7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Công tác triển khai cho vay đầu tƣ
a.Tổ chức cho vay
Kế hoạch & Nghiên cứu phát triển, Thẩm định, Tín dụng, Tài chính – Kế toán. Mỗi phòng có nhiệm vụ riêng nhƣng phải phối hợp với nhau nhịp nhàng và tuân thủ đúng quy trình, quy định tại Quỹ. Thời gian xử lý hồ sơ cho vay đầu tƣ (kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ vay vốn theo quy định đến khi có quyết định phê duyệt cho vay: tối đa 30 ngày làm việc (đối với các dự án vay vốn thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt của Quỹ).
-Phòng Kế hoạch & Nghiên cứu phát triển có trách nhiệm xúc tiến tìm kiếm dự án, tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ dự án. Trên cơ sở đó, thực hiện tiếp nhận toàn bộ hồ sơ và thực hiện tra cứu thông tin tín dụng CIC để chuyển phòng Thẩm định tiến hành công tác thẩm định.
-Phòng Thẩm định: tiếp nhận toàn bộ hồ sơ dự án do phòng Kế hoạch & Nghiên cứu phát triển chuyển sang và tiến hành công tác thẩm định theo quy trình, trình phê duyệt Báo cáo kết quả thẩm định. Trên cơ sở đó, lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt cho vay.
Thời gian thực hiện công tác thẩm định và trình phê duyệt cho vay: tối đa không quá 25 ngày làm việc.
-Phòng Tín dụng: trƣờng hợp hồ sơ cho vay đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì phòng Tín dụng tiếp nhận toàn bộ hồ sơ dự án và Báo cáo kết quả thẩm định do phòng Thẩm định chuyển sang và lập các thủ tục ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các thủ tục liên quan, hƣớng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ giải ngân, giải ngân trình Lãnh đạo Quỹ phê duyệt. Công tác giám sát sau cho vay do phòng Tín dụng chịu trách nhiệm.
-Phòng Tài chính – Kế toán: tiếp nhận hồ sơ từ phòng Tín dụng chuyển sang, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ giải ngân, lập thủ tục chuyển tiền cho đơn vị.
b.Thủ tục cho vay
Nguồn vốn cho vay của Quỹ là nguồn vốn từ NSNN và vốn huy động từ các nhà tài trợ. Do đó, ngoài việc tuân thủ theo quy định của Quỹ về hồ sơ,
thủ tục vay vốn đã đƣợc Quỹ công khai, niêm yết trên trang thông tin điện tử của Quỹ thì nếu sử dụng vốn của nhà tài trợ thì phải tuân thủ theo các quy định của nhà tài trợ.
Cụ thể:
-Sử dụng vốn của WB: ngoài thủ tục hồ sơ theo quy định, khách hàng cần phải lập Dự án đầu tƣ theo mẫu Quyết định số 48/QĐ-TTtg ngày 03/4/2008 của Chính phủ, Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu, Biên bản tham vấn cộng đồng, Hồ sơ quan trắc môi trƣờng, Hồ sơ đấu thầu dự án, …
c.Quy trình cho vay đầu tư tại Quỹ
Sơ đồ 2.2. Quy tr nh cho vay đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển
Tiếp cậnvà tiếp nhận hồ sơ
Thẩm định Trả hồ sơ cho khách hàng Lập Tờ trình phê duyệt cho vay Kiểm soát trƣớc vay Ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân
Thu nợ và lãi vay
Giám sát vay
Trả hồ sơ khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ: sau khi xúc tiến dự án, nhận thấy dự án phù hợp với các tiêu chí, lĩnh vực tài trợ của Quỹ, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định của Quỹ và nhà tài trợ (nếu có).
Thẩm định và lập Tờ trình xin phê duyệt vốn vay
Thẩm định dự án: cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định dự án theo đúng quy chế thẩm định tại Quỹ. Nếu xét thấy dự án có đủ điều kiện cho vay, có hiệu quả, có khả năng trả nợ, Quỹ lập Tờ trình trình HĐQL phê duyệt hoặc thông qua để trình UBND thành phố phê duyệt theo thẩm quyền quy định, đồng thời chuyển hồ sơ dự án cho Ban kiểm soát cho ý kiến.
Kiểm soát trước vay
-Về việc kiểm soát trƣớc vay do Ban kiểm soát thực hiện độc lập và cho các ý kiến trực tiếp về tình hình dự áncho HĐQL và UBND thành phố.
-Trong trƣờng hợp ý kiến của Ban kiểm soát ngƣợc lại với ý kiến của Quỹ về tình hình của dự án thì HĐQL, UBND thành phố sẽ có ý kiến bằng văn bản yêu cầu các bên giải trình trƣớc khi quyết định phê duyệt dự án.
Ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay
Trƣờng hợp dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện ký kết Hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung nhƣ sau:
+ Thông tin của Quỹ và Bên vay vốn: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, ngƣời đại diện theo pháp luật các Bên.
+ Số tiền cho vay.
+ Mục đích sử dụng vốn vay. + Thời hạn cho vay.
+ Lãi suất cho vay, lãi suất áp dụng đối với dƣ nợ gốc bị quá hạn, các loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng.
+ Điều kiện, phƣơng thức, tiến độ giải ngân vốn cho vay.
+ Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay, trả nợ trƣớc hạn.
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với dƣ nợ gốc mà Bên vay vốn không trả nợ đƣợc đúng hạn theo thỏa thuận và không đƣợc Quỹ chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
+ Biện pháp bảo đảm tiền vay. + Quyền và nghĩa vụ của các Bên.
+ Các trƣờng hợp chấm dứt cho vay, thu nợ trƣớc hạn, chuyển nợ quá hạn.
+ Xử lý nợ vay, phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại. + Hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
- Quỹ thực hiện giải ngân vốn vay theo tiến độ thực hiện dự án, đã đƣợc thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng. Tuỳ theo từng dự án cụ thể, Quỹ và Bên vay vốn thoả thuận hình thức giải ngân phù hợp. Các hình thức giải ngân phải đảm bảo có nguồn vốn đối ứng của Bên vay vốn.
Ngoài ra, Quỹ thực hiện đúng các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình giải ngân vốn vay.
Thu nợ, lãi vay
- Quỹ và Bên vay vốn thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay nhƣ sau:
+ Trả nợ gốc, lãi tiền vay theo kỳ hạn riêng.
+ Trả nợ gốc và lãi tiền vay trong cùng một kỳ hạn. - Việc thu nợ đƣợc quy định theo thứ tự nhƣ sau:
+ Đối với trƣờng hợp Bên vay vốn trả nợ trƣớc hạn, Quỹ thực hiện thu theo thứ tự: nợ lãi tiền vay thu trƣớc và nợ gốc thu sau.
+ Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, Quỹ thực hiện thu theo thứ tự: nợ gốc thu trƣớc và nợ lãi tiền vay thu sau.
Kiểm tra, giám sát nợ vay
- Bên vay vốn có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung hợp đồng tín dụng; báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của Quỹ.
- Quỹ có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, việc sử dụng vốn vay, trả nợ của Bên vay vốn theo đúng cam kết đã thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng và theo quy định tại Quỹ.
Xử lý nợ, lãi quá hạn
Biện pháp xử lý nợ, lãi quá hạn là xem xét điều chỉnh gia hạn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ đối với những dự án gặp khó khăn do yếu tố khách quan; thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ đối với những dự án hoạt động kém hiệu quả, mất khả năng trả nợ.
Tất toán khoản vay
Khi khách hàng đã trả hết nợ và lãi vay, cán bộ tín dụng tiến hành tất toán khoản vay cho khách hàng.
d. Phát triển thị trường để tìm kiếm khách hàng
Với mong muốn hoạt động cho vay đầu tƣ của Quỹ ngày càng tăng trƣởng thì quy mô tín dụng, thị trƣờng cho vay đầu tƣ của Quỹ phải đƣợc mở rộng. Nhận thức đƣợc điều này nên Quỹ xác định việc phát triển thị trƣờng cho vay đầu tƣ vừa là mục tiêu vừa là phƣơng thức kinh doanh.
Mô hình hoạt động đặc thù của của Quỹ ĐTPTĐP thì ngoài các dự án trọng điểm của địa phƣơng mà Quỹ đƣợc chỉ định hỗ trợ thì Quỹ tập trung khai thác mảng khách hàng với các dự án đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích, ƣu tiên đầu tƣ phát triển. Do đó, Quỹ thƣờng xuyên kết nối, liên hệ với các Sở, ngành tại thành phố, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ để nắm bắt các dự án đƣợc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cấp phép hoạt động để xúc tiến và hỗ trợ nhu cầu cấp thiết về vốn cho các chủ đầu tƣ.
- Quảng bá hình ảnh của Quỹ đến với đông đảo cộng đồng doanh nghiệp để các khách hàng biết đến Quỹ nhiều hơn và liên hệ Quỹ khi có nhu cầu vay vốn.
Việc phát triển thị trƣờng của Quỹ đạt đƣợc những kết quả nhất định, giúp khách hàng biết và liên hệ Quỹ nhiều hơn. Tuy nhiên, Quỹ thực sự quan tâm đến việc này và triển khai thực hiện trong vòng 02 năm trở lại đây nên việc phát triển thị trƣờng cũng chƣa đƣợc hoàn thiện, do đó, Quỹ cần phải tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh công tác này để có thể xúc tiến đƣợc nhiều khách hàng hơn.
e.Kế hoạch cung ứng sản phẩm
Quỹ ĐTPT thành phố Đà Nẵng là tổ chức tài chính nhà nƣớc, là công cụ tài chính để hỗ trợ hoạt động đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho thành phố. Do đó, mô hình hoạt động của Quỹ có những đặc thù riêng biệt, hoạt động cho vay cũng có nhiều điểm khác biệt so với hoạt động cho vay tại các NHTM.
- Linh hoạt điều kiện cho vay: với các cơ chế hoạt động đặc thù và hoạt động cho vay đầu tƣ theo các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thì Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng nắm bắt thị hiếu của khách hàng, bổ sung thêm các nội dung linh hoạt trong quy trình cho vay tại Quỹ nhƣ:
+ Mức cho vay tối đa đối với một dự án: tối đa đến 80% tổng mức đầu tƣ của dự án.
+ Hình thức bảo đảm tiền vay linh hoạt: ngoài các hình thức bảo đảm tài sản theo quy định của pháp luật thì Quỹ cho phép khách hàng đƣợc vay vốn không có tài sản bảo đảm (với các điều kiện kèm theo tùy theo từng trƣờng hợp)…
Những hình thức đa dạng nhƣ trên nhằm mang lại sản phẩm cho vay đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
- Lãi suất cho vay: nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng trên địa bàn thành phố chủ động về nguồn vốn và theo tình hình giảm lãi suất thị trƣờng, Quỹ thƣờng xuyên tham mƣu và trình HĐQL Quỹ, UBND thành phố xem xét giảm lãi suất cho vay tối thiểu tại Quỹ. Hiện nay, mức lãi suất tối thiểu tại Quỹ là 6%/năm, và lãi suất đƣợc chia thành 3 nhóm để tùy theo từng đối tƣợng vay vốn mà áp dụng mức lãi suất cho phù hợp.
-Kênh phân phối:
+ Thƣờng xuyên tích cực làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp (nhƣ Hội doanh nhân trẻ, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội doanh nghiệp phần mềm, Hội doanh nghiệp các quận, huyện, …) và các Sở, ngành liên quan để phổ biến, hƣớng dẫn thủ tục cho vay đầu tƣ tại Quỹ; đồng thời tham dự các buổi đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt các tâm tƣ, nguyện vọng của các doanh nghiệp để kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.
-Thƣờng xuyên đăng tin, bài viết hƣớng dẫn các chính sách khuyến khích đầu tƣ, hỗ trợ vay vốn, … trên trang thông tin điện tử của Quỹ, cổng thông tin điện tử thành phố, … để góp phần truyền tải thông tin kịp thời, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của doanh nghiệp.
Nhìn chung, Quỹ đã có nhiều nỗ lực để đem đến cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất, ƣu đãi nhất. Nhƣng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt giữa các TCTD nhƣ hiện nay thì các ƣu đãi của Quỹ chƣa thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nên Quỹ cần tiếp tục nghiên cứu để đƣa ra các sản phẩm, giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
f. Chất lượng dịch vụ được bảo đảm
Với sự phát triển ngày càng cao của chất lƣợng dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay thì chất lƣợng dịch vụ của Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng trong hoạt động kinh doanh phải càng đƣợc đẩy mạnh và nâng cao, nhất là trong hoạt động cho vay đầu tƣ. Thời gian qua, Quỹ đã tăng
cƣờng các hoạt động nhằm tạo sự hài lòng, niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm cho vay đầu tƣ của Quỹ.
-Thƣờng xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi các quy chế, quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, theo hƣớng tinh giản các thủ tục đề góp phần cải cách thủ tục hành chính và cải thiện thời gian xử lý hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng tiếp cận vốn của Quỹ.
-Thực hiện khảo sát bằng thƣ tay, thƣ điện tử các khách hàng cũ cũng nhƣ khách hàng mới nhằm phân loại đối tƣợng khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng để có hƣớng đáp ứng cho phù hợp với khách hàng và tình hình thực tế của Quỹ. Đồng thời, xây dựng kênh thông tin tiếp nhận hai chiều nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.
-Cơ sở vật chất: Quỹ luôn quan tâm, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất đồng thời tiết kiệm thời gian nghiên cứu, tìm kiếm thông tin của cán bộ nhân viên. Trong năm 2017, sau nhiều nỗ lực, UBND thành phố đã cho Quỹ thuê lại khu đất mới để xây dựng cơ sở làm việc khang trang, rộng rãi hơn để phục vụ tốt hơn nhƣ cầu của khách hàng.
Nhìn chung, Quỹ đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay đầu tƣ tại Quỹ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thì các phòng ban nghiệp vụ chƣa phối hợp đƣợc nhịp nhàng, thiếu tính chủ động nên ảnh hƣởng đến hiệu quả của các hoạt động, làm cho một vài khách hàng phàn nàn dịch vụ của Quỹ. Do đó, Quỹ cần phải tiếp tục đẩy mạnh và chủ động triển khai các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch để nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Quỹ.
g. Kiểm soát rủi ro
Trong 05 năm trở lại đây, Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng cũng đã học hỏi, vận dụng rất nhiều biện pháp mà các ngân hàng đang áp dụng, và linh hoạt theo cơ chế hoạt động đặc thù của mình để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ. Các biện pháp thực hiện chủ yếu là:
-Thực hiện đúng quy định về bảo đảm tiền vay: Quỹ đang áp dụng mức cho vay tối đa 70% so với giá trị TSBĐ. Hình thức đảm bảo tiền vay tại Quỹ chủ yếu là hình thức thế chấp TSBĐ hoặc không có tài sản bảo đảm.Trƣờng hợp cho vay không có TSBĐ chỉ áp dụng đối với một số dự án theo chỉ đạo của UBND thành phố nhƣ cấp điện, cấp nƣớc, dự án vay vốn có nguồn trả nợ từ ngân sách thành phố.
TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên trên đất, máy móc thiết bị, tài sản hiện có của công ty, tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị của TSBĐ đƣợc thẩm định lại hàng năm để xác định giá trị của TSBĐ phù hợp với thị trƣờng để Quỹ có thể kiểm soát khả năng bù đắp rủi ro của các