Những biện pháp đã thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 73 - 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Những biện pháp đã thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho

Từ khi đi vào hoạt động vào năm 2008 đến nay, dù còn non trẻ, nhƣng Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng cũng đã học hỏi, vận dụng rất nhiều biện pháp mà các ngân hàng đang áp dụng, các Quỹ đầu tƣ phát triển

địa phƣơng khác cũng nhƣ tự tìm tòi phát triển theo cơ chế hoạt động đặc thù của mình để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ. Các biện pháp thực hiện chủ yếu là:

a. Hoạt động phòng ngừa RRTD trong cho vay

Thẩm định trƣớc khi cho vay

Từ bƣớc tìm kiếm dự án đầu tƣ, Quỹ cũng đã sàn lọc rất kỹ để có đƣợc các dự án cho vay có chất lƣợng để trình UBND thành phố phê duyệt. Sau khi Phòng Kế hoạch và nghiên cứu phát triển tìm đƣợc dự án có nhu cầu vay vốn tại Quỹ sẽ chuyển hồ sơ vay vốn cho bộ phận Thẩm định thực hiện thẩm định trƣớc khi trình UBND thành phố hoặc Hội đồng quản lý Quỹ ra quyết định cho vay. Qua quá trình tiếp xúc với khách hàng, phân tích hồ sơ vay vốn do khách hàng lập và tra cứu thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng nhà nƣớc (CIC), các nguồn thông tin khác... tuỳ theo tính chất của từng dự án, chuyên viên thẩm định thực hiện thẩm định một phần hoặc toàn bộ các nội dung sau:

- Đối với dự án: Đánh giá cơ sở pháp lý của dự án; phân tích nhu cầu và tính cấp thiết của dự án; Phân tích đánh giá về máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ, chất lƣợng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và thị trƣờng của sản phẩm; Phân tích đánh giá về phƣơng án tài chính, nguồn thu của dự án và khả năng thu hồi vốn đầu tƣ; Phân tích hiệu quả về kinh tế - xã hội, tài chính, môi trƣờng; Đánh giá các yếu tố rủi ro tiềm ẩn của dự án.

- Đối với chủ đầu tƣ: Thẩm định tính pháp lý của khách hàng, năng lực hoạt động; khả năng tài chính của khách hàng. Trong đó phân tích báo cáo tài chính của khách hàng là biện pháp phổ biến mà tất cả các tổ chức tin dụng đều thực hiện để đánh giá. Một báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể cho ta thấy trạng thái tài chính của doanh nghiệp, cho biết hoạt động chính của doanh nghiệp là gì và năng lực lãnh đạo của Bộ phận quản lý của doanh

nghiệp. Từ việc phân tích báo cáo tài chính của khách hàng Quỹ mới có cơ sở đánh giá tình hình tài chính hiện tại của khách hàng và đƣa ra cơ sở để dự đoán trong tƣơng lai.

- Đối với tài sản đảm bảo nợ vay: Thẩm định tính pháp lý của quyền quản lý và quyền sở hữu tài sản; khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản; Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo nợ vay tại thời điểm thẩm định so với mức vay theo hợp đồng tín dụng.

Từ đó Quỹ có thể xác thực đƣợc pháp lý của chủ đầu tƣ, có thể kiểm tra đƣợc đối tƣợng vay vốn có đúng quy định không, mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tính khả thi dự án đầy tƣ, nguồn thu của dự án có đảm bảo khả năng hoàn trả nợ trong tƣơng lai hay không, lịch sử tín dụng của khách hàng… để ra quyết định tài trợ cho dự án hay không.

Trên cơ sở đó Quỹ có thể nhận biết một số rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên thực tế hoạt động này của Quỹ chủ yếu hoàn toàn phụ thuộc vào hồ sơ do khách hàng cung cấp và thông tin của CIC mà chƣa xem xét những thông tin từ những nguồn bên ngoài nhƣ các đối tác kinh doanh của khách hàng, các NHTM khác đã có quan hệ với khách hàng để có cái nhìn chính xác hơn về nhân cách, thiện chí trả nợ của chủ doanh nghiệp trong lịch sử.

Bên cạnh đó với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tồn tại 2 bộ sổ sách (báo cáo thuế và thực tế) thì việc thẩm định báo cáo tài chính gặp nhiều khó khăn vì thông tin không chính xác. Do đó hiệu nay Quỹ phải yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc báo cáo nộp cho cơ quan thuế để thẩm định.

Giám sát và cưỡng chế thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay trong quá trình cho vay

- Kiểm tra về pháp lý của hợp đồng tín dụng: hiện nay Quỹ đã bổ nhiệm một cán bộ của Quỹ có chuyên môn về luật làm cán bộ pháp chế, kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng tín dụng và các điều khoản liên quan đến

quyền lợi của Quỹ (quy định những điều khoản hạn chế khả năng thay đổi mục đích vốn vay của doanh nghiệp, thông qua hoạt động giám sát định kỳ và bất thƣờng các hoạt động đầu tƣ dự án, hoạt động của doanh nghiệp để xem xét liệu khách hàng có tuân theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng để cƣỡng chế thi hành nếu khách hàng không tuân theo). Đồng thời tƣ vấn cho phòng nghiệp vụ khi có vấn đề liên quan đến pháp lý, cập nhật các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng. Tuy nhiên đây là nhiệm vụ kiêm nhiệm nên cán bộ pháp lý của Quỹ chƣa thể hiện đƣợc vai trò của mình.

- Kiểm tra, giám sát quá trình giải ngân cho vay: Quỹ đã xây dựng Quy chế và quy trình cho vay đối với dự án đầu tƣ rất chặc chẽ, hồ sơ giải ngân do Phòng Đầu tƣ kiểm tra, trình lãnh đạo phê duyệt và đƣợc phòng Tài chính – Kế toán kiểm soát lần cuối trƣớc khi giải ngân vốn vay cho đơn vị.

Việc kiểm tra hồ sơ giải ngân phải đảm bảo các điều kiện: hồ sơ đầy đủ theo quy định, đúng mục đích sử dụng vốn vay, đủ TSBĐ (nếu có), kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng dự án để đảm bảo hồ sơ đúng với thực tế thi công.

Việc thực hiện quy trình cho vay nhƣ vậy nâng cao khả năng kiểm soát khoản vay, hạn chế không để xảy ra các trƣờng hợp vay vốn sai mục đích, vay vốn để đảo nợ.

- Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân:

Theo quy định công tác kiểm tra giám sát đƣợc thực hiện định kỳ hằng năm và đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn để đảm bảo nguồn vốn của Quỹ đƣợc sử dụng đúng mục đích và kiểm soát khả năng trả nợ của đơn vị vay vốn. Các công tác này đƣợc CBVC Quỹ thực hiện thƣờng xuyên từ khi khách hàng đề nghị vay vốn tại Quỹ đến khi tất toán hợp đồng để giúp Quỹ phát hiện kịp thời các nguy cơ từ phía khách hàng và đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp nhƣ thu nợ trƣớc hạn, cơ cấu lại nợ, thanh lý TSBĐ...

kiểm tra đối với những dự án có hạn mức vay vốn lớn và đang giải ngân. Còn các dự án đã hoàn tất việc giải ngân ngân thì chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính định kỳ hằng năm, không đi kiểm tra thực tế. Ngoài ra Quỹ cũng chƣa có văn bản quy định cụ thể về quy trình kiểm tra định kỳ để nhân viên thực hiện.

Nhìn chung công tác kiểm tra giám sát này hiện chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, chất lƣợng chƣa cao, công tác dự báo, cảnh báo sớm đối với các rủi ro còn bị động, chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện xử lý vụ việc khi đã xảy ra rủi ro.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay

Hiện nay theo quy định của Quỹ đang áp dụng mức cho vay tối đa 70% so với giá trị TSBĐ.

Hình thức đảm bảo tiền vay tại Quỹ chủ yếu là hình thức thế chấp TSBĐ hoặc tín chấp. Trƣờng hợp cho vay tín chấp chỉ áp dụng đối với một số dự án cấp điện, cấp nƣớc, dự án vay vốn có nguồn trả nợ từ ngân sách thành phố.

TSBĐ chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên trên đất, máy móc thiết bị, tài sản hiện có của công ty, tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị của TSBĐ bảo đƣợc thẩm định lại hằng năm để xác định giá trị của TSBĐ phù hợp với thị trƣờng để Quỹ có thể kiểm soát khả năng bù đắp rủi ro của các TSBĐ, nếu giá trị TSBĐ bị sụt giảm không thể bảo đảm cho khoản vay theo quy định thì Quỹ tiếp tục đề nghị khách hàng bổ sung thêm TSBĐ hoặc trả nợ trƣớc hạn đối với khoản vay còn thiếu TSBĐ.

TSBĐ đƣợc kiểm kê hằng năm vào cuối năm với sự chứng kiến của Phòng Đầu tƣ và Phòng Tài chính - Kế toán để làm căn cứ ghi nhận giá trị TSĐB đang Quỹ giữ trong báo cáo tài chính năm của Quỹ.

Hiện nay việc kiểm tra, giám sát TSBĐ và giá trị TSBĐ tại Quỹ thực hiện khá kỹ. Tuy nhiên công tác kiểm tra việc lƣu giữ các giấy tờ về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng TSBĐ tại Quỹ chƣa đƣợc chặt chẽ. Các giấy tờ này do Phòng Đầu tƣ thực hiện ký gửi tại két sắt của Ngân hàng Công thƣơng –

CN Đà Nẵng nhƣng lại không có sự kiển tra định kỳ trong năm của Ban Giám đốc đối với việc bảo quản các giấy tờ này, có thể dẫn đến khả năng cán bộ có hành vi gian dối, đánh tráo hoặc rút bớt giấy tờ.

Bên cạnh đó việc quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay không do Quỹ trình HĐQL Quỹ hoặc UBND thành phố phê duyệt và Quỹ chịu trách nhiệm với quyết định đó, tuy nhiên có trƣờng hợp đặc biệt do UBND thành phố quyết định cho vay tín chấp thì Quỹ vẫn phải chịu trách nhiệm tuân thủ cho vay và chịu mọi rủi ro có thể xảy ra, nhƣ vậy Quỹ không thể chủ động trong công tác quản lý rủi ro của mình.

Hạn chế giới hạn cho vay đối với một khách hàng vay vốn

Hiện nay, theo Nghị định 37/2013/NĐ-CP, Quy chế cho vay của Quỹ thì tổng mức dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng của Quỹ không đƣợc vƣợt quá 25% vốn chủ sở hữu tại thời điểm thực hiện, trƣờng hợp Quỹ vừa thực hiện cho vay vừa đầu tƣ trực tiếp vào một dự án thì tổng giới hạn đầu tƣ trực tiếp và cho vay không đƣợc vƣợt quá 30% vốn chủ sở hữu của Quỹ tại thời điểm thực hiện. Do đó, khi thực hiện trình cho vay đối với dự án thì Quỹ luôn kiểm soát tổng hạn mức cho vay đối với một đơn vị không vƣợt mức quy định.

Tuy nhiên, do vốn chủ sở hữu của Quỹ tăng trƣởng qua các năm 2010 - 2014, dẫn đến giới hạn cho vay đối với mỗi khách hàng ngày càng tăng, giới hạn cho vay đối với với khách hàng cũng đƣợc tăng lên, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp đƣợc vay vốn đầu tƣ tại Quỹ với mức lãi suất thấp nhƣng cũng làm tăng nguy cơ RRTD đối với Quỹ.

Đa dạng hóa danh mục cho vay

Quỹ căn cứ danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ƣu tiên phát triển của địa phƣơng đã đƣợc UBND thành phố ban hành hằng năm hoặc từng thời kỳ đã đƣợc HĐND thành phố thông qua để cụ thể hóa danh mục cho vay đầu tƣ của Quỹ.

hiện sàn lọc dự án phù hợp theo quy định cho vay của từng nguồn vốn để giảm thiểu tập trung cho vay đối với quá nhiều dự án giống nhau hoặc cho vay đối với nhiều dự án của một khách hàng hoặc nhiều khách hàng cùng một lĩnh vực hoạt động để giảm thiểu rủi ro tập trung và duy trì một danh mục vay vốn đa dạng.

Tuy nhiên, với quy mô thành phố khá nhỏ, số lƣợng dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố có quy mô đầu tƣ phù hợp với Quỹ không nhiều nên Quỹ không có nhiều sự lựa chọn để xây dựng một danh mục vay vốn đa dạng.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Thời gian qua, Quỹ đã thực hiện rất nghiêm túc quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, 18/2007/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nƣớc từ năm 2008 đến 2013, và Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, 09/2014/TT-NHNN kể từ năm 2014. Định kỳ hằng quý Quỹ tổ chức họp Hội đồng xử lý rủi ro để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho vay theo quy định. Dự phòng đƣợc tính trên dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của Quỹ.

b. Nội dung biện pháp xử lý sau khi RRTD xảy ra

Cơ cấu lại nợ đối với các khách hàng có khả năng phát triển

Đối với khoản nợ quá hạn khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, Quỹ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nếu đánh giá khách hàng có khả năng phát triển và thanh toán đƣợc nợ quá hạn thì Quỹ sẽ áp dụng biện pháp cơ cấu lại nợ.

Các hình thức cơ cấu lại nợ đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị đinh 138/2007/NĐ-CP, quy định của Ngân hàng nhà nƣớc và quy chế quản lý rủi ro tín dụng của Quỹ.

Cơ cấu lại nợ đƣợc thực hiện thông qua các hình thức nhƣ: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh số tiền phải trả trong các kỳ trả nợ, gia hạn thời gian

trả nợ nhƣng không làm thay đổi thời gian vay vốn, kéo dài thời gian vay vốn nhƣng không quá 1/3 thời gian vay vốn ban đầu, miễn/giảm một phần nợ lãi vay phải trả,…

Thẩm quyền cơ cấu lại nợ đƣợc quy định nhƣ sau: cấp nào quyết định cho vay thì cấp đó ra quyết định gia hạn nợ, Giám đốc Quỹ quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc số tiền phải trả trong các kỳ trả nợ nhƣng không làm thay đổi thời gian vay vốn sau khi có ý kiến đồng ý của Chủ tịch HĐQL Quỹ.

Trong thời gian qua Quỹ đã nhiều lần thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Biện pháp này vừa giúp doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện cho Quỹ thu hồi đƣợc nợ, giảm thiểu rủi ro khách hàng không trả nợ đúng hạn nhƣng lại làm tăng nhóm nợ, dẫn đến chi phí dự phòng tăng làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của Quỹ.

Thanh lý tài sản bảo đảm, xử lý từ Quỹ dự phòng rủi ro cho vay, bán nợ, khoanh nợ, xóa nợ, khởi kiện

Riêng đối với các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng nhƣ trên thì tính đến năm 2014, Quỹ chƣa phát sinh trƣờng hợp nào.

2.2.3. Đánh giá kết quả đạt đƣợc của hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tƣ tại Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)