Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 94 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn

vốn vay của khách hàng

- Thực hiện nguyên tắc chỉ giải ngân vốn vay cho bên thứ ba, hạn chế giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay vốn, vì nhƣ vậy khách hàng tự chủ với khoản tiền này và có khả năng sử dụng sai mục đích, không đem lại nguồn thu nhƣ kế hoạch vay vốn ban đầu, gây ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra định kỳ tình hình tài chính của khách hàng và tiến độ thực hiện dự án.

Việc kiểm tra đƣợc thực hiện định kỳ và có văn bản quy định, hƣớng dẫn cụ thể phƣơng thức kiểm tra, tần suất kiểm tra, trách nhiệm của cán bộ thực hiện kiểm tra. Trong đó, cần quy định tầng suất kiểm tra theo dƣ nợ vay vốn của khách hàng, dƣ nợ càng lớn thì tầng suất kiểm tra càng dày. Ví dụ: Đối với dự án có dƣ nợ cho vay dƣới 10 tỷ đồng thì kiểm tra định kỳ 01 năm/lần, đối với dự án có dƣ nợ cho vay từ 10 tỷ đến 20 tỷ thì kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, đối với dự án có dƣ nợ cho vay trên 20 tỷ thì kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần.

Bên cạnh đó phải phân lịch kiểm tra đối với mỗi dự án lệch nhau, tránh tập trung vào cuối quý, cuối năm, sẽ gây áp lực cho cán bộ do cùng lúc thực hiện kiểm tra quá nhiều đơn vị, chất lƣợng công tác kiểm tra không đảm bảo.

- Kiểm tra dòng tiền của dự án bằng cách liên kết với một hoặc một số ngân hàng để yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng đó, dòng tiền của dự án sẽ thông qua tài khoản này để Quỹ có thể giám sát đƣợc dòng tiền dự án và có phƣơng án xử lý rủi ro khi xuất hiện dấu hiệu bất thƣờng. Biện pháp này đã đƣợc Quỹ đầu tƣ phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh (nay là Công ty Đầu tƣ tài chính nhà nƣớc thành phố Hồ Chí Minh – HFIC) sử dụng khi liên kết với HD Bank để thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng.

Đối với biện pháp này, Quỹ cần ký kết hợp đồng hợp tác với ngân hàng và quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của các bên đối với việc hợp tác. Quỹ có quyền kiểm tra tài khoản của khách hàng thông qua hệ thống internet banking của ngân hàng mà không phải thông qua khách hàng (Điều khoản này đƣợc quy định trong Hợp đồng tín dụng ký với khách hàng và đơn đăng ký mở tài khoản của khách hàng, điều khoản này kết thúc khi khách hàng tất toán khoản vay tại Quỹ).

- Định kỳ 6 tháng Quỹ thực hiện định giá lại TSBĐ

Để đảm bảo giá trị TSBĐ không quá chênh lệch so với giá trị thị trƣờng, tránh gây thất thoát cho Quỹ nếu xảy ra trƣờng hợp thanh lý TSBĐ nhƣng giá thị trƣờng thấp hơn so với định giá của Quỹ.

Việc định giá lại cần phải thông qua Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ và có biên bản xác định giá trị tài sản đánh giá lại. Sau đó có văn bản yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ nếu giá trị TSBĐ đánh giá lại không đủ đảm bảo cho khoản vay, hoặc thu nợ trƣớc hạn đối với phần dƣ nợ còn thiếu TSBĐ.

- Kiểm soát thƣờng xuyên các khoản vay lớn vì việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng của các khách hàng này có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của Quỹ.

- Thiết lập mô hình kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng (thuộc phòng Đầu tƣ) để luân phiên giám sát các khoản tín dụng của nhau. Gây áp lực cho cán bộ và có trách nhiệm hơn khi thực hiện thủ tục giải ngân cho khách hàng.

- Tăng cƣờng vai trò của Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ tín dụng xem có thực hiện đúng quy định hay không. Cần có các cuộc kiểm tra định kỳ và đặc biệt là kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện cho vay. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra nội bộ cũng góp phần ngăn chặn và phát hiện những trƣờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)