6. Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.4.2. Quản lý chi NSNN tỉnh Bình Dƣơng
Tỉnh Bình Dƣơng đã thực hiện thí điểm việc xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, đặc biệt tỉnh Bình Dƣơng đã phân cấp ngân sách mạnh cho các huyện, thị xã trong đó lần đầu tiên tỉnh đã phân cấp ngân sách chi xây dựng cơ bản cho các huyện, thị xã (trừ nguồn thu xổ số kiến thiết), năm 2009, tỉnh Bình Dƣơng cũng đã thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế (áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thuế thu nhập cá nhân…), tiếp tục thực hiện cam kết với WTO trong lĩnh vực thuế; về chi tiêu ngân sách tiếp tục thực hiện chủ trƣơng thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát song song với việc thực hiện ổn định, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, ổn định an ninh, trật tự, chính trị - xã hội.
Trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Bình Dƣơng đã có những chính sách và dự báo chi, đó là:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tạm dừng mua sắm các phƣơng tiện đi lại, các tài sản đắt tiền. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tƣ vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội, sớm đƣa các công trình vào sử dụng để tạo ra tăng trƣởng về kinh tế; thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, có mức tăng hợp lý tỷ trọng chi tiêu của ngành y tế, giáo dục so với các lĩnh vực khác, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình, dự án và các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đặc biết với đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, các đối tƣợng xã hội, bảo đảm thực hiện chế độ đối với các đối tƣợng chính sách, ngƣời có công, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm; bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất
đai và Nghị quyết của Quốc hội…Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hóa, …trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ-CP), thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp theo hƣớng NSNN tập trung các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho ngƣời nghèo, chi cho các đối tƣợng chính sách…) còn lại duy động nguồn lực xã hội để phát triển.
- Bố trí phân bổ ngân sách theo chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới chế độ viện phí, học phí…theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, trên cơ sở đó đảm bảo toàn bộ hoặc một phần đối với các đối tƣợng chính sách, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán để phát triển.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chi NSNN là hoạt động cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế và toàn bộ xã hội.
Tuy nhiên, khác với các chủ thể khác, với những đặc thù cơ bản về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhà nƣớc, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chi tiêu của NSNN là rất khó khăn, phức tạp.
Để đánh giá hiệu quả chi tiêu NSNN, cần phải sử dụng đến hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm sự kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cũng nhƣ các chỉ tiêu định lƣợng và định tính với nhau.
Nhằm đạt đƣợc mục tiêu trên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả chi NSNN cũng nhƣ nghiên cứu quản lý chi tiêu NSNN của một số địa phƣơng để rút ra những bài học kinh nghiệp cho thành phố Đà Nẵng là điều thực sự cần thiết.
Tất cả những vấn đề lý luận là cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Đà Nẵng đề cập ở Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2011-2015