6. Tổng quan đề tài nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Phân cấp quản lý NSNN
Việc phân cấp về tài chính ngân sách phải gắn liền với phân cấp quản lý nhà nƣớc về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… Do đó, việc đẩy mạnh phân cấp ngân sách phải đƣợc thực hiện đồng bộ với phân cấp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,…của các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lặp chức năng nhiệm vụ giữa các ngành và địa phƣơng, dẫn đến phân tán, lãng phí nguồn lực và chƣa phân định đƣợc rõ trách nhiệm các ngành, địa phƣơng. Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị và địa phƣơng chƣa thực sự chủ động trong việc tự đảm bảo cân đối, tạo nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, các chính sách mới, nhƣ:
- Nguồn thu chƣa đƣợc phân cấp triệt để cho cơ quan thuế quận, huyện để quản lý và khai thác nguồn thu.
- Chƣa phân cấp triệt để các nhiệm vụ chi phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của các địa phƣơng hoặc đã phân cấp nhƣng định mức phân bổ chƣa đáp ứng đủ yêu cầu của nhiệm vụ chi (nhƣ: nhiệm vụ kiến thiết thị chính đƣợc phân cấp ngày càng nhiều về cho các quận, huyện, nhƣng mức phân bổ cho nhiệm vụ này vẫn còn hạn chế).
- Việc phân vùng hiện nay cũng bộc lộ nhiều điểm chƣa phù hợp, do sự phát triển của thành phố nên mức độ chênh lệch về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phƣơng đã giảm dần.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo Quyết định 41/2010/QĐ- UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia theo phân cấp vẫn chƣa đảm bảo cân đối đƣợc nhiệm vụ chi của địa phƣơng. Theo UBND quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, địa phƣơng mới chỉ cân đối đƣợc 15-30% các khoản chi cân đối ngân sách. Định mức phân bổ cho một số lĩnh vực vẫn chƣa đảm bảo đƣợc nhiệm vụ chi của địa phƣơng.
- Định mức chi hành chính bao gồm chi cả tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản trích theo lƣơng. Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiền lƣơng, phụ cấp và các khoản tính theo lƣơng trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm giữa các cơ quan, địa phƣơng là khác nhau do tính đặc thù ngành (nhƣ phụ cấp đặc thù) hoặc do cơ cấu hệ số lƣơng bình quân giữa các đơn vị khác nhau, vì vậy chƣa đảm bảo công bằng trong việc bố trí chi khác ngoài lƣơng của các đơn vị.
- Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên hiện nay sau khi tính toán rồi quy về dân số làm tiêu chí để phân bổ chính, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ:
+ Những năm sau của thời kỳ ổn định ngân sách thƣờng phát sinh các chế độ chính sách mới ngân sách phải tính toán bổ sung thêm kinh phí ngoài chỉ tiêu dân số và có tính toán tăng thêm mức chi hằng năm so với định mức (phù hợp với tăng thu ngân sách), điều đó đã làm cho việc phân bổ theo chỉ tiêu dân số không còn ổn định.
+ Dân số có thể thay đổi qua các năm. Đối với các địa phƣơng có dân số thấp nhƣng nhu cầu chi một số lĩnh vực chi vẫn phải đảm bảo đủ nhƣ những địa phƣơng có dân số cao nhƣ sự nghiệp thể dục thể thao (không phụ thuộc vào yếu tố dân số).
+ Tiêu chí dân số có ý nghĩa đối với năm đầu khi xác định tỷ lệ điều tiết, các năm sau thƣờng căn cứ vào khả năng cân đối nguồn thu, do đó chỉ tiêu
dân số chỉ có ý nghĩa về so sánh, đánh giá, không có ý nghĩa quyết định cho việc phân phân bổ.
- Trong giai đoạn 2010-2014 có sự biến động lớn về giá cả, nhà nƣớc ban hành nhiều chế độ, chính sách mới nhƣ: an sinh xã hội, cải cách tiền lƣơng...nên ngoài việc phân bổ dự toán ngân sách, hàng năm thành phố phải bổ sung kinh phí để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cho các đơn vị.
- Đối với ngân sách cấp phƣờng, xã: Có ý kiến cho rằng, theo định mức hiện nay thì việc phân bổ cho từng sự nghiệp làm mất đi tính chủ động cho các phƣờng xã trong việc phân bổ dự toán đƣợc giao cho từng nhiệm vụ chi (có trƣờng hợp kinh phí sự ngiệp này thừa nhƣng không thể điều chuyển sang các sự nghiệp thiếu); hơn nữa đối với các cơ quan tài chính cấp trên thì việc phân bổ theo từng sự nghiệp phức tạp và tốn kém thời gian. Do đặc thù UBND các phƣờng, xã vừa là cấp ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, do đó cần tăng cƣờng việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của UBND các phƣờng xã.
c. Công tác lập dự toán chi ngân sách
Việc xây dựng dự toán hàng năm của các đơn vị mặt dù đã căn cứ các quy định nhƣng vẫn còn mang tính đối phó, cảm tính ấn định và bình quân. Việc lập dự toán chƣa sát với tình hình thực tiễn, tình trạng chi vƣợt dự toán vẫn còn xảy ra.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan nhƣ do biến động của tình hình kinh tế thế giới, giá cả tăng. Nguyên nhân là công tác phân tích và dự báo chƣa đƣợc chú trọng, số liệu dự báo chủ yếu mang tính định tính. Vì vậy, khi xây dựng dự toán các đơn vị chƣa dự lƣờng hết những biến động có thể xảy ra.
Mặt khác, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dự báo và lập dự toán chƣa đƣợc quan tâm thích đáng, cơ sở dữ liệu rất hạn chế, chƣa áp dụng rộng rãi và đồng bộ công nghệ thông tin trong việc quản lý và điều hành NSNN. Vì vậy,
tốn rất nhiều công sức cho công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN và quyết toán chi ngân sách.
Đồng thời, trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích và lập dự toán tuy ngày càng nâng cao, tuy nhiên, vẫn còn đảm nhận nhiều việc nên chƣa chuyên sâu, chƣa có bộ phận chuyên trách cho lĩnh vực lập dự toán.
d. Phân bổ và chấp hành dự toán chi ngân sách
- Về phân bổ dự toán NSNN: Hệ thống ngân sách mang tính lồng ghép, nên việc lập, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán, chủ đầu tƣ bị phức tạp, còn tình trạng nhiều nguồn ngân sách gây tình trạng chồng chéo, không rõ ràng trong quản lý NSNN; vừa gây khó khăn cho việc lập, phân bổ và giao dự toán, kiểm soát, thanh toán và quyết toán NSNN.
- Về cơ quan tài chính thẩm tra phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp I: Việc quy định cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra trƣớc khi đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc (kiểm tra trƣớc), đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã đảm bảo cho các đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị trực thuộc đúng với dự toán ngân sách đã đƣợc giao. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để các đơn vị sử dụng ngân sách nhận đƣợc quyết định giao dự toán trƣớc 31/12 hàng năm. Mặt khác, trong công tác này, thì trách nhiệm chính là của các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng, các đơn vị dự toán.
e. Quyết toán chi ngân sách
Các đơn vị dự toán của các cấp ngân sách lập báo cáo quyết toán chất lƣợng còn thấp, thuyết minh còn sơ sài, báo cáo chƣa đầy đủ theo các mẫu, bảng quy định. Việc thực hiện còn mang nặng tính cho xong việc, vì vậy, công tác quản lý quyết toán chi cũng chƣa đƣợc chú trọng. Công tác kế toán, quản lý tài chính tại một số địa phƣơng, đơn vị thực hiện chƣa tốt; một số cơ
quan chủ quản vẫn chƣa phát huy chức năng tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.
Việc tổ chức xét duyệt và thẩm tra quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I và cơ quan Tài chính đối với các đơn vị dự toán, không đầy đủ, thƣờng chậm, nên số liệu tập hợp vào tổng quyết toán NSĐP chƣa kịp thời và chuẩn xác.
Nguyên nhân là do cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý Tài chính về chi tiêu ngân sách còn chƣa đồng bộ, chƣa đầy đủ và một số còn lạc hậu, không phù hợp với thực tế, nhất là đối với lĩnh vực chi thƣờng xuyên. Mặt dù, trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã từng bƣớc nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động chi NSNN.
- Một số Chủ đầu tƣ, Ban Quản lý dự án chƣa thực hiện hết chức năng giám sát trƣớc, trong và sau khi thực hiện dự án, kể cả việc kiểm tra trƣớc khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tiến độ lập quyết toán vốn đầu tƣ công trình còn chậm; chất lƣợng hồ sơ quyết toán chƣa cao
- Các Ban quản lý dự án chƣa thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành theo quy định, còn chậm và kéo dài nhất là các công trình, hạn mục công trình đã hoàn thành đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa quyết toán bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Công tác quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng đã đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn trƣớc, chất lƣợng chi ngân sách đã đƣợc nâng lên, tình trạng chi sai chế độ, không đúng quy định đã đƣợc hạn chế, việc bổ sung dự toán và cấp lệnh chi tiền đã giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ việc quản lý đã từng bƣớc mang lại hiệu quả. Công tác quản lý đã chi ngân sách đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, trình độ của cán bộ quản lý ngày càng nâng cao hơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cải tiến thủ tục hành chính, đặc biệt ứng dụng và sử dụng hệ thống Tabmis.
Mặt dù đã rất cố gắng trong hoạt động chi tiêu và quản lý chi tiêu NSĐP tại thành phố Đà Nẵng, song vẫn còn những tồn tại trong quản lý chi tiêu NSĐP nhƣ tình trạng bổ sung kinh phí ngoài dự toán từ ngân sách, tình trạng cấp bằng lệnh chi tiền, chất lƣợng quyết toán chƣa cao, kiểm soát chƣa chặt chẽ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chƣa cao.
Những hạn chế này cần đƣợc sớm khắc phục và những giải pháp, kiến nghị đƣợc trình bày trong Chƣơng 3 dƣới đây sẽ tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại đó.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2020