Tình hình hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tƣ phát triển thành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 50 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tƣ phát triển thành

thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014

a.Kết quả hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đƣợc Quỹ xác định là nhiệm vụ trọng tâm để thu hút vốn cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố. Do đó, bên cạnh nguồn vốn do ngân sách cấp, ngay sau khi thành lập, đầu năm 2008 Quỹ đã lên kế hoạch xúc tiến các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)... để huy động vốn, đến năm 2010 đã huy động đƣợc hai nguồn vốn từ Dự án Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng do Ngân hàng thế giới tài trợ thông qua Bộ Tài chính là 185 triệu USD (thời hạn cho vay là 25 năm trong đó 10 năm ân hạn, lãi suất vay ƣu đãi) và Khoản tín dụng của Cơ quan phát triển Pháp là 10 triệu Euro (thời hạn cho vay là 20 năm trong đó 07 năm ân hạn, lãi suất vay ƣu đãi).

Dƣới đây là tình hình huy động vốn của Quỹ:

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại Quỹ giai đoạn 2010 – 2014

- 29,825 207,045 245,909 297,03 2010 2011 2012 2013 2014

Từ 2010 đến 2014, tổng nguồn vốn huy động của Quỹ không ngừng tăng mạnh với tốc độ tăng trƣởng trung bình 211%, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2012 với tốc độ tăng 594% do huy động thêm đƣợc nguồn vốn AFD với số tiền 133,7 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2014 Quỹ đã huy động đƣợc 297,03 tỷ đồng, chiếm 37% vốn hoạt động của Quỹ, trong đó vốn huy động WB là 163,33 tỷ đồng và vốn huy động AFD là 133,7 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động đƣợc Quỹ cho vay lại đối với các tiểu dự án thuộc lĩnh vực đầu tƣ nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp, trƣờng mầm non, cao đẳng, đại học, đầu tƣ lĩnh vực môi trƣờng, năng lƣợng, thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí nghiêm ngặt của nhà tài trợ.

b.Kết quả hoạt động đầu tư

Hoạt động cho vay

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động cho vay đầu tƣlà hoạt động chính tạo ra doanh thu cho Quỹ. Tuy Quỹ thành lập chƣa lâu nhƣng hoạt động cho vay đầu tƣ đã đƣợc triển khai khá hiệu quả. Căn cứ vào các chƣơng trình, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố từng thời kỳ, Quỹ đã thực hiện xúc tiến các dự án để xây dựng kế hoạch đầu tƣ hằng năm. Tuy dự án đầu tƣ tại địa bàn thành phố không nhiều, đồng thời ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế suy thoái của thế giới làm hoạt động đầu tƣ ngừng trệ nhƣng Quỹ cũng đã nỗ lực tìm kiếm đƣợc khá nhiều dự án đáp ứng yêu cầu cho vay của Quỹ, đã trình HĐQL Quỹ thông qua và đƣợc UBND thành phố phê duyệt kế hoạch cho vay 75 dự án với tổng mức vốn cho vay là 1.573,5 tỷ đồng.

Đối tƣợng vay vốn tại Quỹ chủ yếu là các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nƣớc, cổ phần và tƣ nhân), bên cạnh đó cũng có một số đơn vị sự nghiệp có thu. Thời gian cho vay trung bình từ 3 - 8 năm, quy mô vốn tài trợ cho mỗi dự án khoảng từ 02 đến 20 tỷ đồng (trừ một số dự án cho vay từ nguồn vốn huy động, cho vay các công trình do ngân sách đầu tƣ đƣợc tài trợ lên đến 60 - 70 tỷ đồng).

Theo bảng 2.1 ta thấy dƣ nợ cho vay của Quỹ qua các năm đều tăng và tốc độ tăng đột biến vào năm 2012 là 147,8% do từ năm này Quỹ đẩy mạnh rút vốn huy động từ nguồn vốn WB và AFD và giải ngân cho các dự án từ các nguồn vốn này; và đẩy mạnh đầu tƣ các dự án trọng điểm của thành phố nhƣ hạ tầng khu tái định cƣ và nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp, phục vụ tái định cƣ cho ngƣời dân bị giải tỏa từ nguồn vốn điều lệ với tổng giá trị cho vay lên đến 100 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo quy định Quỹ chỉ thực hiện cho vay đầu tƣ trung và dài hạn, tuy nhiên thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, trong các năm 2010 đến 2014 Quỹ đã thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp địa phƣơng vay vốn ngắn hạn để phát triển sản xuất công nghiệp và xuất khẩu từ nguồn vốn do ngân sách thành phố ủy thác cho Quỹ. Đây là nhiệm vụ đặc thù do UBND thành phố giao, không hoàn toàn theo đúng chức năng hoạt động của Quỹ, nhƣng đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bảng 2.1. Dư nợ cho vay tại Quỹ giai đoạn 2010 đến 2014 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng % 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 1 Dƣ nợ theo thời gian vay vốn

91.606 130.090 322.364 421.342 486.247 42,01 147,80 30,70 15,40

Cho vay ngắn hạn 9.000 11.000 7.000 - 42.534 22,22 (36,36) (100,00)

Cho vay trung hạn 31.400 17.212 178.009 168.419 153.218 (45,18) 934,21 (5,39) (9,03)

Cho vay dài hạn 51.206 101.878 137.356 252.923 290.495 98,96 34,82 84,14 14,86

2

Dƣ nợ cho vay theo nguồn vốn cho vay 91.606 130.090 322.364 421.342 486.247 42,01 147,80 30,70 15,40 Vốn chủ sở hữu 82.606 94.900 247.535 216.196 205.995 14,88 160,84 (12,66) (4,72) Vốn huy động - 24.190 67.829 149.046 181.618 180,40 119,74 21,85 Vốn nhận ủy thác 9.000 11.000 7.000 56.100 98.634 22,22 (36,36) 701,43 75,82

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng % 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 3 Dƣ nợ cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ 91.606,00 130.090 322.364 421.342 486.247 42,01 147,80 30,70 15,40 Nhà ở, khu dân cƣ 48.474 83.663 200.175 203.555 151.709 72,59 139,26 1,69 (25,47) Y tế 4.163 3.421 3.907 1.985 1.360 (17,82) 14,20 (49,20) (31,48) Giáo dục - - 35.210 51.108 60.830 45,15 19,02 Môi trƣờng 1.502 1.085 665 293 195 (27,80) (38,69) (55,86) (33,55) Cấp điện - - - 27.188 47.601 75,08 Cấp thoát nƣớc 5.012 8.030 8.429 16.201 13.699 60,22 4,96 92,21 (15,44) Giao thông - - 50.000 50.000 98.149 - 96,30 Công nghiệp, công nghiệp phụ trợ 22.785 19.530 16.275 71.012 70.170 (14,29) (16,67) 336,34 (1,19) Khác 9.671 14.361 7.704 - 42.534 48,51 (46,36) (100,00)

Bên cạnh đó, theo biểu đồ 2.2 có thể nhận thấy Quỹ cũng đã đa dạng hóa lĩnh vực cho vay đầu tƣ, từ việc chỉ có dự án vay vốn trong vài lĩnh vực nhƣ nhà ở, khu dân cƣ, cấp thoát nƣớc, môi trƣờng, khu công nghiệp vào năm 2010, Quỹ đã mở rộng tìm kiếm các dự án mới thuộc các lĩnh vực khác và đến 2014 có thêm các dự án vay vốn thuộc lĩnh vực giáo dục, cấp điện, giao thông...

Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay theo lĩnh vực hoạt động của Quỹ giai đoạn 2010 – 2014

Tuy nhiên, nếu xét trên dƣ nợ cho vay thì chƣa thể đánh giá hết kết quả hoạt động cho vay của Quỹ. Qua bảng 2.3 ta thấy rõ tình hình hoạt động cho vay đầu tƣ tại Quỹ tăng trƣởng qua các năm. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ giải ngân của các dự án còn chậm, có dự án thời gian giải ngân kéo dài đến 3 năm. Nguyên nhân do các dự án đầu tƣ hạ tầng khu dân cƣ, nhà ở tại Quỹ chiếm tỷ trọng lớn, các dự án này thƣờng vƣớng vào các thủ tục đền bù, giải tỏa, gây chậm trễ tiến độ thực hiện dự án, một số dự án khác còn chậm trong khâu hoàn tất các thủ tục vay vốn tại Quỹ về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính đã kiểm toán... Mặt khác lãi suất cho vay của Quỹ biến động cũng ảnh

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2010 2011 2012 2013 2014 Nhà ở, khu dân cƣ Y tế Giáo dục Môi trƣờng Cấp điện Cấp thoát nƣớc Giao thông Công nghiệp, công nghiệp phụ trợ Khác

hƣởng đến tốc độ giải ngân của dự án, giai đoạn năm 2010 – 2012 lãi suất cho vay tăng từ 9,6%/năm đến 14,4%/năm, sau đó mới giảm dần xuống 8%/năm vào năm 2014. Bên cạnh đó quy trình phê duyệt cho vay của Quỹ còn phải qua nhiều cấp phê duyệt, thời gian kéo dài làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai dự án nên nhiều chủ đầu tƣ quyết định vay từ các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, từ năm 2013, cùng với các sự hƣớng dẫn cụ thể của Chính phủ tại các Nghị định số 37/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và thông tƣ 28/2014/TT-BTC hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ, các thủ tục trình phê duyệt cho vay đầu tƣ của Quỹ đã đƣợc phân cấp rõ ràng hơn, cụ thể hơn nên tốc độ phê duyệt cho vay, giải ngân đối với dự án có cải thiện, có thể nhìn rõ qua tỷ lệ dƣ nợ trên vốn hoạt động của Quỹ từ 24,44% năm 2010 tăng lên 50,68% năm 2012 và đến 2014 thì đạt 61,01%.

Tóm lại, hoạt động cho vay của Quỹ trong thời gian qua chủ yếu là cho vay đầu tƣ đã góp phần bổ sung kịp thời các nguồn vốn để thúc đẩy việc đầu tƣ, phát triển các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần giảm áp lực về vốn cho nhu cầu đầu tƣ của thành phố và giảm gánh nặng cho ngân sách địa phƣơng và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng khu dân cƣ, khu công nghiệp, giao thông, nhà ở xã hội, giáo dục,... các lĩnh vực khác cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng còn hạn chế. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động cho vay còn có một số hạn chế nhất định về số lƣợng dự án còn ít, tiến độ giải ngân vốn vay chậm, thủ tục phê duyệt các dự án đầu tƣ kéo dài, đối tƣợng cho vay chƣa phù hợp, chƣa thực hiện cho vay hợp vốn...

ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng % 2011 /2010 2012 /2011 2013 /2012 2014 /2013 1 Số dự án, phƣơng án vay vốn 21 20 15 31 56 (4,76) (25,00) 106,67 25,81 2 Hạn mức cho vay 91.117 177.936 371.492 550.002 768.002 95,28 108,78 48,05 39,64 3 Tổng số vốn đã giải ngân 76.898 122.879 117.721 181.828 184.239 59,79 (4,20) 54,46 1,33 4 Tổng số vốn đã thu nợ 78.030 76.391 76.665 82.850 119.334 (2,10) 0,36 8,07 44,04 5 Dƣ nợ cho vay 91.606 130.089 322.634 421.342 486.247 42,01 148,01 30,59 15,40 6 Dƣ nợ cho vay/Vốn CSH (%) 28,44 35,87 75,11 92,51 97,26 7 Dƣ nợ/Vốn hoạt động (%) 28,44 33,15 50,68 60,08 61,01

Hoạt động đầu tƣ trực tiếp và góp vốn thành lập doanh nghiệp

Đầu tƣ trực tiếp là một trong những hoạt động chính của Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng, trong giai đoạn đầu thành lập Quỹ đã tích cực xúc tiến một số dự án để tham gia đầu tƣ trực tiếp theo hình thức góp vốn đầu tƣ, tuy nhiên với quy mô nguồn vốn và nhân lực có hạn, đến cuối năm 2014 vẫn chƣa có dự án đƣợc thành phố phê duyệt.

Đối với hoạt động góp vốn, Quỹ đã đƣợc UBND thành phố giao quản lý phần vốn góp của nhà nƣớc đầu tƣ vào 04 doanh nghiệp với tổng vốn góp đến cuối năm 2014 là 49.926 triệu đồng. Hầu hết các đơn vị này khi nhận chuyển giao năm 2008, 2009 hoạt động kinh doanh đều lỗ nhƣng đến năm 2010 đã cơ bản ổn định và có chuyển biến tích cực. Cụ thể nhƣ sau:

+ Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính (Viết tắt là công ty Thẩm định giá): vốn góp là 1.950 triệu đồng, chiếm 100% vốn điều lệ của Công ty. Hoạt động của Công ty từng bƣớc đi vào ổn định và có lãi nhƣng ở mức thấp.

+ Công ty CP Softech: vốn góp là 3.000 triệu đồng, chiếm 10% vốn điều lệ Công ty. Hoạt động của Công ty nhìn chung còn nhiều khó khăn, thua lỗ kéo dài, chƣa đƣợc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.

+ Công ty TNHH Massda Land (Viết tắt là Công ty Massda): vốn góp là 2.204.739 USD tƣơng đƣơng 31.978 triệu đồng bằng giá trị quyền sử dụng đất, chiếm 35% vốn điều lệ của công ty. Hoạt động Công ty có hiệu quả, đã bù hết số lỗ lũy kế từ năm 2010 và đã phân phối lợi nhuận cho Quỹ trong 03 năm 2011, 2012 và 2013.

+ Công ty TNHH Trung tâm dịch vụ Total Việt Nam (Viết tắt là Công ty Total): vốn góp là 971.077,7 USD tƣơng đƣơng 12.998 triệu đồng bằng giá trị quyền sử dụng đất, chiếm 40% vốn điều lệ của công ty. Hoạt động Công ty

có hiệu quả, đã bù hết số lỗ lũy kế từ năm 2009 và đã phân phối lợi nhuận cho Quỹ năm 2010, 2011 và 2012.

Biểu đồ 2.3. Tình hình phân chia lợi nhuận của các Công ty góp vốn giai đoạn 2010 - 2014

Nhƣ vậy, từ khi thành lập đến cuối năm 2014 nguồn vốn đầu tƣ của Quỹ vào các doanh nghiệp góp vốn đã có nguồn thu từ việc chia lợi nhuận, tổng lợi nhuận các doanh nghiệp là 45.983 triệu đồng, thực nộp về cho Quỹ qua các năm là 45.983 triệu đồng trên tổng giá trị vốn góp là 49.926 triệu đồng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận cho Quỹ. Tuy nhiên lợi nhuận từ góp vốn chủ yếu từ khoản chia lợi nhuận từ Công ty Massda từ các năm 2011 đến 2013, nhờ nguồn thu từ dự án khu nhà ở Phúc Lộc Viên và cho thuê đất và dịch vụ tại khu công nghiệp An Đồn của Công ty Massda, và nguồn thu này không còn trong các năm tiếp theo nên trong tƣơng lai Quỹ cần đƣợc tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn hơn nữa.

Hoạt động đầu tƣ khác

Ngoài thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định, Quỹ còn đƣợc UBND thành phố giao thực hiện một số nhiệm vụ khác nhƣ: quản lý cho thuê tài sản tại Bến xe trung tâm thành phố; quản lý quỹ phát triển đất của thành phố; đầu tƣ mua 230 căn hộ chung cƣ thu nhập thấp Blue House của Công ty

2010 2011 2012 2013 2014 0 0 0 0 0 0 6 16 21 104 618 663 175 0 0 0 5.127 18.407 20.821 0

CP Đức Mạnh, 100 căn hộ chung cƣ thu nhập thấp của Công ty cổ phần đầu tƣ tài chính và bất động sản Vicoland để bán cho các đối tƣợng theo quy định của thành phố, trong đó Quỹ đã tiếp nhận 73 căn hộ Vicoland, đã bán đƣợc 71 căn thu hồi đƣợc 17,6 tỷ đồng; đầu tƣ 27,4 tỷ đồng vào trang thiết bị cho khu ký túc xá sinh viên tập trung của thành phố. Tuy nhiên, do các nhiệm vụ trên thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố nên trong quá trình triển khai có nhiều vƣớng mắc về cơ chế, quy định.

c. Hoạt động nhận ủy thác

Nhận ủy thác cho vaytừ vốn ngân sách thành phố

Từ năm 2008 đến 2012, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, UBND thành phố đã giao Quỹ thực hiện nhiệm vụ cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và sản xuất công nghiệp với tổng số tiền ủy thác cho Quỹ thực hiện lên đến 50 tỷ đồng. Đến năm 2013 thì UBND thành phố chuyển đổi mục đích ủy thác số tiền trên cho Quỹ thực hiện cho vay đầu tƣ.

Đầu 2014, thực hiện chủ trƣơng hỗ trợ doanh nghiệp địa phƣơng phát triển trong “Năm doanh nghiệp“ của thành phố, UBND thành phố tiếp tục ủy thác cho Quỹ số tiền 120 tỷ đồng để thực hiện cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, ổn định sản xuất, bình ổn giá trên địa bàn.

Với nguồn vốn ủy thác trên, từ năm 2008 đến 2014 Quỹ đã sử dụng quay vòng một cách linh hoạt và đã giải quyết cho 66 lƣợt doanh nghiệp vay vốn hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu và bình ổn giá với tổng số tiền đã giải ngân là 251,463 tỷ đồng.

Nhận ủy thác nghiệp vụ của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng

nƣớc về việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện vay vốn phát triển hoạt động kinh doanh, ngày 31/12/2013 UBND thành phố đã ra quyết định thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển thành phố đà nẵng (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)