Nguyên nhân những hạn chế trong công tác BTXH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 77 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân những hạn chế trong công tác BTXH

Các quy định để xác định đối tưởng được hưởng chính sách bảo trợ còn quá chặt, gắn với nhiều tiêu chí. Như đã nêu ở trên, hiện nay vẫn còn bốn nhóm đối tượng gắn với điều kiện hộ nghèo, đó là trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác; người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất; người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng. Quy mô hộ nghèo lại phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi chương trình mục tiêu giảm nghèo của quốc gia. Các đối tượng có

hoàn cảnh cần đến sự trợ giúp, nhưng để được trợ cấp thì cần phải đảm bảo các điều kiện không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người chăm sóc. Các tiêu chí này đã giới hạn phạm vi đối tượng được hưởng chính sách. Bên cạnh đó, còn có nhiều nhóm đối tượng yếu thế chưa được đưa vào đối tượng thu hưởng chẳng hạn như: Trẻ em có cha mẹ bỏ đi, đang sinh sống cùng ông bà là người cao tuổi; Những người lao động trong khu vực phi chính thức không có thu nhập ổn định và không được đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Đồng thời, nhóm đối tượng người từ đủ 80 tuổi trở lên gắn với tiêu chí không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng đã làm thu hẹp đối tượng được hưởng bảo trợ, không công bằng đối với những đối tượng từ đủ 80 tuổi trở lên mà hàng tháng có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mức BTXH vẫn còn thấp là do nguồn BTXH chỉ phụ thuộc chính vào ngân sách của thị xã nên không đủ để thực hiện tăng mức bảo trợ. Địa phương phải tự cân đối nguồn cho các hoạt động an ninh quốc phòng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, an sinh xã hội,… do đó chưa thể tăng nguồn cho công tác BTXH.

Các phương thức bảo trợ chưa được cải tiến phù hợp để đem lại hiệu quả cao là từ nguyên nhân địa phương chưa được tạo điều kiện để tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về phát triển các phương thức BTXH. Bên cạnh đó còn do hạn chế trong nhận thức như việc hiểu TGXH là hoạt động từ thiện, nhân đạo dẫn đến những sai lầm trong cách thức giúp đỡ, hỗ trợ những người yếu thế do các phương thức đó không dựa trên việc đánh giá nhu cầu toàn diện của người cần giúp đỡ.

Tổ chức bộ máy chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH, nhất là cán bộ cấp xã còn yếu về năng lực, chưa được quan tâm đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm qua

mới chỉ quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý hành chính ở các cấp, các ngành có chức năng nhiệm vụ thực hiện chính sách. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về công tác BTXH, thực hành về công tác BTXH,.. dẫn đến thực hiện công tác thiếu tính chuyên nghiệp. Vẫn đề này đã dẫn đến việc một số quy định, chính sách thực hiện chưa đúng đắn, chưa đúng thời gian triển khai theo quy định. Đồng thời, nguồn thu cho công tác BTXH chưa đủ để vận hành bộ máy công tác BTXH một cách đảm bảo.

Mạng lưới BTXH chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thực tế phát sinh. Nguồn kinh phí cũng như nhân lực chưa được quan tâm đúng mức để thực hiện xây dựng các cơ sở, trung tâm bảo trợ. Việc xây dựng thêm các cơ sở BTXH, nhà ở xã hội thì ngoài việc đòi hỏi cần có nguồn chi phí thì phải có đủ các yêu cầu về diện tích, vị trí của khu vực xây dựng; các thiết bị phục vụ phải đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó còn phải có đội ngũ cán bộ, người làm công tác BTXH có năng lực chuyên môn để công tác, phục vụ tại các cơ sở.

Nguồn BTXH còn hạn chế, công tác huy động chưa được thực hiện hiệu quả do các hoạt động BTXH của các chủ thể ngoài nhà nước còn mang tính phong trào, thời điểm, chưa trở thành hoạt động thường xuyên. Hầu hết các hoạt động này tại thị xã đều theo hình thức hỗ trực tiếp đến đối tượng bảo trợ với hình thức nhỏ lẻ chứ không thông qua đóng góp tại các tổ chức nhà nước có chức năng.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)