6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.6. Tăng nguồn thu để phục vụ cho công tác BTXH:
Nguồn thu để phục vụ cho công tác BTXH là nguồn tài chính có được từ các chương trình được thiết kế để trợ giúp cho những người yếu thế đạt được mức sống tối thiểu cần thiết và cải thiện cuộc sống của họ.
Nguồn thu cho công tác BTXH bao gồm từ tài trợ của Nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức đoàn thể, cá nhân, các doanh nghiệp trong cộng đồng, nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, nguồn tài trợ từ quốc tế.
Trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo chi cho các đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp xã hội. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định khoản kinh phí cho BTXH phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Phân cấp rõ ràng nguồn kinh phí TGXH, kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở BTXH, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo.
Đối với nguồn thu từ sự đóng góp của cá nhân và gia đình, của các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trong cộng đồng, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ còn tùy thuộc vào mức độ xã hội hóa hoạt động bảo trợ, hoạt động thu hút nguồn tài trợ.
sự thay đổi, từ chỗ hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, số lượng ít, nay phát triển với quy mô lớn hơn, diện bao phủ rộng hơn vì vậy cũng đòi hỏi một lượng tiền tài trợ nhiều hơn. Do vậy cần phải tăng nguồn thu để đảm bảo cho công tác BTXH được hoàn thiện.
Để tăng được nguồn thu cho công tác BTXH thì ngoài việc tiếp tục duy trì nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cần tăng mức độ tham gia đóng góp của cá nhân, gia đình và các tổ chức đoàn thể, kinh doanh .Thu hút nguồn viện trợ từ nước ngoài.
Chỉ tiêu để đánh giá nguồn thu này là :
- Tổng kinh phí phục vụ cho đối tượng được hưởng BTXH.
- Tỷ lệ kinh phí chi cho công tác BTXH trên tổng chi ngân sách thường xuyên của địa phương.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BTXH 1.3.1. Nhân tố phi kinh tế tác động đến công tác BTXH
- Nhân tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống an sinh xã hội, trong đó có hoạt động BTXH. Bởi khi tiến hành các hoạt động BTXH nó đóng vai trò như một tấm chắn, giúp cho nhiều tầng lớp nhân dân nhất là những tầng lớp dưới cùng của xã hội khỏi phải rơi vào vòng xoáy của đói nghèo. Hệ thống chính trị sẽ quyết định quan điểm và định hướng phát triển của công tác BTXH. Công cụ để hệ thống chính trị quyết định đến quan điểm và định hướng công tác BTXH chính là hệ thống các văn bản pháp luật, tổ chức hoạch định và thực thi chính sách. Những công cụ này có phù hợp, tương đồng với nhu cầu thực tiễn hay không là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả của công tác BTXH.
- Nhân tố nhận thức, văn hóa – xã hội quyết định đến các giải pháp, biện pháp và các công cụ phù hợp để đưa chính sách vào cuộc sống. Những quan điểm, nhận thức sai lầm về công tác bảo trợ như coi công tác BTXH chỉ là hoạt
động nhân đạo làm cho những sự trợ giúp đó không đem lại hiệu quả lâu dài, đồng thời tạo tính ỉ lại, phụ thuộc, trông chờ cho một số đối tượng bảo trợ.
- Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng lưới BTXH; sự năng nổ, nhiệt tình và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH cũng có tác động và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động BTXH.
1.3.2. Nhân tố kinh tế tác động đến công tác BTXH
- Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì sẽ phát triển sâu rộng, đầy đủ các chính sách BTXH, các đối tượng bảo trợ có được điều kiện thuận lợi để tiếp cận và hưởng thụ nhiều hơn từ những dịch vụ của xã hội, với một chất lượng tốt hơn và kịp thời hơn. Tạo cơ hội và năng lực cho các đối tượng bảo trợ tự vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Khi đối tượng BTXH hòa nhập cuộc sống cộng đồng, bản thân đối tượng cũng tạo ra được thu nhập, đóng góp một phần vào sự tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn là nó làm giảm chi ngân sách Nhà nước cho các đối tượng BTXH khi họ đã tự đảm bảo được cuộc sống.
- Kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động BTXH. Bằng các chính sách thuế phù hợp sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, là cơ sở để đẩy mạnh các hoạt động BTXH, đây cũng là thực hiện việc phân phối lại thu nhập từ người giàu sang người nghèo và người yếu thế, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
- Tình trạng ngân sách quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc thiết kế, hoạch định các chính sách BTXH của quốc gia trong từng thời kỳ. Nguồn ngân sách của quốc gia ổn định sẽ là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách BTXH.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BTXH TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA
2.1. ĐIỂM CỦA THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BTXH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Với vị thế lưng tựa núi mặt nhìn ra biển, địa hình khá bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 216,32 Km2
. Trong đó, cơ cấu sử dụng đất được thể hiện qua bảng 2.1 sau đây:
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2012 – 2016 ĐVT: % Loại đất Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Đất nông nghiệp 44,27 44,15 44,72 52,81 52,85 Đất lâm nghiệp 1,15 1,43 1,01 0,52 0,49 Đất chuyên dùng 12,74 13,12 12,92 12,53 12,40 Đất ở 14,38 14,34 14,57 18 18,61 Đất chưa sử dụng 27,46 26,96 26,78 16,14 15,65 Tổng cộng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn)
Diện tích tăng này tập trung vào đất nông nghiệp và đất ở được khai thác chính từ nguồn đất chưa sử dụng. Như vậy thị xã Điện Bàn đã có những bước quy hoạch sử dụng đất đai hiệu quả.
Toàn thị xã có 7 phường và 13 xã, trong đó địa hình ven biển gồm các phường Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Dương, vùng này có địa hình chủ yếu là cồn cát và bãi cát ven biển chạy dài từ Bắc xuống Nam với diện tích chiếm 25% diện tích toàn thị xã. Địa hình đồng bằng là dạng địa hình chính, bao gồm hầu hết các xã đồng bằng ở khu vực trung tâm và phía Tây của thị xã, chiếm khoảng 73% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình gò đồi phân bố chủ yếu ở xã Điện Tiến, chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên.
Trên địa bàn thị xã có các sông chính như Thu Bồn, sông Yên, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện, sông Bình Phước v.v ..., hệ thống sông này không chỉ cung cấp nguồn nước mặt dồi dào mà còn tạo nên một cảnh quan đẹp cho phát triển đô thị của thị xã.
Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Chế độ mưa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều gây khô hạn, nhiễm mặn trong mùa khô và bão thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt, xói lở khu vực ven sông
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Điện Bàn là một trong những vùng thường xuyên gánh chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, bão lũ hàng năm. Bên cạnh đó, Điện Bàn còn là mảnh đất bị ảnh hưởng nặng nề từ hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Từ những nguyên nhân đó đã để lại hậu quả là các nạn nhân bị mất nhà cửa, cuộc sống bấp bênh; các nạn nhân bị ảnh hưởng do di chứng chất độc màu da cam, khuyết tật do bom đạn,…
tương đối đều qua các năm từ 2012 đến 2016. Cụ thể quy mô dân số tại thị xã Điện Bàn được thể hiện qua bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Quy mô dân số thị xã Điện Bàn giai đoạn năm 2012 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dân số Người 202.173 203.956 205.701 207.563 208.178 Mật độ dân số Người/Km2 942 950 958 960 962 Số hộ dân cư Hộ 51.101 51.655 52.329 53.531 55.172
(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn)
Hiện nay, dân số tại thị xã Điện Bàn thuộc nhóm cơ cấu dân số trẻ, số lượng dân số trong độ tuổi lao động chiếm số lượng lớn. Điều này được thể hiện qua Hình 2.1 như sau:
15,000 10,000 5,000 0 5,000 10,000 15,000 0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84 Nam Nữ
Hình 2.1. Tháp dân số thị xã Điện Bàn ƣớc tính đến năm 2016
động dồi dào, số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm rất lớn. Tuy nhiên, điều này cũng kèm theo những bất lợi đó là vấn đề giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao cuộc sống. Lực lượng lao động tại địa phương được cụ thể trong bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Tình hình lực lƣợng lao động tại thị xã Điện Bàn trong giai đoạn năm 2012 – 2016 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số người trong độ tuổi
lao động 122.846 124.605 126.450 128.283 129.841 Số người trong độ tuổi
lao động có việc làm 115.235 116.994 118.780 120.791 123.582
(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy số người trong độ tuổi lao động có việc làm ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao. Năm 2012 số người thất nghiệp là 7.611 người chiếm tỷ lệ 6,2%, đến năm 2016 có 6.259 người thất nghiệp chiếm tỷ lệ 4,8% trên tổng số người trong độ tuổi lao động. Với 7 phường hiện tại và 12 phường trong tương lai, Điện Bàn đang dần định hình không gian đô thị hoàn chỉnh thông qua các tuyến đường nội thị và vành đai. Hiện Điện Bàn có khoảng 20 tuyến đường gồm 13 tuyến huyện lộ và 6 tuyến tỉnh lộ như ĐT 603, ĐT 607, ĐT 608, ĐT 609… cùng nhiều tuyến liên thôn liên xã, nên về mặt quy hoạch mạng lưới đường sá Điện Bàn cơ bản ổn định
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Sau 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn đã vươn lên trở thành vùng kinh tế năng động Bắc Quảng Nam.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu năm 2016 đạt 24.282 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, cơ cấu các ngành kinh tế tại thị xã đã có sự chuyển dịch từ nông lâm thủy sản sang công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ tuy nhiên sự chuyển dịch này diễn ra chưa mạnh mẽ, điều này được thể hiện qua bảng 2.4 sau đây:
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế tại thị xã Điện Bàn trong giai đoạn năm 2012 – 2016 ĐVT: % Ngành Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông – Lâm – Thủy sản 9,81 10,04 9,67 9,15 8,67 Công nghiệp – Xây dựng 70,21 64,66 65,80 63,70 62,92 Thương mại – Dịch vụ 19,98 25,30 24,53 27,15 28,41 Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn)
Như vậy việc chuyển dịch cơ cấu của địa phương đã có hướng đi đúng theo xu hướng phát triển chung của đất nước.
Giá trị sản xuất toàn nền kinh tế tăng bình quân 14,65%/năm, trong đó: công nghiệp xây dựng tăng 13,82%, dịch vụ tăng 21,08%, nông nghiệp tăng 3,01%.
Tính đến năm 2016, toàn thị xã có 2.184 cơ sở sản xuất công nghiệp, bao gồm các ngành: khai khoáng; công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp
nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã trong 5 năm (2012- 2016) là 7.408 tỷ đồng. Trong đó thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 29,8% . Tổng chi ngân sách trong thời gian trên là 8.373 tỷ đồng, chủ yếu tập trung chi cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản.
Nhìn chung, nền kinh tế của thị xã tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu ngành theo đúng hướng và đạt kết quả tích cực. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phục hồi phát triển; thương mại – dịch vụ phát triển khá; nông nghiệp cơ bản ổn định. Từ việc tổng chi ngân sách cao hơn tổng thu ngân sách trong giai năm 2011-2015, đến năm 2016 thì tổng thu ngân sách đã đảm bảo được cho tổng chi ngân sách.
Bảng 2.5. Thực trạng nguồn chi ngân sách ở thị xã Điện Bàn thời gian qua ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Tổng chi ngân sách địa phương 1.278 1.544 1.479 2.116 1.956 2 Tổng chi thường xuyên 627 728 755 881 875 Trong đó chi đảm bảo xã hội 30,3 34,7 36,3 45,1 39,6
(Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Điện Bàn)
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BTXH TRÊN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng chính sách BTXH
a.Đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên
địa bàn thị xã được áp dụng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc Quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, tuy nhiên tại thị xã Điện Bàn nói riêng và tỉnh quảng nam nói chung do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là không đủ nguồn kinh phí thực hiện nên đến ngày 01/01/2015 thì toàn tỉnh, trong đó kể cả thị xã Điện Bàn mới bắt đầu áp dụng nghị định này.
Như vậy trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, quy định về đối tượng được thụ hưởng chính sách BTXH đã có sự thay đổi giữa 02 nghị định. Từ năm 2012 đến năm 2014 áp dụng nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/ 4/2007 với 9 nhóm đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên, từ năm 2014 đến năm 2016 áp dụng nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 với 6 nhóm đối tượng được quy định chi tiết, cụ thể từng trường hợp, đồng thời bổ sung, cắt giảm và gộp chung một số đối tượng được thụ hưởng.
Đối với nghị định 67, đối tượng hưởng BTXH là người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo; đến nay nghị định 136 sửa đổi thành trẻ em khuyết tật, người khuyết tật theo quy định về pháp luật của người khuyết tật.
Bổ sung thêm đối tượng trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội; trẻ em có cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội vào nhóm đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng.
Bổ sung thêm nhóm đối tượng người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc các