6. Tổng quan tài liệu
3.2.4. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro, trích lập và sử dụng quỹ
trong quá trình xử lý nợ của NH. Trong trường hợp cần thiết, ACB CN Đà Nẵng phải chủ động dùng nguồn của chính mình để bù đắp rủi ro trong hoạt động KD, sao cho quá trình KD mới được diễn ra trên mặt bằng có lợi. Việc xử lý rủi ro nên được thực hiện mỗi quý một lần. Việc xem xét đối tượng và hồ sơ xử lý rủi ro cần được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của ACB.
3.2.4. Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro quỹ dự phòng rủi ro
70
ro có thể xảy ra, đồng thời đạt được mục tiêu đã định trước, trong thời gian tới, ACB CN Đà Nẵng cần tích cực phân tán rủi ro. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc kinh điển trong KD tài chính: “Không nên bỏ tất cả trứng vào một rổ”. ACB CN Đà Nẵng nên chú trọng các giải pháp phân tán RRTD sau:
- Đa dạng hóa đối tượng đầu tư: Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để ACB CN Đà Nẵng phân tán rủi ro. NH nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều KH ở những địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của NH, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện đa dạng hóa đối tượng đầu tư, chiến lược KD của ACB CN Đà Nẵng cần được xây dựng theo hướng:
- Đa dạng hóa sản phẩm qua việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ thẻ thanh toán phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội và xu hướng hội nhập thế giới như thẻ ATM, thẻ VISA, MASTER CARD trong nước và quốc tế…
- Đầu tư vào nhiều đối tượng SXKD nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
- Tránh cho vay quá nhiều đối với một KH, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của KH để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của KH đó.
- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau bảo đảm sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh RRTD do sự thay đổi lãi suất thị trường.
- Bảo hiểm tín dụng: Đây là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Trong thời gian tới, ACB CN Đà Nẵng nên thực hiện bảo hiểm tín dụng dưới
71 các hình thức sau:
+ Khuyến nghị KH vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ KD, coi các KH đã mua bảo hiểm là KH được ưu tiên hơn KH không mua bảo hiểm.
+ Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay, coi đó như điều kiện bắt buộc để được vay tín dụng.
Về biện pháp trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro: Hiện nay ACB CN Đà Nẵng mới chỉ căn cứ vào các nhóm nợ được phân loại trên hệ thống phần mềm TCBS để trích lập dự phòng rủi ro và việc phân loại nợ hiện nay cũng chưa phản ánh hết những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. CN chưa thực hiện việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng kết hợp phương pháp định tính. Để đánh giá đúng chất lượng tín dụng, trong thời gian tới, ACB CN Đà Nẵng cần phân loại nợ vào các nhóm thích hợp và việc này phải được thực hiện ở mọi thời điểm phát sinh trạng thái nợ một cách tự động. Những khoản nợ đã rõ sẽ có rủi ro cần được trích lập dự phòng hợp lý.
CN cần tăng cường chỉ đạo NVTD phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ có thể chuyển sang nợ xấu làm cơ sở cho việc trích dự phòng và xử lý rủi ro.