THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BTXH TRÊN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BTXH TRÊN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH

TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng chính sách BTXH

a.Đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên

địa bàn thị xã được áp dụng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc Quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, tuy nhiên tại thị xã Điện Bàn nói riêng và tỉnh quảng nam nói chung do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là không đủ nguồn kinh phí thực hiện nên đến ngày 01/01/2015 thì toàn tỉnh, trong đó kể cả thị xã Điện Bàn mới bắt đầu áp dụng nghị định này.

Như vậy trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, quy định về đối tượng được thụ hưởng chính sách BTXH đã có sự thay đổi giữa 02 nghị định. Từ năm 2012 đến năm 2014 áp dụng nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/ 4/2007 với 9 nhóm đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên, từ năm 2014 đến năm 2016 áp dụng nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 với 6 nhóm đối tượng được quy định chi tiết, cụ thể từng trường hợp, đồng thời bổ sung, cắt giảm và gộp chung một số đối tượng được thụ hưởng.

Đối với nghị định 67, đối tượng hưởng BTXH là người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo; đến nay nghị định 136 sửa đổi thành trẻ em khuyết tật, người khuyết tật theo quy định về pháp luật của người khuyết tật.

Bổ sung thêm đối tượng trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội; trẻ em có cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội vào nhóm đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc các trường hợp của nhóm đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. Thay vào đó là có chế độ riêng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thuộc nhóm đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và nhóm đối tượng trẻ em khuyết tật, người khuyết tật.

Gộp nhóm đối tượng người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc hộ nghèo; đối tượng là trẻ em khuyết tật, bị nhiễm HIV/AIDS của nghị 67 vào nhóm đối tượng người khuyết tật của nghị định 136.

Sự điều chỉnh này dẫn đến đối tượng hưởng lợi TGXH tăng từ 11.158 người vào năm 2012, đến năm 2016 là 15.069 người, tăng 35% trong vòng 5 năm.

Thực trạng về các đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp thường xuyên ở thị xã từ năm 2012–2014 theo nghị định 67 được thể hiện cụ thể bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng đối tƣợng BTXH đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng xuyên ở thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2012-2014

Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Theo nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/04/2007 1 Trẻ em mồ côi, trẻ em bị tàn tật nặng, bị

nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. 369 401 282 2 Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 453 504 434 3 Người từ 80 tuổi trở lên không có lương

hưu hoặc trợ cấp BHXH 6.490 6.598 6.883

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 động hoặc không có khả năng tự phục

vụ

5

Người mắc bệnh tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

1.098 1.202 1.429

6 Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả

năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo 4 4 4 7 Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ

em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi 26 31 23

8

Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng hoặc có từ 02 người mắc bệnh tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

34 40 42

9 Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo,

đang nuôi con nhỏ 258 349 192

Tổng cộng 11.158 11.733 11.912

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn áp dụng nghị định 67 thì số lượng đối tượng BTXH hàng năm đều có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2012 là 11.158 đối tượng, năm 2013 là 11.733 đối tượng, năm 2014 là 11.912 đối tượng. Như vậy, năm 2013 tăng 575 đối tượng so với năm 2012, năm 2014 tăng 174 đối tượng so với năm 2013; điều này cho thấy số lượng đối tượng BTXH mặc dù tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng thì ngày càng giảm. Đây là một dấu hiệu chưa tốt cho xu hướng mở rộng đối tượng được thụ hưởng BTXH.

Trong 9 nhóm đối tượng, có thể thấy nhóm đối tượng người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH chiếm số lượng lớn nhất, nhóm đối tượng người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ nghèo chiếm số lượng nhỏ nhất. Số lượng đối tượng của từng nhóm cũng đều có xu hướng tăng qua các năm.

Tỷ lệ từng nhóm đối tượng trong giai đoạn năm 2012 – 2014 được thể hiện cụ thể qua bảng 2.7 sau:

Bảng 2.7. Tỷ lệ từng nhóm đối tƣợng BTXH tại thị xã Điện Bàn trong giai đoạn năm 2012 – 2014

ĐVT: % TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Theo nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/04/2007 1 Trẻ em mồ côi, trẻ em bị tàn tật nặng, bị

nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. 3,31 3,42 2,37 2 Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 4,06 4,30 3,65 3 Người từ 80 tuổi trở lên không có lương

hưu hoặc trợ cấp BHXH 58,16 56,24 57,78

4 Người tàn tật không có khả năng lao

động hoặc không có khả năng tự phục vụ 21,74 22,19 22,02

5

Người mắc bệnh tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

9,84 10,25 12,00

6 Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả

năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo 0,04 0,03 0,03 7 Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 8

Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng hoặc có từ 02 người mắc bệnh tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm

0,31 0,34 0,35

9 Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo,

đang nuôi con nhỏ 2,31 2,97 1,61

Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng các nhóm đối tượng có tỷ lệ cao lần lượt là nhóm người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; người tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ; người mắc bệnh tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm. Các nhóm có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo; gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng hoặc có từ 02 người mắc bệnh tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

Nhìn chung, tỷ lệ của các nhóm đối tượng qua các năm có sự thay đổi không đáng kể, cụ thể nhóm đối tượng người tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ chiếm tỷ lệ 21,75% vào năm 2012, đến năm 2013 là 22,19% và đạt 22,02% vào năm 2014; nhóm đối tượng người từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH có tỷ lệ qua các năm 2012 – 2013 – 2014 lần lượt là 58,16% - 56,24% - 57,78%.

Riêng đối với nhóm đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo; người đơn thân đang nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo có xu hướng giảm mạnh vào năm 2014 là do căn cứ để xác định hộ nghèo trong năm này đã có sự thay đổi theo Thông tư 24/2014/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm được Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014. Quy định này đã nâng mức chuẩn hộ nghèo ở nông thôn từ hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống lên thành hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Chính thay đổi này đã làm cho số hộ nghèo giảm xuống, kéo theo số lượng đối tượng bảo trợ thuộc các nhóm trên bị thu hẹp lại.

Chuyển sang giai đoạn năm 2015 – 2016, khi áp dụng nghị định 137, số lượng đối tượng BTXH đã thay đổi đáng kể, từ 11.912 đối tượng vào năm 2014 thì sang năm 2015 là 14.485 đối tượng.

Thực trạng số lượng đối tượng trong giai đoạn 2015 – 2016 được thể hiện cụ thể qua bảng 2.8 sau:

Bảng 2.8. Thực trạng đối tƣợng BTXH đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng xuyên ở thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2015-2016

Đơn vị tính: Người

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Theo nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 1 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi

dưỡng 256 267

2

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi mất nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 nhất.

3 Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS, Người bị nhiễm

HIV/AIDS thuộc hộ nghèo 4 5

4

Người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, đối với trường hợp con đi học thì được áp dụng đến 22 tuổi

232 242

5

Người cao tuổi ( Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo; người từ 80 trở lên không được hưởng các trợ cấp lương hưu, bảo hiểm; người cao tuổi đủ điều kiện được nhận vào cơ sở bảo trợ nhưng được nhận chăm sóc tại cộng đồng)

7.659 7.966

6 Người khuyết tật 4.707 4.896

7 Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ

côi, trẻ em bị bỏ rơi 24 25

8 Hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng

người khuyết tật. 1.575 1.638

Tổng cộng 14.485 15.069

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy thực trạng về đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp thường xuyên tại thị xã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đó là số lượng đối tượng đặc biệt tăng mạnh vào năm 2015, là năm bắt đầu áp dụng nghị định 136. Nguyên nhân chính cho mức tăng này là do sự xuất hiện của nhóm đối tượng hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật. Như vậy, nhìn chung sự thay đổi về quy định đối tượng BTXH đã tác động mạnh mẽ đến số lượng đối tượng, đem lại hiệu quả cao. Số lượng đối tượng BTXH qua 2 năm cũng có sự thay đổi đáng kể, năm 2016 có 15.069 đối

tượng, đã tăng 584 đối tượng so với năm 2015.

Qua số liệu trên cũng cho thấy được xu hướng tăng dần qua các năm của hầu hết các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, người khuyết tật và Hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật. Trong đó nhóm người cao tuổi bao gồm người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; người từ 80 tuổi trở lên không thuộc diện trên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở BTXH, nhà ở xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Trong 8 nhóm đối tượng này thì nhóm đối tượng người cao tuổi, bao gồm người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo, người từ 80 trở lên không được hưởng các trợ cấp lương hưu, bảo hiểm; người cao tuổi đủ điều kiện được nhận vào cơ sở bảo trợ nhưng được nhận chăm sóc tại cộng đồng có số lượng cao nhất. Cụ thể năm 2015 là 7.659 người, năm 2016 là 7.966 người.

Nhóm đối tượng có số lượng thấp nhất là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, người bị nhiễm HIV/ADIS thuộc hộ nghèo với 4 đối tượng vào năm 2015 và 5 đối tượng vào năm 2016.

Đối với nhóm đối tượng người cao tuổi, mặc dù chiếm số lượng lớn trong tổng số đối tượng BTXH nhưng số lượng này còn thấp so với tổng số người cao tuổi trên địa bàn thị xã. Theo số liệu của Phòng LĐTB – XH thị xã Điện Bàn, tính đến cuối năm 2016, tổng số người cao tuổi của địa phương là 28.978 người, số người nhận TGXH thường xuyên là 7.966 người, đạt tỷ lệ 27,5%, một con số còn khá thấp. Như vậy, nhóm đối tượng người cao tuổi vẫn chưa được quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ đúng đắn, kịp thời.

Như vậy, cũng giống như nghị định 67, ở nghị định 136 này tuy các nhóm đối tượng đều có xu hướng tăng, tuy nhiên mức độ bao phủ của mỗi nhóm là khác nhau. Cao nhất là nhóm người cao tuổi và thấp nhất là nhóm người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

Tỷ lệ của từng nhóm đối tượng trong giai đoạn này cũng không có sự thay đổi đáng kể. Như vậy việc áp dụng những quy định mới về đối tượng BTXH tại địa phương đã đi vào ổn định.

Thực trạng tỷ lệ của từng nhóm đối tượng trong giai đoạn năm 2015 – 2016 được chỉ rõ trong bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tỷ lệ từng nhóm đối tƣợng BTXH đƣợc hƣởng trợ cấp thƣờng xuyên ở thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2015-2016

Đơn vị tính: %

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

Theo nghị định 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 1 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi

dưỡng 1,77 1,77

2

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

0,19 0,20

3 Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS, Người bị nhiễm

HIV/AIDS thuộc hộ nghèo 0,03 0,03

4

Người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, đối với trường hợp con đi học thì được áp dụng đến 22 tuổi

1,60 1,61

5

Người cao tuổi ( Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo; người từ 80 trở lên không được hưởng các trợ cấp lương hưu, bảo hiểm;

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 người cao tuổi đủ điều kiện được nhận vào cơ

sở bảo trợ nhưng được nhận chăm sóc tại cộng đồng)

6 Người khuyết tật 32,50 32,49

7 Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ

côi, trẻ em bị bỏ rơi 0,17 0,17

8 Hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng

người khuyết tật. 10,86 10,87

Tổng cộng 100 100

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh - xã hội thị xã Điện Bàn)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, các nhóm có tỷ lệ cao nhất là người cao tuổi bao gồm người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo; người từ 80 trở lên không được hưởng các trợ cấp lương hưu, bảo hiểm; người cao tuổi đủ điều

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)