Tình hình chi NSNN của thành phố Đà Nẵng 2011-2015

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố đà nẵng (Trang 39 - 45)

6. Tổng quan đề tài nghiên cứu

2.1.3. Tình hình chi NSNN của thành phố Đà Nẵng 2011-2015

Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, thành phố đã tích cực triển khai các biện pháp điều hành linh hoạt đảm bảo cân đối để thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở khả năng nguồn thu và huy động hợp lý các nguồn lực tài chính để tập trung cho đầu tƣ phát triển, đặt biệt là các công trình trọng điểm của thành phố, đảm bảo kinh phí thƣờng xuyên các khoản tiền lƣơng, phụ cấp, chi con ngƣời, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, kinh phí thực hiện cải cách tiền lƣơng; đảm bảo cho công tác quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; kinh phí tổ chức kỷ niệm ngày lễ, các sự kiện quan trọng của thành phố và thực hiện các chƣơng trình, mục tiêu của thành phố.

Tổng chi ngân sách địa phƣơng giai đoạn 2011-2015 năm là 58,83 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng chi bình quân giai đoạn là 7,3%. Trong đó, tổng chi đầu tƣ phát triển 33,79 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63,18% tổng chi ngân sách. Tổng chi thƣờng xuyên 20,92 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,98% tổng chi ngân sách; tốc độ tăng chi bình quân giai đoạn là 18,2%.

Bảng 2.3. Tình hình chi NSNN của thành phố Đà Nẵng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Bình quân Tổng chi NSNN Nghìn tỷ đồng 8,40 10,40 10,99 11,22 11,15 12,07 58,83 7,3 1 Chi thƣờng xuyên Nghìn tỷ đồng 2,45 3,06 3,75 4,18 4,80 5,13 20,92 18,2 Tỷ trọng chi thường

xuyên so với tổng chi % 29,23 29,41 34,14 37,24 43,04 42,5 34,98

2 Chi đầu tƣ phát triển Nghìn

tỷ đồng 5,93 7,32 7,22 6,34 6,13 6,77 33,79 0,8

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển so với tổng chi % 70,65 70,45 65,65 56,54 55,03 56,1 63,18 3 Chi trả nợ, lãi, phí vay Nghìn tỷ đồng 0,010 0,015 0,023 0,698 0,215 0,17 0,215 (Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

a. Tình hình chi thường xuyên

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Đà Nẵng hiện có 174 trƣờng phổ thông với 79,8 nghìn giáo viên cơ hữu giảng dạy; 161,7 nghìn học sinh (gấp 2 lần số học sinh so với năm 1997), có trên 150 nghìn sinh viên và 4,5 nghìn giảng viên đào tạo hàng năm hơn 33 nghìn sinh viên.

Tổng chi sự nghiệp Giáo dục và đào tạo giai đoạn này là 5.558,9 tỷ đồng, tốc độ tăng chi bình quân 18,4%, chiếm 10,66% trong tổng chi ngân sách địa phƣơng và chiếm tỷ trọng 30,46% tổng chi thƣờng xuyên.

Chi sự nghiệp y tế

Trong giai đoạn 2011-2015, lĩnh vực y tế luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ về kinh phí hoạt động và trang thiết bị khám chữa bệnh góp phần nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cho nhân dân; các chƣơng trình y tế quốc gia phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh cũng đƣợc Trung ƣơng bổ sung có mục tiêu đƣợc triển khai có hiệu quả. Ngân sách đảm bảo kịp thời, đầy đủ kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhƣ: khám chữa bệnh cho trẻ em dƣới 6 tuổi, chi mua thẻ BHYT cho ngƣời nghèo và thực hiện cải cách tiền lƣơng theo lộ trình cải cách tiền lƣơng của Chính phủ... Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 92 cơ sở y tế, tăng 29 cơ sở so với năm 1997, mở rộng các cơ sở y tế hàng năm nên số giƣờng bệnh trên địa bàn đến nay có 5.358 giƣờng, tăng 64% so với năm 2005, gần đạt 6 bác sĩ trên một vạn dân.

Tổng chi sự nghiệp y tế trong giai đoạn này là 2.293,7 tỷ đồng, tốc độ tăng chi bình quân 25,9%, chiếm 4,4% trong tổng chi ngân sách địa phƣơng và chiếm 12,57% tổng chi thƣờng xuyên.

Chi đảm bảo xã hội

Tổng chi sự nghiệp đảm bảo xã hội trong giai đoạn này là 1.259,3 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng chi thƣờng xuyên ngân sách thành phố. Mức tăng bình quân trong 5 năm là 20,1%.

Chi sự nghiệp kinh tế (trong đó gồm: chi sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn; sự nghiệp giao thông và kiến thiết thị chính; sự nghiệp tài nguyên; sự nghiệp kinh tế khác)

Tổng chi sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 là 1.526,7 tỷ đồng, chiếm 8,37% trên tổng chi thƣờng xuyên, tốc độ tăng chi bình quân 19,9%.

- Chi lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2010-2014 đảm bảo theo yêu cầu của ngành, hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng trồng hoa, sản xuất rau sạch cung ứng cho thị trƣờng, góp phần trong việc tăng trƣởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm ngƣ của thành phố, hỗ trợ phát triển các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, quản lý tốt dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng…

- Chi lĩnh vực giao thông và kiến thiết thị chính đều tăng dần qua các năm, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, khắc phục đƣợc các sự cố thiên tai, đảm bảo giao thông thuận lợi, tránh đƣợc tình trạng xuống cấp nặng nề phải xây dựng lại từ đầu, qua đó đã phát huy đƣợc hiệu quả vốn đầu tƣ, kéo dài tuổi thọ của công trình.

- Chi lĩnh vực tài nguyên trong các năm qua, đã đầu tƣ giải quyết đƣợc những nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo yêu cầu của thành phố trong công tác quản lý tài nguyên, đã xử lý dứt điểm tồn đọng liên quan đến đất quốc phòng, đo đạc đất tôn giáo, chuyển đổi mục đích đất quốc phòng để triển khai một số dự án phát triển kinh tế xã hội. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; đo vẽ lập hồ sơ thửa đất phục vụ công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình, dự án trên toàn thành phố.

Bảng 2.4. Chi sự nghiệp kinh tế của thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính:Tỷ đồng STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 1 Sự nghiệp nông nghiệp và phát triển nông thôn 30,15 30,42 34,72 42,68 51,8 189,77

2 Sự nghiệp giao thông

và kiến thiết thị chính 114,05 176,28 223,94 253,25 259,5 1.027,44 3 Sự nghiệp tài nguyên 3,77 4,20 8,89 20,69 77,7 115,25

4 Sự nghiệp kinh tế khác 148,53 59,60 67,85 82,28 114,4 472,53

Tổng chi sự nghiệp

kinh tế 296,5 270,5 335,4 398,9 503,4 1.804,70

(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng) Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

Tổng chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể giai đoạn 2011-2015 là 4.086,3 tỷ đồng, chiếm 22,39% trên tổng chi thƣờng xuyên.

Bảng 2.5. Tình hình chi thường xuyên của thành phố Đà Nẵng

Đơn vị tính:Tỷ đồng

Nội dung Giai đoạn từ 2010-2015 Tổng cộng

Bình quân (%) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng chi ngân sách địa phƣơng 8.397 10.393 10.989 11.218 11.145 12.068 58.833 7,3 Tổng chi thƣờng xuyên 2.453 3.054 3.751 4.176 4.795 5.125 18.249 20,85 % so với tổng chi ngân sách 29,24 29,42 34,14 37,24 43,06 42,5 34,98 1.Chi trợ giá 5,2 5,0 7,8 7,8 8,1 8,0 33,9 9,2 2.Chi sự nghiệp kinh

tế 225,4 296,5 270,5 335,4 398,9 503,4 1.526,7 19,9 3.Chi sự nghiệp môi

trƣờng 77,6 96,1 135,1 143,6 177,2 197,7 629,6 30,6 4.Chi sự nghiệp giáo

dục đào tạo 759,6 947,4 1.156,4 1.287,1 1.408,4 1.476,7 5.558,9 18,4 5.Chi sự nghiệp y tế 275,1 364,9 452,8 571,3 629,6 690,6 2.293,7 25,9 6.Chi sự nghiệp khoa

học công nghệ 21,3 25,2 36,3 26,1 35,7 31,7 144,6 17,7 7.Chi sự nghiệp văn

hóa thông tin 30,9 45,3 76,0 72,5 87,1 72,5 311,8 28,5 8.Chi SN phát thanh truyền hình 13,4 16,1 17,7 20,3 21,9 24,9 89,4 17,1 9.Chi sự nghiệp thể dục thể thao 40,6 40,8 63,0 79,6 84,9 102,1 308,9 29,1 10.Chi đảm bảo xã hội 206,2 243,2 248,7 242,7 318,5 298,6 1.259,3 20,1 11.Chi QLHC, đảng, đoàn thể 535,1 676,4 868,1 930,3 1.076,4 1.065,9 4.086,3 20,3 12.Chi an ninh quốc

phòng 83,5 128,8 170,2 180,5 186,8 164,8 749,8 25,9 13.Chi khác 180,7 172,0 338,8 281,3 365,2 202,3 1.338,9 21,2

b. Tình hình chi đầu tư phát triển

Chi đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc gồm: - Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế (bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Khoa học và công nghệ, Quỹ Đầu tƣ phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng…).

- Đầu tƣ phát triển các chƣơng trình kinh tế khác (chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng…).

Tổng chi đầu tƣ phát triển trong 5 năm là 33,79 nghìn tỷ đồng, chiếm 63,18 % trên tổng chi ngân sách địa phƣơng, tốc độ tăng chi bình quân mỗi năm là 0,8%.

Bảng 2.6. Tình hình chi đầu tư phát triển của thành phố Đà Nẵng

Đơn vị tính:Nghìn tỷ đồng

STT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng

1 Nguồn tập trung 0,77 0,72 1,04 1,02 1,49 4,22 2 Nguồn tiền sử dụng đất 3,97 2,41 0,79 0,83 1,31 11,15 3 Nguồn khác 2,58 4,09 4,51 4,28 3,97 17,58 Tổng chi đầu tƣ phát triển 7,32 7,22 6,34 6,13 6,77 33,79

(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

Thực hiện mục tiêu phát triển thành phố theo chƣơng trình Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đề ra đối với thành phố Đà Nẵng là "Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là trung tâm kinh tế xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nƣớc và quốc tế; trung tâm bƣu chính viễn thông và tài chính ngân hàng; là địa bàn giữ vị trí chiến lƣợc quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực Miền Trung và cả nƣớc".

Trong những năm qua với chủ trƣơng khai thác quỹ đất tạo nguồn lực chủ yếu để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, thành phố đã tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn từ năm 2011 - 2015, đã có rất nhiều công trình lớn hoàn thành đƣa vào sử dụng và phát huy tác dụng tích cực trong việc phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân. Một số công trình đang triển khai và dự kiến hoàn thành đƣa vào sử dụng không ngừng phát huy hiệu quả và phục vụ nhu cầu đi lại, khám chữa bệnh, văn hoá thể thao nhƣ Cầu Rồng, Cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, Cầu vƣợt ngã ba Huế, Trung tâm Hành chính thành phố,...Các dự án xây dựng hạ tầng mở rộng các khu dân cƣ trên địa bàn làm cho không gian đô thị rộng và đô thị hoá, đã tạo đƣợc bộ mặt thông thoáng, sạch đẹp cho thành phố, tạo điều kiện ổn định đời sống cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

Sự thay đổi toàn diện của thành phố thể hiện qua thực tế đầu tƣ hiệu quả trong 5 năm 2011-2015 của ngân sách thành phố.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố đà nẵng (Trang 39 - 45)