CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BTXH TRÊN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BTXH TRÊN

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Mở rộng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng

Như đã phân tích ở những nội dung trên, hiện nay trên địa bàn thị xã vẫn còn một số lượng không ít các đối tượng chưa được hưởng chính sách BTXH.

Để thực hiện mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách BTXH thì hướng đi cơ bản trong thời gian tới của thị xã Điện Bàn là:

- Rà soát lại tiêu chí xác định đối tượng bảo trợ theo hướng linh hoạt hơn để thực sự có thể bao phủ được hết các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Khi xác định đối tượng bảo trợ cần tập trung vào các điều kiện cần, phù hợp với thực trạng của đối tượng và bỏ bớt một số tiêu chí không cần thiết để chính sách bảo trợ có thể bao phủ đến hầu hết số đối tượng yếu thế cần được bảo trợ. Các điều kiện cần, phù hợp với thực trạng bao gồm hoàn cảnh gia đình khó khăn, các tiêu chí về thu nhập cá nhân, độ tuổi, sức khỏe. Với phương án tăng độ tuổi của con trong nhóm đối tượng người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi, năm 2014 toàn thị xã có 405 đối tượng, đến năm 2016 nhóm đối tượng này được quy định người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất đã nâng số lượng đối tượng lên 752 người.

- Trong dài hạn, khi kinh tế của thị xã phát triển, nguồn BTXH được tăng lên, có thể thực hiện loại bỏ những điều kiện liên quan đến gia đình (hộ nghèo hay không nghèo), chỉ quan tâm đến điều kiện cá nhân để thực hiện trợ giúp. Các nhóm đối tượng như trẻ em, người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, người già cô đơn thuộc hộ nghèo, người đơn thân đang nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo đều được gắn với tiêu chí hộ nghèo, do đó, nếu như bỏ đi tiêu chí hộ nghèo thì số lượng đối tượng sẽ được mở rộng hơn rất nhiều.

- Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các đối tượng TGTX phù hợp với yêu cầu của thực tiễn như hộ nông dân mất tư liệu sản xuất do đô thị hóa, công

nghiệp hóa nhưng do trình độ chuyên môn hạn chế nên không thể đào tạo chuyển đổi ngành nghề được,…

- Đối với trường hợp trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, đang sống cùng ông bà nội (ngoại) là người cao tuổi; các trường hợp nghèo kinh niên và không có khả năng thoát nghèo cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cần được bổ sung vào đối tượng TGTX.

- Hiện nay các đối tượng gặp khó khăn đột xuất mà không phải do nguyên nhân khách quan như nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ trẻ em, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị cưỡng bức lao động,… chỉ được hưởng các khoản trợ giúp tiền ăn, chi phí điều trị trong thời gian được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng chờ đưa về nơi cư trú hoặc đến cơ sở BTXH, nhà ở xã hội. Cần xem xét mở rộng đối tượng được hưởng TGĐX cho những đối tượng này khi họ trở về nơi cư trú để giúp họ vượt qua khó khăn thời gian đầu, tái hòa nhập cộng đồng.

- Sau mỗi thời điểm xảy ra thiên tai, lũ lụt,… cần tổ chức tổng kiểm tra, rà soát, phân loại các đối tượng TGĐX, đảm bảo không để xót hoặc xác định không đúng đối tượng được hưởng trợ giúp. Phòng Lao động, thương binh và xã hội của thị xã phải thành lập bộ phận phụ trách công tác này. Phối hợp với cán bộ chuyên trách tại từng xã, phường liên hệ với ban nhân dân ở các thôn, khối phố để xác định chính xác các trường hợp cần được TGĐX, đảm bảo không bỏ xót hoặc xác định sai đối tượng.

Có thể trong thời gian tới, dưới tác động của nhiều yếu tố từ môi trường, xã hội các nhóm đối tượng BTXH sẽ ngày càng tăng lên, ngoài những nhóm đối tượng truyền thống sẽ phát sinh những đối tượng mới, cần có những tiêu chí mới để xác định đối tượng BTXH cho những nhóm này.

3.2.2. Tăng mức BTXH

thiểu cho lương thực – thực phẩm và phi lương thực – thực phẩm. Hiện nay, mức TGXH theo Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ là 270.000 đồng/ tháng áp dụng từ ngày 01/01/2014, tại thị xã Điện Bàn thì áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến nay chưa được điều chỉnh tăng để phù hợp với trượt giá cho các năm qua và phù hợp với mức sống tối thiểu của người dân. Do đó cần khảo sát, nghiên cứu để nâng mức trợ cấp lên phù hợp với mức sống người dân.

- Căn cứ vào chỉ tiêu mức sống tối thiểu của người dân hàng năm, quy định về chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập; tiếp tục hoàn thiện, phát triển những nguyên tắc trước đây để xây dựng lại hệ số xác định mức trợ cấp đối với từng nhóm đối tượng cụ thể.

- Đối với nhóm đối tượng là người cao tuổi đủ 80 tuổi trở lên, cần xem xét điều chỉnh mức trợ cấp để có sự công bằng giữa những đối tượng trong nhóm này nhưng thuộc diện hộ nghèo và những đối tượng trong nhóm này không thuộc diện hộ nghèo. Đối với những đối tượng thuộc diện hộ nghèo cần xem xét nâng mức trợ giúp cao hơn nhóm đối tượng không thuộc diện hộ nghèo, tạo điều kiện cho nhóm đối tượng là hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

- Với điều kiện kinh tế trên địa bàn thị xã ngày càng phát triển như hiện nay, nguồn thu ngân sách hàng năm đã tăng lên đáng kể, có thể tự cân đối ngân sách. Do vậy, thị xã cần có những xem xét, nghiên cứu để có thể hỗ trợ thêm mức trợ giúp cho các đối tượng BTXH ngoài mức trợ giúp theo quy định của Trung Ương. Dựa trên nguồn thu hằng năm của thị xã, có thể đưa ra mức phân bổ cao hơn cho công tác BTXH trên địa bàn.

- Phát động các phong trào, chương trình kêu gọi các tổ chức đoàn thể, kinh tế, chính trị hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các đối tượng BTXH với mức cố định hợp lý hàng tháng. Từ đó, cộng với mức hỗ trợ ngân sách, đối

tượng bảo trợ sẽ có thêm được sự trợ giúp cố định và bền vững để cải thiện cuộc sống, vươn lên vượt khó.

- Định kỳ, tổ chức kiểm tra, rà soát lại mức hỗ trợ của các đối tượng BTXH tại từng xã, phường để đảm bảo đối tượng bảo trợ được xác định đúng mức hỗ trợ. Đồng thời xem xét cụ thể, chi tiết từng trường hợp để tạo điều kiện đối tượng bảo trợ được hưởng mức trợ giúp theo hướng tốt nhất.

3.2.3. Mở rộng phƣơng thức BTXH

Hoàn thiện các hình thức hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ có được việc làm, thu nhập được nâng cao và ổn định. Đối với người nghèo, việc có được việc làm tốt với thu nhập ổn định là một vấn đề khó khăn, bởi lẻ họ không có điều kiện học tập tốt, thông tin về thị trường lao động bị hạn chế, không có cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin,… Vì vậy, các chính sách BTXH cần phải tập trung hoàn thiện giải pháp hỗ trợ các đối tượng có cơ hội được đào tạo nghề, tiếp cận công nghệ thông tin và thị trường lao động để họ tìm được việc làm có thu nhập cao để ổn đinh cuộc sống. Để làm được điều này, cần thực hiện:

- Xây dựng chính sách cho vay ưu đãi đối với các cơ sở kinh doanh, do- anh nghiệp sử dụng nhiều đối tượng BTXH. Để các đơn vị này có điều kiện phát triển, mở rộng kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho các đối tượng BTXH. Đồng thời cũng có chính sách cho vay ưu đãi đối với người thuộc diện BTXH khi họ có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, sản xuất, mua sắm công dụng cụ lao động, học nghề,…

- Triển khai các đề án dạy nghề hiện hành theo hướng kết hợp đào tạo kỹ thuật cao, chuyên sâu với những nghề thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và năng lực của từng nhóm đối tượng và thị trường lao động. Vận động, phối hợp với các công ty, xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã tổ chức các lớp đào tạo nghề cũng như những buổi tư vấn trực tiếp để các đối tượng BTXH có cơ hội biết rõ hơn về nhu cầu thực tế của xã hội, từ đó có

được hướng đi đúng phù hợp với năng lực của bản thân.

- Đối với các trường hợp hộ nông dân mất tư liệu sản xuất do đô thị hóa, công nghiệp hóa nhưng do trình độ chuyên môn hạn chế nên không thể đào tạo chuyển đổi ngành nghề được,… thì có thể xem xét hỗ trợ bằng hình thức cung cấp phương tiện sinh kế như xe nước mía, xe bánh mì, bò giống,…

- Tăng cường vận động, hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT để nâng cao khả năng tự an sinh của người dân, giảm thiểu các rủi ro mất thu nhập tạm thời và thu nhập vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, hiện nay chính sách tài trợ thông qua giá cho các đối tượng BTXH như miễn giảm khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, đào tạo nghề làm cho họ khó có cơ hội tiếp cận các dịch vụ các chất lượng cao, gây nên cảm giác được thương hại hơn là sẻ chia, và bị đối xử bất bình đẳng với người bình thường khác; do đó cần nghiên cứu để thay thế chính sách tài trợ thông qua giá bằng hình thức tiền mặt. Cụ thể là:

- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các cơ sở giáo dục hay y tế cả công lập và dân lập đều có những dịch vụ chất lượng cao, tuy nhiên các đối tượng BTXH không được miễn giảm nếu như sử dụng các dịch vụ này.

- Để khắc phục tình trạng bất bình đẳng này và tạo cho đối tượng bảo trợ có được quyền tự chủ trong việc lựa chọn dịch vụ phù hợp với như cầu và điều kiện của bản thân thì Chính phủ cần thay đổi phương thức hỗ trợ này theo hướng hỗ trợ bằng tiền mặt. Mặt khác, việc hỗ trợ bằng tiền mặt này sẽ giúp cho đối tượng cảm thấy tự tin, bớt mặc cảm, tự ti hơn để từ đó hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

Đồng thời để có thể mở rộng phương thức bảo trợ một cách hiệu quả nhất cần huy động nguồn lực từ cộng đồng, từ đó sẽ có thêm những phương thức đa dạng, phong phú hơn để thực hiện công tác BTXH. Cộng đồng sẽ là nơi đưa ra những phương thức tối ưu nhất.

3.2.4. Nâng cao chất lƣợng công tác BTXH

a. Tăng cường năng lực cán bộ và bộ máy thực hiện công tác BTXH

- Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện công tác BTXH từ Trung ương đến địa phương, nhất là bộ máy cấp xã, phường để đảm bảo nhân lực cho thực hiện nhiệm vụ BTXH ở từng địa phương. Đối với bộ máy quản lý cấp thị xã, cần chủ động thành lập các bộ phận phụ trách tương ứng với từng nhóm đối tượng cụ thể để có thể quản lý chặt chẽ hơn.

- Tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách ở các cấp quản lý để đủ người làm công tác BTXH. Cần căn cứ và số lượng dân cư và số lượng đối tượng BTXH ở từng địa phương để có sự phân công số cán bộ đảm nhiệm công tác BTXH hợp lý. Đồng thời phải nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác bao trợ xã hội đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở vì họ là những người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với các đối tượng bảo trợ nhiều nhất. Áp dụng các tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức đối với các cán bộ thực hiện công tác BTXH nhằm tạo động lực cho đội ngũ cán bộ tăng cường học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó sẽ phục vụ công tác BTXH tốt hơn.

- Tăng cường các lớp đào tạo ngắn hạn như tập huấn, hội thảo theo chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách,…Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các chính sách, quy định được triển khai nhanh chóng đến từng địa phương. Bên cạnh đó, cần tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động tại cơ sở để người dân có thể nắm bắt được công tác BTXH, góp phần huy động nguồn đóng góp của nhân dân.

- Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội của xã, phường phải đầy đủ các thành phần; hướng dẫn các thôn, khối phố rà soát đối tượng, hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ và tổ chức xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chính sách, các văn bản chỉ đạo theo hướng cụ thể, dễ hiểu. Tránh trường hợp văn bản chồng chéo trong quy định gây khó khăn cho các đơn vị cơ sở khi thực hiện xác định chính sách.

b. Đổi mới, hoàn thiện trình tự, thủ tục ra quyết định chính sách theo hướng giảm giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện

Rút ngắn trình tự, thời gian và thủ tục ra các quyết định chính sách sau khi xác định là đối tượng được hưởng chính sách xã hội tạo điều kiện cho đối tượng được hưởng tiếp cận được nhanh với chính sách này, giúp cho đối tượng bảo trợ được nhận sự trợ giúp kịp thời, nhanh chóng.

Đối với những trường hợp điều chỉnh chính sách hoặc thôi hưởng chính sách cũng cần được rút gọn quy trình. Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ để tiết kiệm thời gian; giúp cho việc quản lý đối tượng bảo trợ được dễ dàng, chính xác.

c. Tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng BTXH và chi trả trợ cấp. Ứng dụng này giúp cho việc theo dõi, kiểm tra thông tin của đối tượng BTXH được chính xác; tránh sự xác định, chi trả cũng như cấp thẻ BHYT trùng lặp cũng như chi trả sai đối tượng theo quy định; thống nhất về thông tin, danh sách đối tượng bảo trợ từ cơ sở đến các cấp quản lý phía trên; các trường hợp đối tượng bảo trợ giảm do chết hoặc hết điều kiện hưởng trợ cấp xã hội sẽ được cập nhật xóa tên kịp thời.

- Quy định và thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ trong việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH để đảm bảo công tác quản lý đối tượng, quản lý việc thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH được chặt chẽ, có hệ thống.

được hưởng chính sách để đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng. Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, thời gian niêm yết công khai hồ sơ xác minh đối tượng tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của công dân khi có sai sót. Từng bước khắc phục, đẩy lùi những tiêu cực, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BTXH, đảm bảo những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhận được sự trợ giúp từ Nhà nước và xã hội.

3.2.5. Mở rộng mạng lƣới BTXH

Các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng hầu hết là trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi không có khả năng lao động,.. Do đó

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)