Tăng mức BTXH:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tăng mức BTXH:

Tăng mức BTXH là gia tăng khối lượng bảo trợ cho các đối tượng được thụ hưởng, tăng phụ cấp, mức tài trợ,…

Hiện nay, mức BTXH được thực hiện dưới hai phương thức:

- Trợ cấp xã hội hàng tháng: là hình thức trợ cấp đối với những đối tượng bảo trợ trong một thời gian dài và liên tục.

- Trợ giúp xã hội đột xuất: là sự hỗ trợ, giúp đỡ về vất chất, tinh thần cho những người gặp rủi ro do thiên tai hay những lý do bất khả kháng khác giúp họ vượt qua hoàn cảnh hiểm nghèo.

Cụ thể như sau:

- Về phương thức trợ cấp xã hội hàng tháng:

+ Tại Điều 7, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ [28] về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH quy định mức chuẩn trợ cấp, TGXH bắt đầu từ năm 2007 là 120.000 đồng.

+ Đến Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ [28] về chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH thì tại điều 4 đã quy định mức chuẩn trợ cấp, TGXH bắt đầu từ năm 2014 là 270.000 đồng.

+ Tùy theo từng đối tượng mà có hệ số trợ cấp tương ứng là 1.0, 1.5, 2.0, 2.5, 3.0, 4.0; đối với nghị định 136 thì có tăng thêm hệ số 5.0. Như vậy, mức tối thiểu ở nghị định 67 là 120.000 đồng, tối đa là 480.000 đồng, ở nghị định 136 thì mức tối thiểu là 270.000 đồng và mức tối đa là 1.350.000 đồng.

+ Ngoài mức hỗ trợ kinh phí từng tháng như trên thì các đối tượng thụ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng còn được hỗ trợ cấp thẻ BHYT, trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, hỗ trợ chi phí mai táng.

+ Bên cạnh đó, ở nghị định 136 còn quy định cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng BTXH hàng tháng cũng được hỗ trợ mức kinh phí từ tối thiểu 270.000 đồng đến tối đa là 810.000 đồng, tùy thuộc vào đối tượng và số lượng đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

+ Đối với đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội thì ngoài khoản hỗ trợ kinh phí hàng tháng theo quy định còn được hỗ trợ cấp thẻ y tế miễn phí; hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn TGXH; cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định; hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm.

- Về phương thức TGXH đột xuất, mức hỗ trợ như sau: + Theo nghị định 67:

* Đối với hộ gia đình: Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người; có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người; có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ; hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/1hộ.

* Đối với cá nhân: Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng; người gặp rủi ro ngoài vùng cư trứ bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người; người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở BTXH; đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.

* Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu trên thì được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo: miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề; được cấp thẻ BHYT hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước; được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

+ Theo nghị định 136:

* Hỗ trợ gạo đối với các trường hợp thiếu đói. Hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong dịp Tết Âm lịch; Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác.

* Hỗ trợ đối tượng thuộc diện người bị thương nặng với mức bằng 10 lần mức chuẩn TGXH.

* Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng thuộc diện hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai với mức bằng 20 lần mức chuẩn TGXH.

* Hỗ trợ làm nhà ở không quá 20.000.000 đồng/ hộ, hỗ trợ sửa chữa nhà ở không quá 15.000.000 đồng/ hộ.

Phải tăng mức BTXH vì nhu cầu thiết yếu cho mức sống tối thiểu ngày càng tăng lên, các chính sách cho hoạt động bảo trợ không thể cố định và được điều chỉnh tăng dần khi nguồn tăng, từ đó đối tượng được hưởng cần được tăng mức bảo trợ.

Mặc dù mức trợ cấp xã hội thường xuyên trong thời gian qua đã phần nào giảm bớt khó khăn và cải thiện cuộc sống cho các nhóm đối tượng thụ hưởng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như mức trợ cấp còn thấp, mang tính bình quân. Chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH còn cào bằng, chưa phân biệt giữa người nghèo và người có mức sống cáo, khá giá . Một bất cập lớn nữa là việc điều chỉnh mức trợ cấp chưa kịp thời so với các yếu tố khác như: tiền lương, biến động của giá cả thị trường,… Từ năm 2011 đến năm 2016 mức trợ cấp xã hội ở cộng đồng được điều chỉnh tăng 2 lần từ 180.000 đồng/tháng lên 270.000 đồng/tháng, trong khi đó tiền lương tối thiểu thời gian này đã thay đổi 4 lần từ 830.000 đồng/ tháng – 1.050.000 đồng/tháng – 1.150.000 đồng/tháng và đến 2016 là 1.210.000 đồng/ tháng. Những bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhóm thụ hưởng. Điều này, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh tăng mức bảo trợ một cách phù hợp.

Tăng mức BTXH bằng cách tăng số lần cung cấp dịch vụ BTXH, tăng lượng cung cấp bình quân trên một lần cho các nhóm đối tượng được thụ hưởng.

Tiêu chí đánh giá cho việc tăng mức BTXH là mức trợ cấp bình quân cho các nhóm đối tượng thụ hưởng.

1.2.3. Phát triển các phƣơng thức BTXH

đến các đối tượng được BTXH theo các nguyên tắc nhất định.

Các phương thức BTXH truyền thống bao gồm trợ giúp thường xuyên (TGTX) và trợ giúp đột xuất (TGĐX) bằng các hình thức như: bảo trợ bằng tiền, hiện vật, … đã đem lại những hiệu quả nhất định.

Xây dựng các chính sách trợ giúp cho các đối tượng đặc thù như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển phương thức tài trợ giá thông các chính sách như:

- Tài trợ giá thông qua chính sách BHYT. Hỗ trợ miễn giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, điều trị phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe nhằm chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các đối tượng BTXH. Chính sách này trợ giúp cho các đối tượng BTXH được tiếp cận với các dịch vụ y tế, từ đó góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khỏe cho đối tượng bảo trợ, thực hiện mục tiêu nhân đạo trong lĩnh vực y tế và công bằng xã hội.

- Tài trợ giá thông qua việc miễn giảm học phí khi tham gia học văn hóa hay học nghề. Khi các đối tượng BTXH có nhu cầu tiếp cận với giáo dục, học văn hóa sẽ được hưởng chính sách miễn hoặc giảm từ 50% đến 70% học phí. Đối với những đối tượng muốn trao dồi năng lực bản thân, tìm kiếm việc làm để tạo thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống thì Nhà nước có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề. Với chính sách này đã giúp cho các đối tượng BTXH có điều kiện nâng cao nhận thức của bản thân, giảm thiểu những khó khăn, hội nhập và phát triển từ đó tăng cường sự đóng góp cho xã hội và cộng đồng.

- Tài trợ giá thông qua tín dụng ưu đãi. Các đối tượng BTXH muốn tiến hành các hoạt động để tạo thu nhập, giảm bớt một phần gánh nặng tài chính cho xã hội, họ sẽ được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ một phần về vốn sản xuất.

Cần phải liên tục phát triển các phương thức BTXH để phù hợp với nhu cầu cứu trợ khác nhau của các đối tượng.

Tiêu chí đánh giá phát triển các phương thức BTXH là: - Chi ngân sách cho từng hình thức bảo trợ.

- Chi ngân sách cho mỗi đối tượng trong từng hình thức bảo trợ.

1.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác BTXH

Mức độ hài lòng và thỏa mãn của đối tượng được thụ hưởng cũng như hành vi thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH chính là thước đo chất lượng của công tác BTXH .

Hiện nay, các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết chính sách còn phức tạp, khó tiếp cận. Sự tham gia chồng chéo của các bộ, ngành đem lại hiệu quả không cao; cán bộ chức năng có thiếu năng lực, thực thi sai chính sách trợ giúp.

Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở BTXH công lập được đầu tư từ nhiều năm trước, hiện nay đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu hoặc thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng BTXH.

Cùng với xu thế phát triển của xã hội và quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập quốc tế sâu rộng thì các nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng, như khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu. Là nước đang phát triển với điều kiện địa lý, tự nhiên đặc thù, sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên nước ta luôn gặp phải rủi ro thiên tai, ảnh hưởng đến sinh kế và thu nhập của người dân, đặc biệt là làm cho đời sống của những đối tượng yếu thế ngày càng khó khăn hơn. Do đó, đòi hỏi chất lượng công tác BTXH phải cần được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng được bảo trợ.

- Cải tiến trình tự cung cấp từ khi xác định được đối tượng bảo trợ đến các đối tượng thụ hưởng phải nhanh gọn, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Đồng thời tạo cho người thụ hưởng có cơ hội trong việc lựa chọn phương thức phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

- Áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ dành cho cán bộ chức năng để nâng cao năng lực, trình độ trong công tác thực thi chính sách phục vụ đối tượng BTXH.

- Tăng cường quan tâm, đầu tư, nâng cấp các cơ sở bảo trợ, nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cần thiết của các đối tượng BTXH.

Tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác BTXH là: - Trình độ của cán bộ chuyên trách.

- Mức độ hài lòng của đối tượng BTXH.

- Chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho đối tượng BTXH.

1.2.5. Mở rộng mạng lƣới công tác BTXH

Mạng lưới công tác BTXH là các điểm, cơ sở cung cấp các dịch vụ, các nguồn trợ ,… cho các đối tượng được bảo trợ.

Mở rộng mạng lưới công tác BTXH liên quan đến đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác BTXH; các cơ quan chức năng liên quan đến công tác BTXH; số lượng các trung tâm ;…

Việc mở rộng mạng lưới công tác BTXH giúp cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh, chính xác và đúng đối tượng nguồn ngân sách được hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Để mở rộng mạng lưới công tác BTXH cần thực hiện những nội dung sau: - Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác BTXH. - Mở rộng thêm hệ thống các cơ quan chức năng liên quan đến công tác BTXH.

Nếu không mở rộng mạng lưới BTXH thì không thể đẩy mạnh được hoạt động bảo trợ, các đối tượng được thụ hưởng dịch vụ sẽ bị hạn chế. Dó đó, phải nghiên cứu đối tượng, nghiên cứu quy mô đối tượng và nghiên cứu khả năng mở các điểm cung cấp để đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Mở rộng mạng lưới bảo trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể, cá nhân tham gia tài trợ, chi trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng hoặc huy động đóng góp cho ngân sách chi cho hoạt động BTXH.

1.2.6. Tăng nguồn thu để phục vụ cho công tác BTXH

Nguồn thu để phục vụ cho công tác BTXH là nguồn tài chính có được từ các chương trình được thiết kế để trợ giúp cho những người yếu thế đạt được mức sống tối thiểu cần thiết và cải thiện cuộc sống của họ.

Nguồn thu cho công tác BTXH bao gồm từ tài trợ của Nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức đoàn thể, cá nhân, các doanh nghiệp trong cộng đồng, nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, nguồn tài trợ từ quốc tế.

Trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo chi cho các đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp xã hội. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định khoản kinh phí cho BTXH phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Phân cấp rõ ràng nguồn kinh phí TGXH, kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở BTXH, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Đối với nguồn thu từ sự đóng góp của cá nhân và gia đình, của các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trong cộng đồng, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ còn tùy thuộc vào mức độ xã hội hóa hoạt động bảo trợ, hoạt động thu hút nguồn tài trợ.

sự thay đổi, từ chỗ hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, số lượng ít, nay phát triển với quy mô lớn hơn, diện bao phủ rộng hơn vì vậy cũng đòi hỏi một lượng tiền tài trợ nhiều hơn. Do vậy cần phải tăng nguồn thu để đảm bảo cho công tác BTXH được hoàn thiện.

Để tăng được nguồn thu cho công tác BTXH thì ngoài việc tiếp tục duy trì nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cần tăng mức độ tham gia đóng góp của cá nhân, gia đình và các tổ chức đoàn thể, kinh doanh .Thu hút nguồn viện trợ từ nước ngoài.

Chỉ tiêu để đánh giá nguồn thu này là :

- Tổng kinh phí phục vụ cho đối tượng được hưởng BTXH.

- Tỷ lệ kinh phí chi cho công tác BTXH trên tổng chi ngân sách thường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)