Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 100 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, giảm nguồn vốn ngân sách đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng của thành phố theo hình thức BT, BOT, tạo điều kiện cho các đơn vị lập thủ tục vay vốn tại Quỹ, đồng thời ngân sách có thể hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay phát sinh.

Thứ hai, thận trọng trong công tác chỉ đạo Quỹ cho vay đối với các dự án vay vốn không đúng mục đích hoặc dự án có hiệu quả xã hội nhƣng không có hiệu quả kinh tế, trừ những trƣờng hợp cho vay từ vốn ngân sách ủy thác cho Quỹ không chịu rủi ro.

3.3.3. Kiến nghị đối với Lãnh đạo Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng

Thứ nhất, thận trọng trong công tác chỉ đạo điều hành, không vì mục tiêu tăng doanh thu mà xem nhẹ chất lƣợng tín dụng.

Thứ hai, đôn đốc các phòng nghiệp vụ hoàn chỉnh quy chế, quy trình xử lý rủi ro trong cho vay tại Quỹ.

Thứ ba, hoàn thiện và ban hành định hƣớng phát triển đến 2020 của Quỹ để có định hƣớng hoạt động cụ thể.

Thứ tư, có chính sách khen thƣởng phù hợp với CBVC có đóng góp mang lại hiệu quả cho Quỹ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Sau khi phân tích thực trạng ở chƣơng 2, căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng và định hƣớng phát triển của Quỹ ĐTPT Đà Nẵng đến năm 2020, cũng nhƣ định hƣớng về hoạt động cho vay đầu tƣ của Quỹ trong thời gian đến, đề tài đƣa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng.

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ đã đƣợc tác giả đƣa ra trong chƣơng này gồm xây dựng chính sách cho vay phù hợp, nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án, thực hiện cho vay đúng theo quy trình cho vay tại Quỹ, tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay, xây dựng đội ngũ CBVC có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, quản lý nợ có vấn đề và tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, hoàn thiện các quy chế, quy trình liên quan đến xử lý rủi ro trong cho vay đều có ý nghĩa thực tiễn cao, nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng. Nếu đƣợc vận dụng và thực hiện đồng bộ sẽ giảm thiểu rủi ro tổn thất cho Quỹ, nâng cao chất lƣợng tín dụng và từng bƣớc vững chắc hƣớng đến mục tiêu phát triển đến 2020 của Quỹ Đầu tƣ phát triển Đà Nẵng và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ các doanh nghiệp có nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất thấp để thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên với tình hình kinh tế khó khăn hiện này, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng gặp nhiều khó khăn, suy giảm khả năng trả nợ gây ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng tín dụng của Quỹ, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Quỹ. Trong thời gian qua Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tƣ tại Quỹ khá thành công, tuy nhiên cũng khó tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Trên cơ sở sử dụng tài liệu tham khảo và nguồn số liệu thực tế của Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng và phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp, đề tài đã hoàn thành đƣợc những nội dung chủ yếu sau:

Một là, hệ thống lại cơ sở lý luận chung về cho vay đầu tƣ, rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣtại Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng;

Hai là, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ của Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng.

Ba là, đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng, đồng thời kiến nghị đề xuất với nhà nƣớc, địa phƣơng và lãnh đạo cơ quan nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, do mô hình hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP có những đặc thù so với các NHTM, cơ sở lý luận về hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP còn thiếu thốn, và những hạn chế nhất định nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu mô hình Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, chƣa mở rộng nghiên cứu thêm về các Quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài vì các Quỹ này không có cùng mục đích hoạt động. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đề xuất những biện pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ một cách thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn. Bên cạnh đó, do kiến thức còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô chỉ dẫn và đóng góp thêm để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 49/2009/TT-BTC ngày 12/3/2009 của

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ ĐTPTĐP,Hà Nội.

[2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 28/2014/TT-BTC ngày 25/02/2014 của

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ ĐTPTĐP,Hà Nội.

[3] Chính phủ (2007), Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của

Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Hà Nội.

[4] Chính phủ (2010), Quyết định số 1866/QĐ-TTg 08/10/2010 của Thủ

tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Hà Nội.

[5] Chính phủ (2013), Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Hà Nội.

[6] Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà

xuất bản Phƣơng Đông.

[7] PGS. TS Lâm Chí Dũng (2012), Bài giảng Quản trị ngân hàng thương

mại, Đại học Đà Nẵng.

[8] Lê Thị Thanh Hà (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay

xây lắp tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[9] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân

[10] Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

[11] Ngân hàng nhà nƣớc (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày

03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tin dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.

[12] Ngân hàng nhà nƣớc (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

[13] Ngân hàng nhà nƣớc (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày

18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

[14] Quốc Hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

[15] Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tài chính đã kiểm

toán qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

[16] Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tài chính chưa kiểm

toán năm 2014.

[17] Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng (2008 - 2014), Các quy chế,

quy trình và báo cáo định kỳ liên quan đến hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro của Quỹ.

[18] Nguyễn Hữu Sang (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng cổ phần Đông Á Phòng giao dịch Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[19] Đỗ Trọng Thảo (2013), Phát triển cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát

triển Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[20] UBND thành phố Đà Nẵng (2014), Quyết định số 9416/QĐ-UBND ngày

27/12/2014 ban hành định hướng phát triển của Quỹ giai đoạn 2015 – 2020.

[21] Nguyễn Thị Tƣờng Vy (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay

doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á CN Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[22] Lê Thị Bạch Yến (2012), Giải pháp phát triển hoạt động của Quỹ đầu tư

phát triển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)