Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đầu tƣ củaQuỹ Đầu tƣ phát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 32 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả cho vay đầu tƣ củaQuỹ Đầu tƣ phát

phát triển địa phƣơng

a. Tăng trưởng quy mô cho vay

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cho vay của Quỹ: chỉ tiêu phản ánh đƣợc số phê duyệt cho vay thực tế của Quỹ đạt đƣợc bao nhiêu % so với kế hoạch đƣợc giao. Từ đó, xác định đƣợc khả năng vƣợt mức chỉ tiêu số tiền phê duyệt cho vay của Quỹ đƣợc giao qua các năm.

- Tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng vay: khi Quỹ thực hiện tốt việc phát triển cho vay đầu tƣ thì số lƣợng khách hàng giao dịch tăng lên.

- Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay bình quân trên một khách hàng: dƣ nợ cho vay bình quân trên một khách hàng cho biết quy mô tín dụng mà Quỹ cấp cho một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng mà Quỹ cấp cho một doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, từ đó cho thấy vấn đề mở rộng tín dụng của Quỹ nhƣ thế nào.

Dƣ nợ cho vay bình quân một khách hàng =

Dƣ nợ cho vay Số lƣợng khách hàng vay

b. Tính hợp lý của cơ cấu cho vay

Quỹ ĐTPTĐP là công cụ tài chính của địa phƣơng, hoạt động cho vay theo dự án đầu tƣ tại Quỹ nhằm hỗ trợ các dự án mang tính chất phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.

c. Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay

Là chất lƣợng cung cấp dịch vụ cho vay của Quỹ nhƣ khả năng giải quyết hồ sơ cho vay nhanh hay chậm, thái độ, phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên,...tiêu chí này phản ánh thái độ và sự hài lòng của khách hàng đối với quá trình cung cấp dịch vụ cho vay của Quỹ. Đồng thời, Quỹ ĐTPTĐP không ngừng cải tiến, phát triển các sản phẩm của mình, cung ứng cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ.

d. Kiểm soát rủi ro tín dụng

- Mức giảm nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu

Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, đã đƣợc sửa đổi bổ sung bởi thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày18/03/2014 thì nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Mức giảm nợ xấu là chênh lệch giữa nợ xấu kỳ này so với nợ xấu kỳ trƣớc.

Mức giảm nợ xấu = Nợ xấu kỳ t - nợ xấu kỳ (t-1)

+ Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dƣ nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

X 100% Dƣ nợ cho vay đầu tƣ

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu là chênh lệch giữa tỷ lệ nợ xấu kỳ này với tỷ lệ nợ xấu kỳ trƣớc. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu kỳ t - Tỷ lệ nợ xấu kỳ (t-1)

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Quỹ ĐTPTĐP. Chỉ tiêu này cho biết chính xác hơn tình hình rủi ro tín dụng của một TCTD khi nó cho biết mức giảm của con số không có khả năng thu hồi của TCTD đó. Sự giảm đi về tỷ lệ nợ xấu sẽ phản ánh đƣợc TCTD ngày càng quan tâm hơn đến chất lƣợng các khoản vay và công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng ngày càng hiệu quả. Theo thông lệ quốc tế, ngƣỡng an toàn là tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động cho vay của Quỹ Đầu tƣ phát triển ngày càng lớn.

- Biến động trong cơ cấu nhóm nợ

Biến động trong cơ cấu nhóm nợ là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dƣ nợ cho vay của Quỹ ĐTPTĐP. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn giảm đi có nghĩa là công tác kiểm soát rủi ro tín dụng có tiến bộ và ngƣợc lại.

- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dƣ nợ cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa quỹ dự phòng rủi ro cho vay so với tổng dƣ nợ cho vay chịu rủi ro.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chống đỡ của Quỹ cho các khoản tổn thất trong cho vay, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro cho vay vay từ thu nhập hiện tại.Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện danh mục cho vay đầu tƣ tại Quỹ có càng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Tỷ lệ trích lập dự

phòng rủi ro cho vay =

Số trích lập dự phòng rủi ro cho vay

x 100% Tổng dƣ nợ

+ Mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay là chênh lệch giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay kỳ này so với kỳ trƣớc.

Mức giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay =

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay kỳ t -

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay kỳ (t-1)

- Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dƣ nợ cho vay

+ Xóa nợ ròng: Xóa nợ ròng là một khoản cho vay không còn khả năng thu hồi và Quỹ ĐTPTĐP đã đƣa ra khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng để tiếp tục thu nợ), đƣợc gọi là khoản cho vay đƣợc xóa. Nếu Quỹ ĐTPTĐP thu nợ đƣợc khoản cho vay đã xóa thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ các khoản nợ đã xóa. Khoản xóa nợ ròng là tổn thất thực sự, phản ảnh rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tƣ của Quỹ.

Xóa nợ

ròng =

Dƣ nợ xóa

theo dõi ngoại bảng -

Số tiền đã thu hồi đƣợc

+ Mức giảm xóa nợ ròng là chênh lệch giữa xóa nợ ròng kỳ này so với xóa nợ ròng kỳ trƣớc Mức giảm xóa nợ ròng = Xóa nợ ròng kỳ t - Xóa nợ ròng kỳ (t-1)

+ Tỷ lệ xóa nợ ròng : là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị xóa nợ ròng so với tổng dƣ nợ cho vay đầu tƣ. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động cho vay đầu tƣ của Quỹ có vấn đề, tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lƣợng thấp, rủi ro cao. Tỷ lệ xóa nợ ròng = Xóa nợ ròng x 100% Tổng dƣ nợ cho vay

Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng là chênh lệch giữa tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ này so với kỳ trƣớc. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng = Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ t - Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ (t-1)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)