2020
3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn là tài liệu đầu tiên cung cấp thông tin về dự án của khách hàng, thông qua đó, Quỹ sẽ biết đƣợc quy mô dự án, thời gian xây dựng, thời gian dự án bắt đầu đi vào hoạt động, chi phí, thu nhập, lợi nhuận mà dự án đem lại và các thông tin cụ thể khác. Việc nắm chắc tình hình thực tế của khách hàng là hết sức cần thiết, nó sẽ giúp Quỹ đƣa ra những quyết định hợp lý khi xem xét có nên cấp tín dụng cho dự án đó hay không; các thông tin có độ chính xác cao sẽ giúp giảm thiểu các sai sót, thiếu chính xác khi phân tích tín dụng. Do đó, các cán bộ thẩm định dự án cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể, nhƣ sau:
Đầu ti n, cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn, phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính (Các thông tin về thị trƣờng và đạo
đức khách hàng vay vốn) về khách hàng và dự án ngoài thông tin do khách hàng cung cấp, nhƣ thông tin từ CIC, từ các Sở ban ngành, từ đối tác của khách hàng, từ phía các ngân hàng có quan hệ với khách hàng để có cái nhìn tổng quan hơn đối với khách hàng. Trong đó cần chú ý kiểm tra về tƣ cách của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp vì thiện chí trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp hoặc ngƣời đứng đầu doanh nghiệp vay vốn.
Khi kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng cán bộ thẩm định cần lƣu ý: - Các hồ sơ pháp lý Chủ đầu tƣ, pháp lý dự án cần kiểm tra kỹ tính xác thực của các loại hồ sơ này.
- Kiểm tra kỹ mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra tổng mức đầu tƣ của dự án có phù hợp với thực tế hay không, có bị khách hàng kê khai khống lên để có thể vay toàn bộ vốn thực hiện dự án, không cần bỏ vốn đối ứng của mình, gây rủi ro đối với Quỹ.
Thứ hai, xây dựng phần mềm thẩm định dự án để có thể tính toán các dữ liệu một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian thẩm định, tránh sai sót trong tính toán.
Phần mềm này đƣợc xây dựng nhằm phục vụ công tác tính toán các chỉ tiêu tài chính khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng, và các chỉ tiêu tài chính của dự án. Đối với phần mềm này, cán bộ thẩm định chỉ cần nhập dữ liệu báo cáo tài chính của khách hàng, các thông số của dự án đầu tƣ, từ các dữ liệu này chƣơng trình có thể kết xuất ra kết quả tính toán ngay lập tức.
Nhờ phần mềm, cán bộ thẩm định sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian lập các bảng biểu phục vụ báo cáo thẩm định, tránh đƣợc những lỗi sai sót do tính toán, đồng nhất trong cách tính toán phục vụ công tác thẩm định, nhƣ vậy cán bộ thẩm định sẽ có thời gian tìm kiếm thêm thông tin ngoài hồ sơ do khách hàng cung cấp liên quan đến dự án để bổ sung cho báo cáo thẩm định đƣợc hoàn thiện.
Đồng thời xây dựng kho dữ liệu về khách hàng và thƣờng xuyên cập nhật thông tin mới nhất của khách hàng để phục vụ công tác thẩm định. Quỹ thực hiện quản lý thông tin tập trung để các phòng nghiệp vụ khác khi có nhu cầu sẽ có thể truy cập thông tin đồng thời cập nhật thông tin. Thông tin này có thể lấy từ các nguồn: hồ sơ dự án, Trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các ngân hàng có quan hệ với khách hàng, các Sở ban ngành, điều tra của Quỹ, từ các đối tác của khách hàng...
Bên cạnh việc các cán bộ tín dụng tuân thủ các nguyên tắc thẩm định, Quỹ cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của các bộ thẩm định bằng cách: thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, cập nhật các thông tin với sự giảng dạy từ các chuyên gia, giảng viên của các trƣờng Đại học, … Tuy nhiên, trong định hƣớng về đào tạo bồi dƣỡng cán bộ thì nên nghiêng về hƣớng tự đào tạo là chính đồng thời có hƣớng bồi dƣỡng thêm, vì ý thức học hỏi, tự giác của các bộ nhân viên là điều quan trọng, nếu họ không tự giác thì việc mở lớp, gửi đi học chỉ là hình thức, không những thế còn gây lãng phí nguồn lực của Quỹ.