6. Tổng quan tài liệu
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD
a. Nhân tố bên ngoài
a1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
+ Sự ổn định nền kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưỏng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế do đó cho vay tiêu dùng chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn. Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng.
+ Hệ thống chính trị ổn định: Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực và quốc tế không ổn định sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế, gây khó khăn, kinh tế đất nước sẽ đình đốn, không phát triển sẽ làm giảm thu nhập của doanh nghiệp và người dân
+ Hành lang pháp lý đồng bộ: Hệ thống pháp luật là quy phạm cho các tổ chức kinh tế hoạt động ổn định và bền vững. Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát sinh rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Hệ thống pháp luật không đồng bộ, chồng chéo, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường và ý thức của các đơn vị này cũng như các ngành có liên quan còn yếu kém. Chính những nhân tố này đã tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, không an toàn cho các chủ thể kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng . Môi trường pháp lý không đồng bộ vừa gây khó khăn, vừa tạo khe hở để những kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng.
27
+ Kinh tế xã hội phải ổn định, bền vững: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ và xã hội, xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý RRTD từ cả phía NH và khách hàng. Môi trường kinh tế xã hội tác động đến người vay theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và SXKD, ảnh hưởng đến thu nhập của người vay. Đối với NH, môi trường xã hội tác động để NH có thể tìm thấy thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của khách hàng…Qua đó, NH có thể xem xét được khả năng rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
+ Trình độ văn hóa, dân trí của người dân cao: Trình độ văn hóa, dân trí của người dân cao sẽ thúc đẩy sự chi tiêu một cách hiệu quả, khoa học và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến ý chí trả nợ của người dân từ đó làm giảm bớt sự rủi ro trong cho vay.
a2. Các nhân tố thuộc vềđặc điểm của thị trường mục tiêu của NH Mỗi NH hoạt động trên một địa bàn nhất định, hướng đến một thị trường mục tiêu nhất định. Mỗi thị trường mục tiêu lại có những đặc điểm khác biệt nhau. Những đặc điểm này chi phối mạnh mẽ công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM.
- Nhân tố về điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên của thị trường mục tiêu của ngân hàng, trong trường hợp này là chủ yếu xem xét trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, bao gồm các yếu tố cơ bản như: khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, vị trí địa lý…có khả năng chi phối lớn đến cơ cấu tín dụng, mức độ và khả năng đa dạng hóa theo ngành, theo khu vực địa lý, cũng như cấu trúc rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến nội dung những biện pháp g mà NH có thể lựa chọn cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng cũng như kết quả hạn chế rủi tro tín dụng.
28
- Nhân tố đặc điểm kinh tế - xã hội: Khi nói những đặc điểm kinh tế – xã hội, có thể liệt kê các nhân tố chủ yếu Sau: thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế của địa bàn thể hiện qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn, tổng sản phẩm bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người; Cơ cấu kinh tế; tình trạng phát triển của các loại thị trường như: thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản; mặt bằng dân trí; những yếu tố về tâm lý, văn hóa kinh doanh....
Các đặc điểm nói trên có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung và công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói riêng.
b. Nhân tố bên trong NH
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cho vay
Chất lượng NVTD bao gồm trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là nhân tố đầu tiên trực tiếp ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD của NHTM. Khi NVTD có thái độ chủ quan, quá tín tưởng vào KH quen của mình mà coi nhẹ khâu kiểm tra đánh giá người vay, tính khả thi của phương án xin vay… sẽ dẫn đến việc cho vay vượt quá khả năng chi trả của KH. Bên cạnh đó nếu coi tài sản đảm bảo là điểm xuất phát, là điều kiện tiên quyết khi xét duyệt một khoản tín dụng mà coi nhẹ công tác thẩm định thì có thể NH sẽ bỏ lỡ những khoản vay có chất lượng tốt. Như vậy, phải kể đến rủi ro đạo đức của một bộ phận cán bộ liên quan đến cho vay vốn, cố ý làm trái quy định về tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm… là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác QTRR của NH .
Về phía NH, việc thẩm định dự án, phương án KD chưa toàn diện, trình độ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu, quản lý việc sử dụng vốn vay và theo dõi tình hình hoạt động của KH thiếu chặt chẽ; thiếu khả năng quản lý rủi ro. Việc đánh giá sai trong khi xem xét các yếu tố pháp lý hoặc không phát hiện được các sai sót trong hồ sơ chứng từ cho vay để phát sinh
29
RRTD cũng có thể là do NVTD có những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, cho vay vì mưu lợi cá nhân.
+ Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng
Công tác tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ cần phải được được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các Phòng Ban chức năng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng diễn ra lành mạnh, hiệu quả. Ngược lại, sẽ tạo khe hở cho nhân viên Ngân hàng cấu kết với Ngân hàng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng.
Công tác tổ chức cần chú trọng đặc biệt bộ phận QLRR và kiểm soát nội bộ. Bộ phận quản lý RRTD giúp lãnh đạo có thể kiểm soát RRTD, bộ phận kiểm soát nội bộ giúp lãnh đạo nắm rõ thông tin về khoản vay, tránh tình trạng khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích. Việc kiểm soát nội bộ không được thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên, kịp thời thì những sai sót, lệnh lạc trong hoạt động cho vay sẽ không được phát hiện và không có biện pháp khắc phục kịp thời, do vậy RRTD sẽ xảy ra.
+ Hệ thống thông tin, cơ sở vật chất
Thông tin ngân hàng đầy đủ, chính xác và kịp thời là cơ sở để ra một quyết đinh đúng đắn. Theo lý thuyết thông tin bất đối xứng thì bản chất của hoạt động ngân hàng là hoạt động sản xuất thông tin. Vì vậy, chất lượng của hệ thống thông tin quyết định kết quả cáu công tác hạn chế rủi tro tín dụng.
Xem xét quy trình tín dụng, có thể thấy trong hoạt động tín dụng, thông tin được sử dụng ở mọi thời điểm: trong quyết định sàng lọc người vay; trong hoạt động giám sát người vay; và cả trong các hoạt động xử lý rủi ro tín dụng. Một trong những xu hướng của các NHTM hiện đại là cuộc cách mạng về công nghệ, trong đó, chủ yếu là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ đóng vai trò quan trọng trong mọi khâu quản lý. Xét
30
riêng, đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng, công nghệ thông tin giúp ngân hàng có được công cụ để quản lí RRTD trong toàn hệ thống, cập nhật thông tin, dữ liệu, vận dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ., hổ trợ hệ thống ra quyết định về tin dụng qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề nghiên cứu trọng tâm sau đây:
- Hệ thống hóa và phân tích các vấn đề về rủi ro tín dụng trong hoạt động NH.
- Phân tích nội dung công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTM và đề xuất hệ tiêu chí đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTM.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTM bao gồm các nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.
Cơ sở lý luận của chương 1 sẽ là nền tảng vững chắc để tiếp tục các nghiên cứu về phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng tại tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng, để từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng trong chương 3.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RRTD TRONG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
– CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng
NH TMCP Á Châu được thành lập theo giấy phép 0032/NH-GP do NH Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những NH TMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và trụ sở chính được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP. HCM.
Ngày 10 tháng 10 năm 1996 CN NH Á Châu tại Đà Nẵng được thành lập. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng NH ACB có: 1 CN chính tại 218 Bạch Đằng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng và 09 phòng giao dịch gồm:
+ PGD Cầu Vồng: 215 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu, Đà Nẵng; + PGD Hải Châu: 307 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng; + PGD Hoà Cường: 296 Núi Thành, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng;
+ PGD Hòa Khánh: 888 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng; + PGD Lý Thái Tổ: 128 Lý Thái Tổ, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. + PGD Sơn Trà: 745 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng;
+ PGD Thanh Khê: 276 Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng; + PGD Thuận Phước: 254 Đống Đa, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng; + PGD Hoàng Diệu: 388-390 Hoàng Diệu , quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
32
2.1.2. Cơ cấu mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng
a. Bộ máy tổ chức
33
b. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh và các bộ phận
- Giám đốc CN: Giám đốc CN là đại diện của Tổng giám đốc tại CN, thay mặt Tổng giám đốc chỉ đạo và triển khai các chương trình hoạt động KD của NH và là người đứng đầu CN, điều hành mọi hoạt động của CN, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của CN.
- Phòng KHCN, phòng Khách hàng DN: gọi chung là Phòng KD chịu trách nhiệm cho mục tiêu KD của CN, trực tiếp thực hiện chức năng KD các sản phẩm dịch vụ của ACB bao gồm thực hiện các nhiệm vụ bán hàng, vận hành và dịch vụ KH, là đầu mối cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ACB đến KH theo quy định của pháp luật, NH Nhà nước và của ACB.
- Phòng Vận hành và Dịch vụ khách hàng: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch về thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền, thu hộ.... hạch toán các giao dịch cho KH tại quầy giao dịch của ACB tại CN và bên ngoài theo quy định. Tiếp nhận, kiểm đếm tiền, điều tiền giữa các PGD, quản lý kho quỹ. Lưu trữ hồ sơ/chứng từ liên quan đến giao dịch, ngân quỹ, giấy tờ có giá, tài sản đảm bảo cho KH. Kiểm soát trước, trong và/hoặc sau các hoạt động giao dịch ngân quỹ đảm bảo tuân thủ phê duyệt của cấp có thẩm quyền, theo các quy định hiện hành của ACB, quy định của pháp luật.
- Phòng Quản lý và Dịch vụ Tín dụng: Tạo và cập nhật thông tin tài khoản tiền vay của KH theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các công việc cung cấp sản phẩm dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng cho KH tại quầy giao dịch sau khi khoản cấp tín dụng được phê duyệt, theo dõi, quản lý các khoản cấp tín dụng của KH trong suốt thời gian cấp tín dụng theo quy định.
- Các Phòng/Bộ phận hỗ trợ:
+ Phòng thẩm định tài sản: Thực hiện thẩm định tất cả tài sản theo đề nghị của giám đốc, trưởng phòng ban...để bảo cho các khoản vay, thực hiện quản lý biến động giá đất thị trường.
34
+ Phòng Công nghệ Thông tin: Trực thuộc quản lý của CN, phòng CNTT đảm bảo hệ thống mạng nội bộ hoạt động ổn định, sửa chữa máy tính và khắc phục các sự cố về phần cứng, phần mềm. Hỗ trợ giải quyết các vấn để liên quan đến IT cho các nhân viên tại văn phòng.
+ Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của CN tại NH nhà nước địa phương và các TCTD khác, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí cũng như tài sản khác của CN, bên cạnh đó, tổ kế toán còn thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của NH TMCP Á Châu.
+ Bộ phận hành chính: quản lý nhân sự của CN, kết hợp với bộ phận kế toán quản lý và xem xét những nhu cầu chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc của CN.
+ Tổ thư ký BTD: Trung tâm tín dụng Hội Sở bố trí nhân viên thư ký ban tín dụng tại CN để phối hợp thực hiện công việc thư ký ban tín dụng, phục vụ việc phê duyệt tín dụng trên địa bàn theo phân cấp và các quy định của ACB.
+ Tổ CA cá nhân và tổ CA DN: Tổ CA cá nhân/DN được tổ chức tập trung tại CN, thẩm định hồ sơ cá nhân/DN và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ CA cá nhân/DN thẩm định hồ sơ KH vay của CN.
+ Phòng Marketting: bộ phận Marketing thực hiện nghiên cứu thị trường, xác định được nhu cầu, mong muốn và cả những xu thế thay đổi nhu cầu và mong muốn của KH. Làm cho sản phẩm dịch vụ NH trở nên hấp dẫn, có sự khác biệt, đem lại nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đổi mới và ngày càng cao của KH, tạo lợi thế trong cạnh tranh cho NH.
+ Ban kiểm toán nội bộ: Giám sát hoạt động của CN và PGD hoạt động đảm bảo phù hợp với quy định của NH ACB, qui định của pháp luật và kiểm soát rủi ro.