Thành công và hạn chế:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Thành công và hạn chế:

a.Thành công

Thực tế giai đoạn 2012 – 2016, công tác BTXH trên địa bàn thị xã Điện Bàn được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng thực hiện khá đầy đủ, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm qua, chính sách BTXH đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng BTXH. Cũng với đó, thị xã cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như hỗ trợ trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh, học sinh thuộc diện khó khăn có nguy cơ bỏ học; thăm hỏi, tặng quà các gia đình có người khuyết tật nặng, trẻ em vào các dịp lễ, tết nguyên đán,…những hoạt động này đã tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho các đối tượng vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Có thể kể đến một số thành công nổi bậc trong công tác bảo trợ trên địa bàn thị xã Điện Bàn như sau:

hiện quy định các đối tượng được thụ hưởng BTXH. Vấn đề này có thể đánh giá thông qua số lượng đối tượng BTXH và tỷ lệ đối tượng bảo trợ hội trên tổng số dân ở địa bàn thị xã liên tục tăng qua các năm. Điều này cho thấy đối tượng BTXH đang ngày càng được mở rộng. Việc nắm bắt, quản lý đối tượng thụ hưởng ngày càng chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng bỏ sót đối tượng.

- Thứ hai: Từng bước tăng mức BTXH gắn với mức sống của người dân. Nếu trong giai đoạn từ 2012 – 2014, mức trợ giúp tối thiểu là 180.000 đồng đến tối đa là 480.00 đồng tùy theo từng đối tượng cụ thể thì đến năm 2015 – 2016 mức trợ giúp đã tăng lên với mức tối thiếu là 270.000 đồng và tối đa là 810.000 đồng, tăng gần 1,7 lần so với trước đây. Nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng bảo trợ cũng tăng mạnh, từ 27.630 triệu đồng năm 2012 lên 46.520 triệu đồng năm 2016. Việc tăng mức hỗ trợ này đã phần nào giúp cho các đối tượng yếu thế trang trải cuộc sống.

- Thứ ba: Các phương thức bảo trợ được đa dạng hóa để ngày càng đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng được thụ hưởng. Trên địa bàn thị xã đã triển khai rất nhiều phương thức BTXH, từ việc hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật, hỗ trợ y tế, giáo dục, đào tạo nghề đến hỗ trợ vay vốn ưu đãi. Nhìn chung, tùy theo nhu cầu và khả năng của từng đối tượng mà địa phương cung cấp những phương thức bảo trợ phù hợp.

Thứ tư: Thực hiện nhiều hành động để dần nâng cao chất lượng công tác BTXH trên địa bàn. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Điện Bàn thường xuyên phối hợp với các ban, ngành có liên quan để nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác BTXH; tổ chức các lớp tập huấn triển khai các quy định, chính sách mới trong công tác BTXH để các chính sách này nhanh chóng được phổ biến trong dân, đồng thời các lớp tập huấn này sẽ góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách.

Thứ năm: Mạng lưới BTXH được mở rộng đến từng địa phương. Mỗi xã, phường đều có cán bộ phụ trách công tác BTXH. Cán bộ phụ trách tại mỗi địa phương sẽ giúp cho công tác bảo trợ dễ dàng đến gần với các đối tượng BTXH.

Thứ sáu: Nguồn BTXH được quan tâm, điều chỉnh tăng qua các năm. Nếu năm 2012 tổng nguồn BTXH là 34,3 tỷ đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 53,3 tỷ đồng. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, giai đoạn 2012 – 2016 nền kinh tế đất nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng ngân sách vẫn không cắt giảm nguồn cho BTXH mà còn tăng lên thể hiện tầm quan trọng của công tác BTXH trong đường lối phát triển của địa phương.

b.Hạn chế

Trong 5 năm từ 2012 đến 2016, cùng với những thành trong công tác BTXH thì vẫn còn đó những hạn chế rất lớn, cụ thể như sau:

Một là: Độ bao phủ đối tượng BTXH còn thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số. Trong giai đoạn 2012 – 2016, tỷ lệ đối tượng BTXH thường xuyên trên tổng dân số của thị xã đạt khoảng 5,52 % - 7,24%. Số đối tượng yếu thế chưa được hưởng chính sách còn cao, nhất là nhóm đối tượng người cao tuổi. Các nhóm đối tượng như trẻ em, người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, người già cô đơn thuộc hộ nghèo, người đơn thân đang nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo sẽ bị loại khỏi đối tượng BTXH nếu không còn nằm trong diện hộ nghèo. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao rơi vào nhóm yếu thế cũng chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ, trợ giúp họ không rơi xuống nhóm yếu thế.

Hai là: Mức trợ cấp tuy có điều chỉnh tăng song chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của đối tượng BTXH, còn thấp so với mức sống trung bình của người dân. Hiện nay, quy định về mức chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông

thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Như vậy, mức chuẩn trợ cấp BTXH tính đến năm 2016 là 280.000 đồng/người/tháng là còn quá thấp, dưới mức chuẩn nghèo.

Ba là: Chỉ áp dụng những phương thức BTXH truyền thống mà chưa có những cải tiến phù hợp với nhu cầu hiện tại của các đối tượng được thụ hưởng. Mặc dù các phương thức ngày càng đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng lên về nhu cầu BTXH. Bên cạnh đó còn tồn tại những phương thức bảo trợ chưa phù hợp, không đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững; giống như việc “ trao con cá chứ không trao cần câu cá”. Từ những tư duy đó đã, đang và sẽ tạo ra sự lãng phí công sức, của cải vật chất và không tạo ra được bước tiến thực sự để giải quyết tận gốc rễ những vấn đề khó khăn trong đời sống của những người cần trợ giúp.

Bốn là: Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH còn mỏng, chưa chuyên sâu, năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trợ còn hạn chế. Cán bộ làm công tác BTXH ở xã, phường còn yếu về năng lực chuyên môn, chưa nắm vững các quy định, chính sách gây nên những sai sót trong việc xác định đối tượng BTXH và mức BTXH đúng theo từng trường hợp. Công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở chưa đem lại hiệu quả cao, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đối tượng có khả năng lao động, tìm việc làm để ổn định cuộc sống nhưng lại trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của xã hội, cộng đồng, chưa có ý chí vươn lên.

Năm là: Số lượng các công trình, cơ sở vật chất dành cho các nhóm đối tượng bảo trợ trên địa bàn rất ít. Toàn thị xã chỉ có hai trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi bị khuyết tật. Các đối tượng BTXH khác có đủ điều kiện để được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội phải di chuyển sang địa phương lân cận như Thành phố Đà Nẵng để được tiếp nhận. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như tinh thần

của các đối tượng bảo trợ khi phải xa quê hương, làng xóm, những tư tưởng đã in sâu vào tâm trí người lao động nghèo ở nông thôn.

Sáu là: Gần như chỉ có hai nguồn kinh phí phục vụ cho công tác BTXH là từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp từ cá nhân. Còn yếu kém trong công tác huy động, kêu gọi sự đóng góp vào nguồn BTXH của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ. Điều này làm cho thị xã Điện Bàn chưa chủ động được trong việc tạo nguồn thu. Nguồn BTXH ở thị xã hiện nay chỉ đủ để đảm bảo chi đúng theo quy định của Chính phủ chứ chưa có thêm mức trợ giúp nào khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)