3.4.1. Tính hiệu quả trong sản xuất
Qua phân tích ởchương 2 nêu trên, sau khi áp dụng các công cụ quản lý chất lượng, tỷ lệ lỗi ởcác công đoạn đã giảm đáng kể, qua đó giúp giảm giá thành và thời gian sản xuất.
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh tỷ lệ lỗi trước và sau khi áp dụng các công cụ quản lý
Bảng 3.2. Tính hiệu quả về mặt giá thành và thời gian sản xuất TT Công đoạn Tỷ lệ lỗi giảm năm 2021 so với năm 2020 (%) Chi phí trong năm 2020 (VNĐ) Chi phí trong năm 2021 (VNĐ) Thành tiền tiết kiệm được do giảm sai lỗi (VNĐ) Ghi chú 1 Nguyên vật liệu đầu vào 23% 5,010,484,990 4,790,485,890 219,999,100 2 Hàn 100% 3,274,529,294 3,211,499,839 63,029,455 3 CNC 30% 5,457,548,823 5,352,499,731 105,049,092 4 Sơn tĩnh điện 17% 2,183,019,529 2,119,990,074 63,029,455 5 Xử lý bề mặt 7% 208,155,253 186,116,440 22,038,813 6 Mạ kẽm 44% 441,872,698 309,386,000 132,486,698 Tổng 16,575,610,587 15,969,977,974 605,632,613
3.4.2. Tính hiệu quả trong kinh doanh
Nhờ việc áp dụng chặt chẽ công cụ SMART trong lập mục tiêu kinh doanh, nên doanh thu của phòng Sale-Marketing đã vượt kế hoạch 35,500$ (~816,500,000 VNĐ), cụ thể:
STT Doanh thu của phòng kinh doanh
Năm 2021 Tổng
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
1 Mục tiêu 10,000$ 10,000$ 10,000$ 10,000$ 40,000$ II Thực tế 28,000$ 5,000$ 4,500$ 38,000$ 75,500$ III = II - I Doanh thu thực tế so với mục tiêu 35,500$
88
Kết luận chương 3
Có thể thấy rằng, việc áp dụng các công cụ quản lý chất lượng tại nhà máy
Vikomed đã tiết kiệm được thời gian sản xuất tương đối lớn do giảm được sai lỗi, giảm thời gian sửa lỗi, nguyên vật liệu tiêu hao và ca máy, từđó nâng cao năng
suất lao động. Chi phí sản xuất cũng tiết kiệm 605,632,613 VNĐ năm 2021 so
với cùng kỳnăm 2020.
Tuy nhiên, không có một công cụ nào là hoàn hảo nhất. Ở các công cụ cải tiến chất lượng này cũng tương tự, có thể thấy ngay là việc bố trí thời gian giữa
các công đoạn không hợp lý sẽ dẫn tới tiến độ sản xuất bị chậm ngay tức thì. Do thiết kế theo từng hạng mục, việc đặt hàng vật tư sẽ là lẻ tẻ, không thểđặt hàng cho toàn dự án, cho sản xuất dài hạn sẽ phát sinh chi phí vận chuyển tăng cao, giá
thành nguyên vật liệu mua lẻcũng cao hơn mua sốlượng lớn. Lúc này, sẽ cần sự
bố trí hợp lý từ phía khách hàng, từ phía bộ phận mua hàng, bộ phận sản xuất để
bộ phận mua hàng ưu tiên cho những thiết bị, nguyên vật liệu quan trọng mà có thể đưa ra phương án đặt hàng hợp lý hơn. Do đó sẽ yêu cầu các bộ phận phải phối hợp, tương tác với nhau thật tốt, mà đặc biệt là sử dụng các công cụ quản lý chất lượng trong từng khâu từ việc đo lường sự thỏa mãn khách hàng, thiết kế,
mua hàng đến sản xuất và theo dõi, đo lường trong sản xuất, …
Commented [TAB3]: Nội dung chương 3 nên tương xứng với 2
chương đầu, ko nên lệch nhiều quá, cố gắng bổ sung thêm dữ liệu minh chứng thêm tinh hiệu quả của công việc quản lý:
-Có thể mô tả chi tiết một công việc kỹ thuật nào đó đã được sử dung
trước khi áp dụng công cụ quản lý -Có thể mô tả quản lý bản vẽ, quản lý thiết kế,..
-Sau khi áp dụng, công việc quản lý diễn ra như thếnào. Điều này em
có đề cập trong mục PLM, tuy nhiên, một trong những điều thể hiện tính hiệu quả của nó là thời gian, sai sót, hoặc thiết kế theo yêu cầu
(nhanh chóng đưa ra bản thiết kế, truyền tham số),… Thế nên em có thể chọn 1 chi tết cụ thểđể minh họa
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Luận văn đã đáp ứng được mục tiêu đềra ban đầu, các quá trình sau khi áp dụng đều giảm tỉ lệ lỗi, ít nhất là 7%, nhiều nhất là 100%, qua đó giúp công ty nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Luận văn đã trình bày được mô hình, quy mô, và các quá trình sản xuất và thực trạng chất lượng tại nhà máy Vikomed.
Tổng hợp sau khi áp dụng các phương pháp đã liệt kê ở chương 2, chất
lượng ởnhà máy Vikomed đã cải tiến rất nhiều thông qua việc giảm tỉ lệ lỗi từng
quá trình, tăng năng suất và giảm giá thành sản xuất.
Đã trình bày được các công cụ quản lý chất lượng từ giai đoạn ý tưởng, thiết kế và phát triển, mua hàng, sản xuất và giai đoạn sau sản xuất (lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, …).
Luận văn đã trình bày đề xuất cải tiến trong cách quản lý, triển khai sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế vẫn đảm bảo được yêu cầu chất lượng đề ra. Đồng thời, thông qua luận văn này, học viên có thể hiểu và nắm rõ hơn các quá trình và
tương tác giữa các quá trình trong nội bộ nhà máy Vikomed, các rủi ro và cơ hội có thểcó được trong bối cảnh thịtrường rất phức tạp như hiện nay và cách tiếp cận theo quá trình theo yêu cầu của ISO. Từđó, học viên đã nắm được nguyên tắc quản lý thiết kế, mua sắm và vận hành sản xuất, qua đó đã đưa ra, đóng góp được phương án cải tiến sản xuất một cách hiệu quảhơn, kinh tếhơn rất nhiều thông qua các công cụ cải tiến chất lượng.
2. Hướng phát triển của đềtài trong tương lai
Qua một số thành tựu bước đầu của đề tài, tác giả sẽ cùng nhóm dự án trong nhà máy tiếp tục phát triển và áp dụng các công cụ cải tiến chất lượng trong nhà
máy đểđảm bảo việc “cải tiến liên tục”, phương hướng – mục tiêu phát triển của
đềtài trong năm 2022 là:
(1)Nghiên cứu thêm về “thẻđiểm cân bằng – Balance Score Card”. Mục tiêu:
giúp định hướng hành vi của toàn bộ các hệ thống trong công ty - giúp mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và làm cơ sở cho hệ thống quản lý và đánh giá
công việc.
(2)Áp dụng Lean – Six Sigma trong quá trình sản xuất. Mục tiêu: giảm các lãng phí trong quá trình sản xuất, qua đó tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa
nguồn lực nhằm quản lý sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 13485:2016 Hệ thống quản lý chất lượng – Đáp ứng các yêu cầu chế định
[2] ISO 14971:2015: Áp dụng quản lý rủi ro trong trang thiết bị y tế
Luận văn quản trị: https://luanvanquantri.com/quan-tri-rui-ro-la-gi/ [3] Nghịđịnh36/2016/NĐ/CPvềquản lý trang thiếtbị y tế.
[4] Quy chuẩnkỹthuậtquốc gia QCVN 15:2018/BKHCN vềthiếtbị X-Quang di động dùng trong y tế.
[5] Quy chuẩnkỹthuậtquốc gia QCVN 16:2018/BKHCN vềthiếtbịtăng sáng
truyền hình dùng trong y tế.
[6] Hệthốngquản lý chấtlượng theo ISO 13485:2016 của công ty Liên doanh Y họcViệt Hàn (Vikomed).
[7] Trung tâm năngsuấtViệt Nam, Các công cụmới cho cải tiến và quản lý
chấtlượng – bí quyết thành công của các doanh nghiệpNhậtBản, nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật
[8] https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/chi-phi- chat-luong-cong-cu-nang-cao-chat-luong-va-giam-chi-phi-huu-ich-cho- doanh-nghiep.
[9] Giáo trình Quảntrị kinh doanh, NXB Tài chính.
[10] Những lợi ích từ hoạt động áp dụng 5S trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
(khcncongthuong.vn).
[11] Quản lý hồsơ - Trang thiếtbị y tế (moh.gov.vn).
[12] Tổngquảnvềquản lý chấtlượng trong y tế (healthvietnam.vn).
[13] GVC. ThS. Trần Văn Nhã, Kiểm soát chất lượng (Statitical Quality Control), TrườngĐạihọcCầnThơ.
[14] TrươngThịNgọc Thuyên. Quảntrịchấtlượng. Giáo trình, NXB trườngĐại họcĐàLạt, 2002.
[15] https://fiexmarketing.com/marketing/swot-la-gi/
[16] https://bcm.edu.vn/goc-kien-thuc-bcm/bai-mkt-19-smart-la-gi-cac-tieu-chi- smart-xay-dung-muc-tieu-smart/
[17] https://sakuravn.com.vn/tin-thi-truong/phan-mem-mastercam
[18] PM book – hướng dẫn những kiến thức cốt lỗi trong quản lý dự án (QLDA), Viện QLDA
Phục lục 1 – Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình - Procedure
Số hiệu tài liệu VMQP-09
Ngày ban hành/ sửa đổi 30.11.2020 Sơn Tĩnh Điện Powder Coating Sửa đổi lần 01 Trang 91 / 99 NỘI DUNG 1. Mục đích ……….91 2. Phạm vi áp dụng ……….93 3. Thuật ngữvà định nghĩa ……….93 4. Trách nhiệm và quyền hạn ………..93 5. Quy trình sơn tĩnh điện ………...94
6. Tài liệu liên quan ……….98
92 Lịch sử sửa đổi tài liệu
STT Ngày sửa đổi Mục sửa đổi Người soạn thảo
Người kiểm tra
Người phê duyệt
0 30.11.2020 Quy trình phát hành mới N.S. Dinh P.T. Anh Kim Hyo Seon 1 2 3 4 5
1. Mục đích
Mục đích của quy trình này là đểđịnh rõ các hoạt động liên quan đến việc quản lý quy trình sơn tĩnh điện, nhân viên, thiết bị, môi trường, phương pháp làm việc có thểảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này được áp dụng cho quá trình sơn tại nhà máy Vikomed. ứng dụng cho Sơn Sắt (Fe thép đen, thép mạ), Nhôm (Al), Inox.
3. Thuật ngữvà định nghĩa
3.1. Sơn tĩnh điện:
Thực hiện tích điện cho bột sơn và sau đó phun vào bề mặt vật cần sơn cũng được tích điện bằng súng phun. Nhờđó sẽ có thể tạo ra liên kết mạnh hơn giữa bột sơn và vật dụng cần được sơn.
4. Trách nhiệm và quyền hạn
4.1. Giám đốc nhà máy
- Phê duyệt quy trình, cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc có hiệu quả.
4.2. Trưởng phòng sản xuất
- Phê duyệt quy trình, cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc có hiệu quả.
- Phản hồi để sửa đổi, bổ sung nếu có bất cập trong quá trình thực hiện, hoặc khi thấy cần cải tiến
4.3. Tổtrưởng tổsơn
- Thực hiện quy trình và hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên phòng sơn.
- Phản hồi để sửa đổi, bổ sung nếu có bất cập trong quá trình thực hiện, hoặc khi thấy cần cải tiến.
4.4. Trưởng phòng QC - Phê duyệt quy trình
- Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi & giám sát đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình đề ra
4.5. Nhân viên QC kiểm tra sơn
- Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi & giám sát đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình đề ra.
94 - Phản hồi để sửa đổi, bổ sung nếu có bất cập trong quá trình thực hiện, hoặc khi
thấy cần cải tiến
5. Quy trình sơn tĩnh điện
5.1 Xây dựng kế hoạch sản xuất 5.2. Chuẩn bịtrước khi sơn (1) Nguyên liệu sơn:
- Kiểm tra cảm quan hộp sơn trước khi bóc xem có gì bất thường không (tên, chủng loại bột sơn, hạn sử dụng, hộp sơn không được rách, mở ra xem màu sắc bên trong, …)
- Lật ngược hộp sơn khoảng 3 lần trước khi đổ sơn vào thùng để phun: mục đích đểsơn được đồng đều, không vón cục.
- Nếu phát hiện sơn trước khi đổ vào thùng bị vón cục thì phải báo cáo lên trên để có biện pháp xử lý phù hợp (ví dụ: dùng sàng để rung cho hết vón cục; phản hồi nhà cung cấp, …)
- Lưuý: khi không dùng đến quá 1 tháng trở lên thì hàng tháng phải lật ngược thùng sơn đểsơn không bị vón cục
(2) Vật (sản phẩm) cần sơn
- Xử lý bề mặt trước khi sơn: làm sạch, tạo nhám, …
+ Hàng thép: yêu cầu bề mặt mài phẳng tối đa trước khi gửi đi Phốt phát (bên ngoài) kiểm tra sau phốt phát (IPQC) Xử lý bề mặt, bả ma tít bề mặt và đánh giấy giáp (100 ~180).
Sản phẩm sau phốt phát
Xử lý bề mặt Bả Ma tít bề mặt Đánh giấy giáp (100 ~180)
) Buồng sơn
- Yêu cầu buồn sơn không được có bụi, bẩn, tạp chất và các bụi sơn khác trước khi sơn
- Vệ sinh buồng sơn:
+ Dụng cụ vệ sinh buồng sơn: chổi, xịt khí, dẻ lau
+ Tần suất vệ sinh: Vệ sinh nhỏ: hàng ngày, sau khi hết ca; Vệ sinh lớn: định kỳ 3 ngày một lần sẽ thực hiện vệ sinh lớn.
Lưu ý:khi thay đổi loại sơn, màu sơn thì sẽ thực hiện vệ sinh ngay
- Kiểm tra ngoại quan sau khi vệ sinh, nếu không đạt yêu cầu, sẽ vệ sinh lại.
Vệ sinh buồng sơn
(4) Súng sơn
- Kiểm tra súng trước khi sơn - Vệsinh súng sơn:
+ Phương pháp vệ sinh:
Đối với hàng sơn vẫn dùng 1 loại sơn: xả hết sơn ở súng cho khí vào xì sạch
96 Khi đổi màu sơn: Xả hết sơn ở súng cho khí vào xì sạch tháo đầu súng ra để vệ sinh
+ Tần suất vệ sinh: hàng ngày, sau khi hết ca. Khi thay đổi loại sơn, mầu sơn thì sẽ vệ sinh ngay lập tức.
- Cài đặt thông sốđiện áp: 60kV ~80kV, thông số tốc độ gió: 2.8 ~4.5
Lưu ý: với những sản phẩm phải sơn lại lần thứ hai thì sẽ giảm điện áp nhởhơn 20kV so với điện áp cài đặt lần đầu tiên.
Kiểm tra và vệsinh súng sơn
Cài đặt thông sốđiện áp: 60kV ~80kV, thông số tốc độ gió: 2.8 ~4.5
(5) Lò sấy
- Kiểm tra lò sấy trước khi sơn - Vệ sinh lò sấy
+ Phương pháp vệ sinh: dùng chổi quét và xì sạch bằng khí + Tần suất vệsinh: định kỳ 1 tuần một lần.
Lưu ý:Khi thay đổi loại sơn, mầu sơn thì sẽ vệ sinh ngay lập tức, hoặc khi thấy sản phẩm đổi mầu sắc, có bụi bẩn bám vào.
- Cài đặt thông số nhiệt độ 1800C và ủ trong thời gian 10 phút, hoặc theo hướng dẫn của nhà cung cấp sơn.
Cài đặt thông số buồng sấy 1800C ~1900C và ủ trong thời gian ~10 phút
Kiểm tra và vệ sinh buồng sấy
(6) Kỹ thuật viên sơn và phương pháp sơn
- Trang phục: quần áo bảo hộlao động và đeo khẩu trang phù hợp.
- Khoảng cách từsúng sơn đến vật liệu sơn: từ 10 ~ 20 cm, tùy vào vật liệu sơn - Thứ tựsơn: sơn góc cạnh trước, sơn bề mặt sau. Sơn mặt trong trước, sơn mặt
ngoài sau. Sơn từ 2 ~3 lần theo chiều ngang, sau đó sơn tiếp từ 2 ~ 3 lần theo chiều dọc (hoặc có thểngược lại tùy vào thợsơn).
Phương pháp sơn (7) Băng chuyền:
- Kiểm tra ngoại quan hàng ca, nếu bẩn thì vệ sinh ngay - Vệsinh băng chuyền:
+ Dụng cụ vệ sinh: chổi, xịt khí, dẻ lau + Tần suất vệsinh: định kỳ một tuần một lần.
Lưu ý: khi thay đổi loại sơn, màu sơn thì sẽ thực hiện vệ sinh ngay
Kiểm tra ngoại quan sau khi vệ sinh, nếu không đạt yêu cầu, sẽ vệ sinh lại.
10 ~ 20 cm
98 Kiểm tra và vệsinh băng chuyền
5.3. Thực hiện sơn
(1) Sấy khô sản phẩm (áp dụng với trường hợp đặc biệt khi cần thiết)
- Trong một số sản phẩm có yêu cầu đặc biệt thì sẽ áp dụng sấy qua sản phẩm trước khi sơn bề mặt (thời gian và nhiệt độ sẽ phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể) (2) Sơn sản phẩm
- Sơn đảm bảo khoảng cách đến sản phẩm từ 100 ~200 mm (tùy theo tốc độ gió), sơn 2~3 lần ngang rồi 2~3 lần dọc. Sơn mặt phía sau sản phẩm trước, mặt phía trước sản phẩm sau. Hiện tại phần sơn thừa ở buồng sơn chưa tái chế và sử dụng lại sơn nên lưu ý khi sơn để tránh lãng phí.
(3) Sấy sản phẩm sau khi sơn
- Sản phẩm sau khi phun bột sơn sẽ được đưa vào buồng sấy để sấy chín sơn. Công đoạn này giúp sơn bám chắc và bám đều lên bề mặt. Nhiệt độ sấy thiết lập thông thường là 180 độ~ 190 độ trong 10 ~15 phút tùy theo từng loại sơn quy định theo Nhà cung cấp
(4) Làm nguội sản phẩm
- Sản phẩm được làm nguội tự nhiên ởngoài môi trường trong khoảng 30 ~120 Phút, sau đó sẽđược kiểm tra chất lượng bởi phòng QC và xử lý lỗi (nếu có) bởi nhân viên phòng sơn.
5.4. Yêu cầu bổ sung
(1) Thông gió: Việc trang bị hệ thống thông gió là cần thiết khi sơn trong một không gian kín, nhằm tránh bụi và ảnh hưởng của dung môi
6. Tài liệu liên quan - Sổ theo dõi vệ sinh - Sổ theo dõi vệ sinh
7. Hồsơ và Quản lý