Nội dung về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 31)

6. Tổng quan tài liệu

1.3.1. Nội dung về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của

TIÊU DÙNG CỦA NHTM

1.3.1. Nội dung về hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của NHTM của NHTM

Hạn chế RRTD trong cho vay tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động của Ngân hàng bằng cách sử dụng các công cụ và biện pháp nhằm giảm thiểu RRTD nhưng vẫn bảo đảm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời trong hoạt động cho vay tiêu dùng, phù hợp với chiến lược kinh doanh của NH.

Hạn chế RRTD gồm 2 nội dung cơ bản là ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng xuất hiện RRTD và giảm bớt mức độ tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra từ đó giảm các tác động tiêu cực của RRTD (giảm lợi nhuận; giảm khả năng thanh khoản; giảm giá trị tài sản; dẫn tới nguy cơ phá sản ngân hàng...).

Hai thành phẩn dẫn đến RRTD là: khả năng trả nợ của người vay và ý muốn trả nợ. Tiếp cận dưới góc độ thông tin bất đối xứng, rủi ro tín dụng phát sinh do tình trạng thiếu thông tin của NH về 2 thành phần trên của người vay dẫn đến hai hậu quả: sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Thông tin trên thị trường thường bị nhiễu loạn bởi người đi vay, người không có khả năng trả được nợ là người tích cực vay và họ cố tạo ra hình ảnh đầy đủ để được vay. Kết quả họ là người đầu tiên được lựa chọn, sự lựa chọn này gọi là sự lựa chọn đối nghịch. Nếu chọn họ, Ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ rủi ro không thu được nợ đồng thời bỏ mất cơ hội kiếm lợi nhuận từ những khách hàng đáng tin cậy không được lựa chọn.

20

Ngoài ra, thông tin không cân xứng cũng dẫn đến rủi ro đạo đức (diễn ra sau khi thực hiện giao dịch tài chính). Nhiều người vay tiền có ý muốn thực hiện những hoạt động không đạo đức (xét trên quan điểm người cho vay), sau khi vay được tiền, họ đầu tư vào những dự án rủi ro cao, hoặc sử dụng vốn không đúng với cam kết, hoặc có ý định chiếm đoạt vốn Ngân hàng. Họ có thể có hành vi thiếu đạo đức ngay từ ban đầu hoặc xuất hiện trong quá trình sử dụng vốn vay (do yếu kém về quản lý, khả năng cạnh tranh và năng lực kinh doanh dẫn đến thất bại trong kinh doanh mà nảy sinh)

Mục tiêu của hạn chế rủi ro tín dụng là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiệt hại tín dụng, đồng thời tăng cường độ an toàn, ổn định trong kinh doanh ngân hàng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh và hạn chế được tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

Để thực hiện mục tiêu trên, về lý thuyết NH có thể sử dụng các giải pháp sau:

a. Tiến hành các bin pháp trước khi ri ro xy ra, bao gm c

nhng bin pháp, công c thc hin trước, trong và sau khi cho vay nhm hn chế kh năng (hay xác sut) xy ra RRTD

- Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý

- Xây dựng danh mục rủi ro các khoản vay với khách hàng của ngân hàng là bước quan trọng để hạn chế rủi ro các khoản vay.

- Tiến hành công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay nhằm sàng lọc khách hàng bảo đảm lựa chọn được các khách hàng vay đáp ứng các tiêu chuẩn của NH, hạn chế hậu quả lựa chọn đối nghịch do tính trạng thông tin bất đối xứng.

- Sử dụng các biện pháp đảm bảo cho món vay. Các biện pháp bảo đảm có hai chức năng chính: chức năng nguồn thu nợ thứ cấp và chức năng hạn chế hậu quả lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do thông tin bất đối xứng.

21

- Giám sát và cưỡng chế thực hiện các các điều khoản hạn chế trong hợp đồng tín dụng

- Giám sát người vay, kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng ....

b. Hn chế tn tht và x lý RRTD trong cho vay tiêu dùng

- Quy định về giới hạn cho vay đối với từng khách hàng, lĩnh vực - Điều tra phân loại và lựa chọn khách hàng.

- Đa dạng hoá rủi ro: Có nghĩa là đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng mà các hậu quả của hoạt động cho vay đó không liên quan đến nhau chặt chẽ, giúp loại trừ một số rủi ro.

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn trước khi quyết định cho vay: điều này sẽ giúp cho ngân hàng biết được khách hàng sử sử dụng vốn vào mục đích gì để từ đó khi cấp tín dụng cho khách hàng thì có thể kiểm soát được nguồn vốn tốt hơn.

- Thẩm định tài sản đảm bảo chặt chẽ.

- Chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng - Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

- Hoàn thiện kỹ thuật, quy trình thu hồi nợ có vấn đề.

- Khắc phục tới mức tối đa có thể tổn thất, thiệt hại do rủi ro trong cho vay tiêu dùng mang lại, ngân hàng xử dụng các biện pháp cơ cấu nợ như:

Đảo nợ: Là những khoản vay có thời hạn đã đến hạn nhưng khách hàng hiện tại không có khả năng tài chính để trả nợ nên ngân hàng cho vay và khách hàng ngồi lại với nhau đưa ra biện pháp đảo nợ để biến các khoản nợ đến hạn đó thành khoản nợ kỳ hạn khác với các điều kiện thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng.

Giảm nợ: Là những khoản vay của khách hàng trong hạn hoặc đến hạn nhưng khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, hạn

22

hỏn…làm cho khách hàng rơi vào tình trạng tài chính yếu kém không thể trả đầy đủ những món vay. Ngân hàng cho vay có thể giảm một phần trong khoản vay để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng cho vay.

Xoá nợ: Đây là những khoản vay của khách hàng đang trong hạn hoặc hết hạn, ngân hàng đã sử dụng 2 biện pháp trên nhưng khách hàng không thể trả nợ hay cùng với chính sách chỉ định của chính phủ xoá nợ cho những đối tượng khách hàng gặp rủi ro mà không thể khắc phục lại được như lũ cuốn, lũ quét, động đất, sóng thần… nhằm ổn định xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân và những đối tượng găp rủi ro không thể chống cự này.

- Công cụ thanh lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro : + Yêu cầu người bảo lãnh trả nợ.

+ Phát mãi TSTC hay cầm cố. + Xử lý theo pháp luật.

+ Thanh lý nợ có khả năng mất vốn bằng cách xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.

- Chuyển rủi ro: Khi gặp các hoạt động nhiều rủi ro nhưng mang lại nhiều lợi nhuận, nhà kinh doanh có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (như công ty bảo hiểm) bằng việc mua bảo hiểm, hoặc chung lưng gánh chịu rủi ro hoặc bán rủi ro. Trong hoạt động cho vay. Ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách, vì thế các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như:

üMua bảo hiểm cho vay.

üCho vay đồng tài trợ: Đây là hình thức nhiều ngân hàng cùng cho vay một khác hàng có một dự án có nhu cầu vốn lớn hay nhiều rủi ro .

23

chịu đựng rủi ro. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao, ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ “bán” khoản vay cho ngân hàng lớn hơn hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí.

- Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng:

Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng quyết định đến việc khoản vay đó có được an toàn và có hiệu quả hay không vì thế mà việc nâng cao trình độ thẩm định cho cán bộ tín dụng đồng nghĩa cho vay được giảm thiểu rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 31)