Giải pháp hỗ trợ về quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố đà nẵng (Trang 85 - 90)

6. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.2.2.Giải pháp hỗ trợ về quản lý chi NSNN

a. Hoàn thiện phân cấp quản lý chi ngân sách

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp dƣới nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cấp đảm bảo khả năng tự cân đối ngân sách của các cấp, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên. Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

Ngân sách thành phố giữ vai trò chủ đạo, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trên địa bàn thành phố; đồng thời đảm bảo việc cân đối cho những địa phƣơng chƣa thể cân đối đƣợc, giúp cho các địa phƣơng chủ động trong cân đối ngân sách cấp mình.

Về phân cấp nhiệm vụ chi: Đảm bảo phân cấp ngân sách cho các địa phƣơng theo quy định của Trung ƣơng, ngoài ra để phù hợp với quản lý Nhà nƣớc ở một số lĩnh vực nhƣ hiện nay cho nên thực hiện điều chuyển một số nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhƣ sau:

Chuyển nhiệm vụ chi cho công tác chữa bệnh thuộc các Trung tâm y tế quận, huyện và các trạm y tế phƣờng xã về Sở Y tế thành phố quản lý.

Chuyển nhiệm vụ chi của Trƣờng chuyên biệt tƣơng lai quận Hải Châu về Sở giáo dục quản lý.

Phân cấp thêm một số nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực môi trƣờng về các quận, huyện, phƣờng xã theo các quy định hiện hành.

b. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi NSNN

Trong khi vẫn sử dụng hệ thống định mức phân bổ làm căn cứ để xác định nhu cầu ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, ngành nghề, các cấp chính quyền thì để có thể tập trung ngân sách cho các ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội cần phải điều chỉnh lại các mức ngân sách phân bổ. Các lĩnh vực thuộc ƣu tiên của giai đoạn này cần phải nhận đƣợc nhiều ngân sách hơn, ngƣợc lại các lĩnh vực không thuộc đối tƣợng ƣu tiên của giai đoạn này chỉ nên duy trì ở mức cũ, hoặc tăng ít hơn so với mức tăng chung của các lĩnh vực. Khi có biến động tăng nuồn thu thì cần phải xem xét tăng ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực ƣu tiên trƣớc so với các lĩnh vực khác. Ngƣợc lại, khi có biến động giảm nguồn thu thì xem xét điều chỉnh giảm ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực không thuộc đối tƣợng ƣu tiên trƣớc. Cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa ƣu tiên phân bổ ngân sách với ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự nhất quán trong phân bổ ngân sách giữa các năm.

Khi phân bổ và quản lý ngân sách vẫn theo một số hạng mục chi, chế độ, định mức chi thì để hạn chế việc lạm dụng sử dụng ngân sách bừa bãi cần phải ban hành đầy đủ các chính sách, chế độ chi tiêu. Tuy nhiên, vấn đề kiểm

tra, giám sát thƣờng cũng không dễ dàng, vì vậy, cần tăng cƣờng sự tham gia trực tiếp của nhân dân. Thực tiễn cho thấy rằng, đối với các công trình, dự án có sự đóng góp của nhân dân, có sự tham gia trực tiếp của nhân dân thì hiệu quả của dự án thƣờng cao hơn. Đối với các công trình, dự án khác, cũng cần tăng cƣờng sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, để dân có thể tham gia giám sát cần phải công khai, minh bạch, tăng cƣờng dân chủ ở cơ sở.

Cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Hệ thống định mức chi tiêu cần mang tính định hƣớng (hƣớng dẫn) để cho ngƣời sử dụng ngân sách có thể tự quyết định các chỉ tiêu, miễn là đạt đƣợc hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tƣơng hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng

c. Đổi mới tư duy quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Phƣơng pháp tiếp cận khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi phải có những thay đổi đáng kể đối với các soạn lập ngân sách để các lãnh đạo có thể tiến hành những lựa chọn rõ ràng đối với cách phân bổ và sử dụng nguồn lực. - Để các cán bộ quản lý tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách, buộc họ chịu trách nhiệm đối với các quyết định về việc lập kế hoạch và sử dụng nguồn lực tài chính công.

- Tiến hành lựa chọn giữa các cách sử dụng khác nhau đối với tất cả các nguồn lực;

- Gắn việc chi tiêu với các sản phẩm và kết quả đầu ra, các mục tiêu dự kiến một cách rõ ràng.

- Cùng xem xét tất cả các nguồn lực (chi thƣờng xuyên và chi ĐTPT), các nguồn của chính phủ và nguồn của các nhà tài trợ.

Việc làm này góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống nhƣ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ

phát triển đƣợc xây dựng riêng lẽ, thiếu sự thống nhất của ngân sách, ngân sách thƣờng xuyên đƣợc xây dựng trên cơ sở tăng thêm; Việc xây dựng, phân bổ, cấp phát ngân sách không gắn với các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội đề ra trong kế hoạch phát triển trung hạn.

Việc trả lại tính thống nhất về ngân sách thƣờng xuyên và ngân sách ĐTPT có nhiều điểm lợi, khắc phục đƣợc tình trạng bất cập do thiếu phối hợp cần thiết giữa các quyết định ĐTPT với các dự án chi thƣờng xuyên. Ví dụ, đã đầu tƣ lắp đặt thiết bị hiện đại, đã xây dựng kết cấu hạ tầng mới nhƣng thiếu phân tích đầy đủ chi phí thƣờng xuyên sẽ phát sinh tăng thêm do đƣa các công trình mới đầu tƣ lắp đặt hoặc mới xây dựng vào sử dụng (các chi phí tăng thêm do vật tƣ tiêu hao, năng lƣợng tiêu thụ nhiều hơn, tăng chi duy tu, bảo dƣỡng,…).

Ngân sách chi thƣờng xuyên đƣợc cây dựng trên cơ sở tăng thêm, nghĩa là cộng thêm theo một phần trăm tăng thêm vào mức dự toán năm trƣớc mà không đánh giá kết quả xem các hoạt động đƣợc tài trợ từ ngân sách có đóng góp gì vào việc đạt đƣợc các mục tiêu theo những lựa chọn các hoạt động ƣu tiên.

d. Các điều kiện chủ yếu liên quan đến việc triển khai thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn

Khi triển khai đổi mới quản lý, xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, dựa theo kết quả đầu ra cần tôn trọng những yêu cầu, điều kiện nhất định, bao gồm các điểm cơ bản nhƣ sau:

- Chính sách kinh tế vĩ mô phải đƣợc xác lập rõ ràng, có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi.

- Các chính sách, các công cụ tài chính, các chỉ tiêu tài chính vĩ mô cũng nhƣ các dự báo tài chính có chất lƣợng.

- Lựa chọn ƣu tiên và phân bổ: Động cơ của việc chuyển sang sử dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn là nhằm tạo ra một cơ chế tốt hơn trong việc sắp xếp hợp lý các nguồn ngân sách gắn liền với chính sách bố trí ngân sách một cách có trọng tâm, trọng điểm trong giới hạn nguồn lực tài chính công.

- Kỷ luật ngân sách: Các phân bổ ngân sách phải tuân thủ các chỉ tiêu tài chính đƣợc khống chế trong khuôn khổ ngân sách trung hạn đã xác định. Các cơ quan, ban, ngành, địa phƣơng phải chấp thuận những khoản ngân sách đƣợc phân bổ.

- Thể chế: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi có một hệ thống thể chế có cơ sở pháp lý để thực hiện. Các cơ quan, ban, ngành, các địa phƣơng, các đơn vị phải coi khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhƣ là một khuôn khổ cho các quyết định chi tiêu. Các nhà lãnh đạo các cấp, các bộ, ngành phải chấp nhận khuôn khổ chi tiêu trung hạn nhƣ là một phƣơng tiện đƣợc sử dụng khi ra các quyết định phân bổ nguồn lực.

- Năng lực xử lý, phân tích thông tin và dự báo: Thiết kế khuôn khổ chi tiêu trung hạn đòi hỏi phải có một thông tin đầu vào, một năng lực xử lý, phân tích thông tin và dự báo tốt làm cơ sở cho các tính toán kỹ thuật của kế hoạch ngân sách trung hạn.

- Tính minh bạch: Minh bạch về tài chính và chính sách sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình của các đối tƣợng tham gia vào quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Minh bạch tài chính có nghĩa là việc công khai trƣớc công chúng về cơ cấu và chức năng của Chính phủ, các ý đồ chính sách tài chính, các dự báo tài chính. Minh bạch về chính sách còn có nghĩa là công khai trƣớc công chúng về những ý định của Chính phủ trong một lĩnh vực cụ thể, cần phải đạt đƣợc những kết quả gì, các chi phí của việc đạt đƣợc những kết quả đó…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố đà nẵng (Trang 85 - 90)