Tăng cường công tác giám sát khách hàng, giám sát các khoản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đà nẵng (Trang 76 - 77)

6. Tổng quan tài liệu

3.2.3. Tăng cường công tác giám sát khách hàng, giám sát các khoản

khoản vay có vấn đề, công tác xử lý nợ khó đòi

a. Công tác giám sát khách hàng

Để giảm thiểu RRTD từ phía khách hàng, ACB CN Đà Nẵng cần áp dụng các giải pháp giám sát khách hàng hiệu quả. Cụ thể là:

- Quy định chặt chẽ yêu cầu NVTD phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra trước, trong và đặc biệt là sau khi cho vay, nhất là các khoản vay có khả năng xảy ra rủi ro. Đặc biệt, NH phải chú trọng giám sát hoạt động của KH sau khi cho vay, đảm bảo yêu cầu khách hàng sử dụng vốn trên thực tế đúng mục đích như phương án đã đưa ra.

- Tăng cường việc viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động KD của KH để có những thông tin bổ ích về thực trạng tổ chức SXKD, dự trữ tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như sự duy trì ý muốn trả nợ của KH.

b. Đối vi các khon vay có vn đề

Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, NVTD phải kiểm tra hồ sơ khoản vay, kiểm tra hồ sơ đảm bảo để đảm bảo rằng tất cả hồ sơ NH lưu giữ đều hợp pháp, hợp lệ, tìm kiếm cơ hội để bổ sung tài sản đảm bảo. Sau đó, NH nên gặp gỡ KH để tìm kiếm giải pháp và tư vấn cho KH tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản để giảm thiểu RRTD.

69

c. Đối vi các khon n khó đòi

Đối với các khoản nợ khó đòi, ACB CN Đà Nẵng cần tích cực xử lý theo các hướng sau:

Xử lý các tài sản đảm bảo tiền vay: Khi KH không có khả năng trả nợ như dự kiến, NH cần tiến hành bán tài sản đảm bảo nợ vay hoặc nhận chính tài sản đảm bảo nợ vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho KH vay, NH cần nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.

Bán nợ: NH nên cố gắng tìm kiếm KH để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỉ lệ thích hợp. Có thể bán cho công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính, bán cho công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM khác, hoặc bán cho bất kỳ tổ chức nào có chức năng mua nợ khác.

Khởi kiện: NH nên chủ động tiến hành các thủ tục khởi kiện ra tòa đối với các khoản vay khó đòi, các khoản nợ tồn đọng sau khi đã áp dụng các biện pháp tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không thu hồi được nợ, nhất là đối với các trường hợp KH có dấu hiệu lừa đảo, cố ý chây lỳ trong việc trả nợ NH. Có khởi kiện thì các KH khác mới e sợ để không cố tình chây lười hoặc lừa dối.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đà nẵng (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)