạm phát chính phủ đƣa ra, chính sách thắt chặt tiền tệ thì các NHTM sẽ khó khăn hơn trong công tác thẩm định, tức là sẽ phân tích kỹ lƣỡng hơn chi tiết hơn với tất cả các doanh nghiệp vay vốn và với tất cả các mức vay, để hạn chế cho vay nhƣ vậy chất lƣợng thẩm định sẽ cao hơn và ngƣợc lại.

• Sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chính sách và thị phần giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các TCTD khác thƣờng khiến cho ngân hàng nới lỏng các tiêu chuẩn thẩm định của mình để tăng tính cạnh tranh nhƣng điều này sẽ đem lại sự rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong các món vay.

b.Những nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan bao gồm 2 loại chính: nhân tố thuộc về ngân hàng và khách hàng.

Các nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm:

thống các biện pháp nhằm liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của ngân hàng đó trong từng thời kỳ. Với ý nghĩa nhƣ vậy, rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, chính sách tín dụng của ngân hàng còn bao gồm một loạt các vấn đề nhƣ quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, quy trình quản lý tín dụng, lãi suất,…. Nếu chính sách tín dụng đƣợc xây dựng và thực hiện một cách khoa học, kết hợp đƣợc hài hòa lợi ích của ngân hàng, của khách hàng và của xã hội thì công tác thẩm định tín dụng sẽ chặt chẽ hơn. Ngƣợc lại, nếu việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng không hợp lý, không khoa học thì chắc chắn công tác tín dụng nói chung và công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn doanh nghiệp nói riêng của ngân hàng sẽ để có nhiều sơ hở tiềm ẩn rủi ro.

 Khả năng kiểm soát nội bộ: Ngân hàng cần xác nhận một cơ cấu tổ chức đảm bảo khả năng tuân thủ chính sách, quy trình tín dụng, duy trì một quy trình thẩm định tối ƣu, xác định rõ trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân gắn với kết quả công việc, duy trì một quy trình giám sát, kiểm tra công tác thẩm định hợp lý, chặt chẽ thì công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn sẽ hoàn thiện hơn. Thực hiện tốt công tác này, sẽ gi p cho Ban lãnh đạo ngân hàng nắm bắt đƣợc mọi thông tin về tình hình thẩm định của Ngân hàng. Nhờ vậy có thể kịp thời phát hiện ra những sai phạm, sai sót của nhân viên và lãnh đạo để đƣa ra biện pháp khắc phục, sửa chữa.

 Công nghệ ngân hàng: Ứng dụng phần mềm khai thác thông tin hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng nói chung cũng nhƣ thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng là rất cần thiết. Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quy trình thẩm định càng tốt tƣơng ứng với chất lƣợng thẩm định càng cao và ngƣợc lại.

 Chất lƣợng của đội ngũ nhân sự: Đội ngũ cán bộ cần có kỹ năng nghiệp vụ, khả năng phân tích đầy đủ các nội dung thẩm định, lập luận logic các vấn đề, nhận định chính xác về khả năng phát triển của khách hàng và dự đoán đƣợc các rủi ro khi cho vay. Đây là nhân tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Điều quan trọng là, cán bộ phải có tính trung thực, đạo đức tốt nhằm hạn chế những rủi ro do cố tình đƣa ra những thông tin sai lệch, giải quyết cho vay đối với khách hàng không đủ kiện cho vay. Nếu ngân hàng có đội ngũ cán bộ thiếu trình độ, không có đạo đức nghề nghiệp, cố tình cấu kết ngƣời đi vay lừa đảo ngân hàng thì công tác thẩm định sẽ không có, rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra.

Các nhân tố thuộc về khách hàng bao gồm:

 Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp: Những giá trị vô hình nhƣ uy tín, giá trị thƣơng hiệu, thị phần, kênh phân phối, đội ngũ nhân viên là cơ sở thông tin quan trọng trong công tác thẩm định ban đầu về tƣ cách khách hàng vay vốn. Một doanh nghiệp có mô hình quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết về chính sách, điều kiện ngân hàng sẽ hỗ trợ tốt cho công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nhanh chóng và chính xác hơn.

 Điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp: Trong thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu rõ về quy định cho vay của ngân hàng, đồng thời có tâm lý sợ thủ tục vay vốn ngân hàng rƣờm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn doanh nghiệp thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng chƣa đ ng quy định mà ngân hàng yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp nhất là các công ty TNHH, tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp bị trì trệ, khó khăn trong công tác đánh giá năng lực thật sự của khách hàng.

 Đạo đức của khách hàng: Ở một số doanh nghiệp, việc điều hành sản xuất kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tƣ tƣởng chiếm đoạt tài sản công ty thì ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong cho vay doanh nghiệp, rủi ro mất vốn của ngân hàng cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản cho vay, rủi ro tín dụng và nội dung công tác thẩm định tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp, mục tiêu công tác thẩm định, nhóm tiêu chí để đánh giá công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM. Bên cạnh đó, trong nội dung của chƣơng thể hiện rõ nét các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM. Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích tình hình thực trạng công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN – Chi nhánh Đắk Lắk trong Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CN ĐĂK LĂK

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vietinbank Đăk Lăk

Nhằm mở rộng mạng lƣới hoạt độngvốn tín dụng, cho vay nền kinh tế cũng nhƣ tạo điều kiện gi p địa phƣơng đáp ứng đƣợc một phần cơ bản nhu cầu vốn cần thiết cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnhĐăk Lăk. Sau quá trình khảo sát tình hình thực tế, đƣợc sự nhất trí của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk. Ngày 12/02/1999, thành lập VietinbankĐăk Lăktheo quyết định số 021/QĐ- HĐQT- NHCT1 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam với tên gọi: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi Nhánh Đăk Lăk.

Với lịch sử hoạt động trên 18 năm, VietinBank Đăk Lăk vững bƣớc đi lên, khẳng định thƣơng hiệu, vị thế, năng lực cạnh tranh của một ngân hàng đi đầu trong tỉnh. Trụ sở làm việc của Vietinbank Đăk Lăkkhang trang, nằm giữa trung tâm Tp.Buôn Ma Thuột. Tổng 9 năm (2007–2016) Vietinbank Đăk Lăk đƣợc Hội đồng Quản trị VietinBank đánh giá chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh

GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc

Phụ trách kinh doanh Phụ trách khối hỗ trợ Phó Giám đốc

Phòng KH Doanh nghiệp Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tiền tệ Kho quỹ Phòng Bán lẻ PGD Quang Trung PGD Lê Hồng Phong PGD Hoà Thắng PGD Buôn Hồ PGD Cƣ MGar Phòng Hỗ trợ tín dụng PGD Eakar PGD Điện Biên Phủ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Đăk Lăk

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2.

Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Vietinbank Đăk Lăk đƣợc thể hiện ở sơ đồ trên bao gồm: Đội ngũ cán bộ hiện nay là 142 ngƣời, bao gồm 124 cán bộ biên chế và 18 cán bộ hợp đồng khoán gọn. Trong đó, cán bộ biên chế chiếm

trên 97% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã đƣợc đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. NHCT Đăk Lăk có 13 phòng hoạt động theo chức năng riêng đã đƣợc phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc.

Mô hình tổ chức bộ máy của Vietinbank Đăk Lăk theo cơ cấu quản lý hỗn hợp: trực tuyến và chức năng.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban nhƣ sau:

- Phòng Kế toán: Thực hiện giao dịch thanh toán trực tiếp với khách hàng, và hạch toán kế toán theo quy định của nhà nƣớc và của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để kinh doanh vốn bằng VNĐ, ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng theo quy định hiện hành và theo hƣớng dẫn của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt nam.

- Phòng Tổ chức-Hành chính: Là phòng luôn thực hiện các công việc hành chính của ngân hàng và luôn nắm bắt các thông tin nghị quyết của cấp trên, các văn bản chỉ thị cần triển khai trong công tác hoạt động của ngân hàng.

- Phòng Bán lẻ: Thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là khách hàng cá nhân để cho vay vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, theo thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.

- Phòng Tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng với NHNN, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, thực hiện thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn.

- Các Phòng Giao dịch đa năng: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn với đối tƣợng là khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội; Thực hiện việc cho vay cho đối tƣợng là khách hàng cá nhân và các loại hình dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

- Các Phòng Giao dịch hỗn hợp: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay với đối tƣợng là khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế-xã hội dƣới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng chính của Vietinbank Đăk Lăk

Sản phẩm dịch vụ khách hang chính tại Vietinbank Đăk Lăk bao gồm:

a.Huy động vốn

Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cƣ. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong ph và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thƣởng, Tiết kiệm tích luỹ.

b.Cho vay, đầu tư

Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

c. Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nƣớc và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

d.Thanh toán và Tài trợ thương mại

Phát hành, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; Thông báo, xác nhận, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

e. Chuyển tiền trong nước và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union

Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; Chi trả lƣơng cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; Chi trả Kiều hối,….

f. Ngân quỹ

Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap,…); Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thƣơng phiếu,…); Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ,...; Cho thuê két sắt; Cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

g.Thẻ và Ngân hàng điện tử

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD,…); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking;

h.Hoạt động khác

Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tƣ vấn đầu tƣ và tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tƣ, tƣ vấn, lƣu ký chứng khoán.

2.2. BỐI CẢNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH VIETINBANK ĐĂK LĂK

2.2.1. Bối cảnh bên ngoài

a.Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đăk Lăk

Trong thời gian qua, nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có nhiều biến động tích cực: Tăng trƣởng kinh tế đến cuối năm 2016 là 7.02%; Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn đạt 53.050 tỷ đồng, tăng 11.25 % so với năm 2015; Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 4.100 tỷ đồng; Tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời là 36.7 triệu đồng (tăng tốt so với thu nhập bình quân đầu ngƣời 2015 chỉ 27,68 triệu đồng). Đến cuối năm 2016, tổng huy động vốn toàn tỉnh Đăk Lăk đạt 34.145 tỷ đồng tăng 22.7% so

với năm ngoái, tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 67.000 tỷ đồng, tăng 17.3%; nợ xấu 1.149 tỷ đồng, chiếm 1.71% tổng dƣ nợ.Sự biến động của nền kinh tế địa phƣơng theo chiều hƣớng tốt làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động tốt theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế trong tỉnh mà cả môi trƣờng kinh tế cả nƣớc và quốc tế. Những tác động do môi trƣờng kinh tế gây ra có

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 42 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)