Kết quả cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 70 - 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Kết quả cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng trong giai đoạn 2011-2016

a.Tăng trưởng quy mô cho vay

Bảng 2.3. Tỷ lệ hoàn thành chỉ ti u cho vay đầu tư tại Quỹ từ năm 2011 – 2016

Đvt: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Số tiền phê duyệt cho vay theo kế hoạch 200.000 250.000 300.000 370.000 300.000 350.000

2 Số tiền phê duyệt cho vay theo thực tế 484.120 452.000 185.124 350.230 284.000 370.000

3 Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu (%) 242 181 62 95 95 106

(Nguồn: Báo cáo thường ni n của Quỹ giai đoạn 2011 – 2016)

Trong năm 2011, 2012, dƣ nợ cho vay thực tế đạt 242%, 181% kế hoạch đƣợc giao, do trong thời gian mới thành lập nên Quỹ đƣợc UBND giao các dự án để triển khai. Đến năm 2013, 2014 Quỹ chƣa hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu dƣ nợ cho vay đƣợc giao qua các năm, bởi vì trong khi tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, dự án ngày càng ít do cơ sở hạ tầng một phần đƣợc hoàn thiện, đƣa vào sử dụng.

Ban Giám đốc cũng nhƣ toàn bộ cán bộ nhân viên của Quỹ luôn luôn nỗ lực trong công cuộc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng cao dƣ nợ cho vay tại Quỹ để Quỹ tồn tại và phát triển, năm 2016 thì Quỹ đã vƣợt mức chỉ tiêu đƣợc giao.

Tăng trưởng về số lượng khách hàng vay

Bảng 2.4. Số lượng khách hàng và dư nợ cho vay của Quỹ

Đvt: triệu đồng, d án, triệu đồng/d án STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng trƣởng % 2012/ 2011 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 1 Dƣ nợ cho vay 130.089 322.634 421.342 486.247 352.628 615.240 248 131 115 73 174 2 Số khách hang (số lƣợt vay) 20 15 31 39 48 83 75 207 126 123 173

3 Dƣ nợ cho vay bình quân/số

dự án 6.504 21.509 13.592 12.468 7.346 7.413 331 63 92 59 101

Số lƣợng khách hàng tăng trƣởng khá tốt, năm sau cao hơn năm trƣớc. Trong số các khách hàng của Quỹ thì có khá nhiều khách hàng đƣợc vay nhiều lần, do đó, việc tính số lƣợt khách hàng đƣợc vay vốn tại Quỹ sẽ phản ánh đúng về tình hình hơn là tính số khách hàng tại Quỹ.

Tốc độ tăng trƣởng phê duyệt các dự án cho vay của Quỹ tăng đều qua các năm, tuy nhiên số lƣợng dự án đƣợc phê duyệt còn thấp so với tiềm năng, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại thành phố. Theo đó, Lãnh đạo của Quỹ cần phải tập trung hơn nữa đến việc mở rộng khách hàng vay cũng nhƣ đơn giản hóa quy trình cho vay để tăng số lƣợng dự án đƣợc phê duyệt cho vay.

Tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân/số khách hàng

Cùng với sự tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay và số khách hàng vay thì chỉ tiêu dƣ nợ cho vay bình quân/số khách hàng cũng tăng trƣởng theo. Theo bảng trên, thì mức tăng trƣởng đều đặn qua các năm, có năm 2015 thì sụt giảm nhƣng đã đƣợc khắc phục và tăng lên trong năm 2016.

b. Tính hợp lý của cơ cấu cho vay

Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng là công cụ tài chính của thành phố, hoạt động cho vay dự án đầu tƣ nhằm hỗ trợ các dự án mang tính chất phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

Quỹ cũng đã đa dạng hóa lĩnh vực cho vay đầu tƣ, từ việc chỉ có dự án vay vốn trong các vài lĩnh vực nhƣ nhà ở là chủ yếu; cấp thoát nƣớc, hạ tầng khu công nghiệp vào năm 2011, Quỹ đã nỗ lực mở rộng tìm kiếm các dự án mới thuộc các lĩnh vực khác (giáo dục, cấp điện, giao thông...) và dƣ nợ tăng lên đáng kể. Đến 2016, thì Quỹ hầu nhƣ đa dạng hóa lĩnh vực cho vay ở nhiều ngành nghề và tăng trƣởng mạnh nhất ở lĩnh vực giáo dục và cấp điện, do UBND thành phố giao cho vay các trƣờng Tiểu học để đảm bảo 02 buổi/ngày và các dự án điện, nâng cấp trạm biến áp để phục vụ cho Hội nghị cấp cao APEC đƣợc tổ chức tại thành phố vào cuối năm 2017.

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay theo lĩnh v c hoạt độngcủa Quỹ giai đoạn 2011 – 2016

Hoạt động cho vay của Quỹ trong thời gian qua chủ yếu là cho vay đầu tƣ đã góp phần bổ sung kịp thời các nguồn vốn để thúc đẩy việc đầu tƣ, phát triển các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần giảm áp lực về vốn cho nhu cầu đầu tƣ của thành phố và giảm gánh nặng cho ngân sách địa phƣơng và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng khu dân cƣ, khu công nghiệp, giao thông, nhà ở xã hội, giáo dục,... các lĩnh vực khác cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng còn hạn chế. Qua đó, cho thấy Lãnh đạo thành phố rất quan tâm, chú trọng đầu tƣ vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhà ở xã hội và giáo dục, ...

c.Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay

- Quy trình cho vay: quy trình cho vay của Quỹ đƣợc xây dựng chặt chẽ gồm nhiều bƣớc khác nhau. Quỹ luôn cải tiến quy trình cho vay sao cho phù

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nhà ở, khu dân cư Y tế Giáo dục

Môi trường Cấp điện Cấp thoát nước

hợp với thực tế và ban hành kịp thời để áp dụng đối với khách hàng; vừa ban hành Quy chế cho vay đầu tƣ tại Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng ngày 12/6/2017: trong đó cập nhật mới nhất các văn bản (vận dụng Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nƣớc quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, …), các quy định của pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay.

Với quy định rõ ràng về các hồ sơ thủ tục vay vốn, tạo tính nhất quán trong quá trình cho vay. Quá trình cung cấp hồ sơ gọn nhẹ, đảm bảo an toàn và tạo ra cơ sở chắc chắn để thông báo cho khách hàng những phƣơng án đầu tƣ hiệu quả tiết kiệm thời gian, công sức của doanh nghiệp.

- Thực hiện quy trình cho vay: trên cơ sở của quy trình cho vay, các cán bộ tín dụng luôn có tác phong làm việc nhanh gọn, chuyên nghiệp: tích cực hƣớng dẫn hồ sơ cho khách hàng, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi, liên lạc, cung cấp hồ sơ (thƣ điện tử, sử dụng file scan thay cho file giấy, …) làm cho khách hàng ngày càng hài lòng và tin tƣởng vào dịch vụ của Quỹ. Qua đó, thời gian để giải quyết hồ sơ cho khách hàng cũng đƣợc rút ngắn, tiết kiệm công sức, thời gian đi lại của khách hàng.

- Cơ sở vật chất: Quỹ luôn quan tâm, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại để các cán bộ tín dụng thu thập, tìm kiếm thông tin khách hàng và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Cảnh quan làm việc cũng đƣợc Quỹ bố trí thông thoáng, đẹp đẽ góp phần tạo tâm lý thoải mái và tin tƣởng của khách hàng khi đến giao dịch với Quỹ trong điều kiện cơ sở vật chất Quỹ thuê lại của thành phố. Trong năm 2017, sau nhiều nỗ lực, UBND thành phố đã cho Quỹ thuê lại khu đất mới để xây dựng cơ sở làm việc khang trang, rộng rãi hơn để phục vụ tốt hơn nhƣ cầu ngày càng cao của khách hàng.

doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn thành phố, Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng ngày càng thể hiện đƣợc vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Quỹ luôn tích cực xúc tiến, làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp, đối tác để giới thiệu về chính sách cho vay hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh doanh. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên Quỹ luôn phải tiếp tục cố gắng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

d.Kiểm soát rủi ro tín dụng

 Tình hình nợ xấu trong cho vay đầu tư - Về nợ quá hạn trong cho vay đầu tƣ

Qua Bảng 2.5 ta có thể thấy nợ quá hạn trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ bắt đầu xuất hiện từ năm 2012 đến năm 2016. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay đầu tƣ năm 2012, 2103 cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn cho vay chung của Quỹ, tuy nhiên từ năm 2014 đến 2016 lại ngƣợc lại, do từ năm 2014, Quỹ triển khai thêm hoạt động cho vay ngắn hạn theo chỉ đạo của UBND thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp nên tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn.

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn đối với cho vay đầu tƣ tại Quỹ, nhƣ do bị ảnh hƣởng bởi tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ, tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng gặp khó khăn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản, do đầu tƣ cùng lúc quá nhiều dự án dẫn đến không thể cân đối vốn để trả nợ đúng hạn cho Quỹ, nhƣng các điểm này đã đƣợc khắc phục dần và có xu hƣớng giảm từ năm 2014 trở đi.

Bảng 2.5. T nh h nh nợ xấu trong cho vay đầu tư tại Quỹgiai đoạn 2011 – 2016

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Dƣ nợ cho vay 130.090 322.364 421.342 486.247 352.628 629.117

Cho vay đầu tƣ 119.090 315.364 365.242 387.613 347.552 615.240

2 Nợ quá hạn - 54.022 15.000 5.833 5.943 14.759

Tỷ lệ % - 16,76 3,56 1,20 1,69 2,35

Cho vay đầu tƣ - 54.022 15.000 4.533 3.854 1.852

Tỷ lệ % - 17,13 4,11 1,17 1,11 0,30

3 Nợ xấu - - 43.217 48.146 5.443 12.907

Nợ xấu cho vay đầu tƣ - - 43.217 48.146 3.854 -

4 Tỷ lệ nợ xấu - - 10,26 9,90 1,54 2,05

Tỷ lệ nợ xấu cho vay đầu tƣ - - 11,83 12,42 1,11 -

6 Mức trích dự phòng rủi ro 976 4.182 13.607 8.329 8.144 3.908

Tỷ lệ trích DPRR 0,75 1,30 3,23 1,71 2,31 0,62

Trích DPRR cho vay đầu tƣ 893 4.129 13.187 7.524 6.736 -

- Về nợ xấu trong cho vay đầu tƣ

Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc, bao gồm những món nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc những khoản nợ đã đƣợc cơ cấu hơn 1 lần. Tuy nợ quá hạn xuất hiện từ năm 2012 nhƣng do Quỹ đã có biện pháp xử lý, đôn đốc đơn vị trả nợ đúng hạn nên năm 2012 không có nợ xấu.

Nợ xấu cho vay đầu tƣ của Quỹ bắt đầu xuất hiện từ năm 2013 đến 2015. Do số dự án cho vay đầu tƣ của Quỹ ít nhƣng mức vốn cho vay đối với mỗi dự án khá cao, dẫn đến chỉ cần một dự án bị quá hạn dẫn đến xếp loại nợ xấu sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu. Năm 2013 do ảnh hƣởng của tình hình kinh tế khó khăn và chủ đầu tƣ đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản có dòng tiền dự án không nhƣ kế hoạch đặt ra dẫn đến không trả nợ đúng hạn. Đây là dƣ nợ của Công ty CP Đức Mạnh, công ty này trong giai đoạn này lại đầu tƣ rất nhiều dự án, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội, khu tái định cƣ, khu dân cƣ... cho thành phố, việc đầu tƣ giàn trải dẫn đến nguồn vốn đầu tƣ bị đọng trong nhiều dự án chƣa khai thác đƣợc, làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đến hạn của công ty. Dù Quỹ đã rất nỗ lực trong việc đôn đốc đơn vị trả nợ, làm việc với các Sở, Ban ngành để thu hồi vốn vay bằng cách bù trừ công nợ của công ty với ngân sách nhƣng công ty liên tục không trả nợ đúng hạn dẫn đến năm 2013 dƣ nợ của công ty bị xếp vào nhóm 4. Đến năm 2014 Quỹ mới thu hồi đƣợc nợ của dự án này, nhƣng lại xuất hiện dự án Đầu tƣ nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế bị xếp nợ nhóm 3, do khách hàng vay vốn không trả lãi vay đúng hạn cho Quỹ, ảnh hƣởng đến kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng của Quỹ. Với nhiều nỗ lực thì năm 2015, nợ xấu của Quỹ đã giảm một cách đáng kể và năm 2016 thì không có nợ xấu. Đây là một cố gắng rất lớn của Quỹ trong công tác thu hồi, kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Quỹ cần phát huy ƣu điểm này trong các năm tới để chất lƣợng tín dụng tại Quỹ đƣợc tăng cao.

-Về tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro:

Công tác trích lập dự phòng của Quỹ đƣợc thực hiện khá nghiêm túc theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc. Theo Bảng 2.5, mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay của Quỹ cũng giảm từ năm 2011 đến năm 2013 và tăng nhẹ vào năm 2014 nhờ Quỹ đã có biện pháp thu hồi nợ đối với khách hàng có dƣ nợ thuộc nhóm 4 là Công ty CP Đức Mạnh và điều chỉnh hạ nhóm nợ cho khách hàng. Và từ khi thành lập đến nay Quỹ cũng chƣa để xảy ra tình trạng xóa nợ ròng nào, đây cũng là một điều đáng phát huy đối với công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Quỹ.

Biến động trong cơ cấu nhóm nợ

Tỷ trọng các nhóm nợ có sự biến động qua các năm cùng với quá trình phát triển dƣ nợ cho vay tại Quỹ và sự giảm dần của các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Qua bảng 2.6 ta thấy năm 2011 chỉ có nợ nhóm 1, năm 2012 xuất hiện nợ nhóm 2, đến 2013 tuy tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm từ 28,28% xuống còn 11,14% nhƣng tỷ trọng nợ nhóm 4 lại tăng lên, xuất hiện nợ xấu. Qua năm 2014 tình hình có khả quan hơn, không còn nợ nhóm 4 nhƣng xuất hiện nợ nhóm 3. Đến năm 2015 thì xuất hiện nợ nhóm 5 nhƣng đã đƣợc thu hồi và năm 2016 chỉ còn nợ nhóm 1.

Việc xuất hiện các khoản nợ nhóm 2 đến nhóm 5 là do các doanh nghiệp có dƣ nợ lớn tại Quỹ không trả nợ đúng hạn, các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu dựa vào hoạt động đầu tƣ xây dựng chung cƣ và bất động sản, nhƣng thị trƣờng bất động sản bị đóng băng nên khả năng tiêu thụ bị đình trệ, nguồn vốn bị đọng trong các công trình, dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của Quỹ.

Bảng 2.6. T nh h nh dư nợ cho vay đầu tư tại Quỹ theo nhóm nợ giai đoạn 2011 – 2016 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % 1 Tổng dƣ nợ cho vay 130.090 322.364 421.342 486.247 352.628 629.117

2 Dƣ nợ cho vay đầu tƣ 119.090 100 315.364 100 365.242 100 387.613 100 347.552 100 615.240 100

Nợ nhóm 1 119.090 100 226.186 72 281.337 77 303.669 78,34 343.698 99 615.240 100 Nợ nhóm 2 - - 89.178 28 40.688 11 35.798 9,24 - - Nợ nhóm 3 - - - 48.146 12,42 - - Nợ nhóm 4 - - - - 43.217 12 - - - Nợ nhóm 5 - - - 3.854 1 - 2 Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 - - 89.178 83.905 83.944 3.854 - 3 Dƣ nợ xấu (nhóm 3-5) - - - - 43.217 12 48.146 12 3.854 1 -

Mặt khác, một phần do cho vay theo chỉ đạo của UBND thành phố, khách hàng vay vốn theo chỉ đạo lại đang thi công các dự án lớn do Ngân sách đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc Ngân sách thành phố thanh toán, dẫn đến khi nợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)