Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố đà nẵng (Trang 90 - 95)

6. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.2.3.Một số giải pháp khác

a. Tăng cường thu NSNN để cân đối chi

Xét về nguyên lý, chi tiêu của NSNN phải đƣợc đảm bảo cân đối từ thu NSNN, do vậy nếu nguồn chi tiêu quá hạn hẹp do thu NSĐP ở mức quá thấp, các nội dung chi không đƣợc đáp ứng ở mức tối thiểu thì chi và quản lý chi tiêu không thể hiệu quả. Hơn nữa, dù cố gắng tối đa trong quản lý chi tiêu, song nếu nguồn thu quá hạn chế và luôn không đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu, NSĐP thƣờng xuyên thâm hụt thì quản lý chi vì vậy cũng không thể đƣợc xem là hiệu quả. Giải phát tăng cƣờng thu NSĐP để cân đối, đáp ứng nhu cầu chi trên địa bàn thành phố là thực sự cần thiết.

Trên cơ sở định hƣớng thu ngân sách trong giai đoạn tới theo dự báo của cơ quan thu thì tốc độ tăng thu bình quân dự kiến 9,57% (giai đoạn 2016- 2020), trong đó: thu thuế phí tăng bình quân 13,36% thì cơ cấu chi NSNN dự kiến vẫn theo hƣớng bảo đảm ƣu tiên chi cho đầu tƣ phát triển (trên cơ sở nguồn thu từ khai thác quỹ đất, nhà), tăng dần định mức chi các hoạt động sự nghiệp để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ tƣơng ứng với đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm nguồn tài chính thực hiện các chính sách về xã hội theo các mục tiêu đã đƣợc đề ra đến năm 2020.

Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế cả nƣớc nói chung và thành phố nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt thấp; nhiều doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng; bên cạnh đó việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, trong đó thực hiện miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ (năm 2012), Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (2013) và các chính sách thuế của Nhà nƣớc đã tác động trực tiếp đến việc thu NSNN. Trong bối cảnh nguồn thu gặp nhiềukhó khăn, UBND thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Đề án phát hành trái phiếu

chính quyền địa phƣơng trình Bộ Tài chính và HĐND thành phố phê duyệt với tổng kinh phí huy động là 5.000 tỷ đồng để tập trung cho đầu tƣ phát triển, đặc biệt là đảm bảo nguồn để thanh toán cho các công trình trọng điểm của thành phố, đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên các sự nghiệp, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, kinh phí thực hiện cải cách tiền lƣơng; đảm bảo cho công tác quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội; kinh phí thực hiện các sự kiện quan trọng của thành phố và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của thành phố.

Trong 5 năm đến, tình hình kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trƣởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu nhƣng tốc độ phục hồi còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nƣớc, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhƣng còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thu ngân sách theo đó cũng có nhiều khởi sắc, các cơ quan quản lý thu cần tăng cƣờng đôn đốc thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, trong đó rà soát nắm chắc đối tƣợng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu tăng thu ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng tăng thu. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp với thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tƣợng, đúng chế độ quy định, công khai, minh bạch.

b. Môi trường pháp lý

Xây dựng môi trƣờng pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và không khoan nhƣợng. Luật tài chính đặt nền móng pháp lý cho quá trình phân phối các nguồn tài chính. Do đó, hoàn thiện luật tài chính đƣợc xem là điều kiện cần để sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện luật tài chính đƣợc xem xét dƣới hai góc độ: xây dựng đồng bộ hệ thống luật tài chính và tăng cƣờng pháp chế tài chính trong đời sống kinh tế - xã hội.

Trong hệ thống luật tài chính, cần chú trọng hoàn thiện Luật NSNN vì đây là luật tài chính cơ bản.

Tăng cƣờng khâu thi hành luật. Cần phải hình thành thái độ không khoan nhƣợng trong việc bảo vệ luật pháp nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng.

Phổ cập hóa kiến thực pháp luật cơ bản đến mọi ngƣời dân, trƣớc hết là công chức.

c. Cải cách hành chính công

Về quan điểm, Chính phủ không nên đảm đƣơng mọi việc của xã hội mà cần chuyển bớt cho các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội thực hiện một số dịch vụ hành chính, phân định rõ ràng các nhiệm vụ.

Phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính quyền quản lý với các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý và điều hành mọi mặt của xã hội, trong đó có điều hành và quản lý kinh tế nơi sang tạo ra của cải vật chất.

Tách bạch cơ quan hành chính với tổ chức sự nghiệp, phân định loại tổ chức sự nghiệp. Có thể xem xét giao một số đơn vị sự nghiệp cho dân chúng quản lý.

d. Giải pháp nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu

Con ngƣời là nhân tố quyết định trong quản lý, công tác quản lý chi ngân sách có đạt đƣợc tốt hay không phù thuộc vào khả năng quản lý của cán bộ. Vì vậy vấn đề xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm, chú trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng, nhân tố con ngƣời có một vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực có hạn của Nhà nƣớc. Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý chi ngân sách, các đơn vị, địa phƣơng cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán

có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể:

Một là, rà soát, đánh giá lại toàn bộ máy quản lý tài chính kế toán của các đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp, lại bộ máy quản lý tài chính theo hƣớng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả để nâng cao chức năng tự kiểm soát của công tác kế toán. Từng bƣớc rà soát lại đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị cơ sở, phấn đấu xây dựng một bộ phận kế toán chuyên trách vững nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt để tham mƣu cho chủ tài khoản về việc chi tiêu đúng chế độ quy định và tổ chức công tác quản lý chi ngân sách của đơn vị một cách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Ngƣời làm công tác tài chính kế toán là ngƣời phải có đạo đức và liêm khiết trong thực thi công vụ; nếu không có tinh thần trách nhiệm, tƣ lợi cá nhân sẽ đẫn đến có sự gian lận trong việc chi tiêu ngân sách. Định kỳ phải có sự kiểm tra, sàng lọc nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của kế toán đơn vị, tùy theo mức độ có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đối với cán bộ không đủ năng lực phẩm chất thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao thì không bố trí làm công tác kế toán.

Hai là, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trong thời gian qua, các Bộ, ngành và UBND thành phố đã triển khai và đƣa vào áp dụng nhiều chƣơng trình ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc khối tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách. Có những chƣơng trình ứng dụng hiện đại đƣợc triển khai và kết nối dữ liệu tới nhiều cơ quan và cả các đơn vị sử dụng ngân sách nhƣ Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), phần mềm QLNS... Vì vậy, bên cạnh trang bị và đào tạo các kiến thức về mặt nghiệp vụ, UBND thành phố cần tăng cƣờng đào tạo và bồi dƣỡng bằng nhiều hình thức:

- Cần duy trì biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị, đặc biệt là đội ngũ kế toán trƣởng và bộ phận kiểm soát chi NSNN thông qua tập huấn, bồi dƣỡng cập nhật những kiến thức mới, cần thiết (mỗi năm một lần) để cán bộ kế toán am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ, có khả năng thích ứng với ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi ngân sách

- Khuyến khích cán bộ quản lý chi ngân sách học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự học để nắm bắt kiến thức mới, những chế tài, luật định áp dụng trong sử dụng NSNN, cập nhật các chế độ chính sách mới nâng cao năng lực thực tiễn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nói riêng phải là những cán bộ trung thực, có quan điểm lập trƣờng vững vàng, đúng đắn, vì vậy cần phải nâng cao không chỉ về nghiệp vụ mà cả về lý luận chính trị.

- Tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ quản lý tài chính của các đơn vị dự toán biết sử dụng hệ thống phần mềm kế toán, tạo môi trƣờng thống nhất cho công tác quản lý.

Ba là, để công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách sớm đi vào nề nếp, cần có chế độ thƣởng, phạt nghiêm minh đối với cán bộ làm công tác tài chính và cán bộ lãnh đạo. Hiện nay chế độ thƣởng, phạt ở các đơn vị sử dụng ngân sách có thực hiện nhƣng chƣa nghiêm minh, thƣởng, phạt còn mang nặng tính hình thức.

- Thực hiện chế độ trách nhiệm đúng luật định đối với thủ trƣởng và cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cƣờng kiểm soát trƣớc khi chuẩn chi tại đơn vị. Có biện pháp xử lý kiên quyết (sử dụng các hình thức kỷ luật: xử phạt hành chính, buộc thôi việc, truy tố…) đối với các trƣờng hợp vi phạm kỷ luật tài chính nhƣ chi tiêu tùy tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng thức tế…Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuẩn chi sai chế độ quy định

phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho ngân sách. Các khoản chi để ngoài sổ sách kế toán phải đƣợc thu hồi và truy cứu trách nhiệm đối với những cá nhân cố tình vi phạm. đối với các trƣờng hợp lập chứng từ “khống” để tham ô phải truy cứu trách nhiệm hình sự .

- Ngoài ra cần có chế độ khen thƣởng xứng đáng đối với những cán bộ hoạt động có hiệu quả, tham mƣu đề xuất sáng kiến, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Từ đó nâng cao chất lƣợng quản lý chi trong đơn vị.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố đà nẵng (Trang 90 - 95)