6. Tổng quan tài liệu
3.3.2. Kiến nghị đối với chính phủ
Hoạt động tín dụng của NHTM vốn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động tín dụng được thực hiện một cách chính xác, đảm bảo an toàn khách quan cho hoạt động NH thì đòi hỏi cần có hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, dễ hiểu. Cần hoàn thiện các quy định về cơ sở pháp lý và vấn đề xử lý tài sản thế chấp:
Quy định về cơ sở pháp lý, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những điều hết sức cần thiết hiện nay đối với các NH nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Chính phủ cần sớm có
+ Các quy định chi tiết về vấn đề đấu giá tài sản, trình tự và thủ tục, thời hạn bán tài sản thế chấp, cụ thể hóa quy trình khởi kiện cũng như việc xét xử và xử lý tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo NH có thể thu hồi được nợ nhanh nhất. Ngoài ra Bộ tư pháp cần ban hành văn bản hướng dẫn các phòng công chứng địa phương và UBND các cấp thực hiện công chứng các hợp đồng mua bán những tài sản NH được giao từ các vụ án, qua đó NH có thể nhanh chóng bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
+ Bên cạnh đó cũng cần thiết thành lập thêm và đưa vào hoạt động có hiệu quả các công ty mua bán, khai thác tài sản. Hiện nay số công ty thực hiện chức năng này còn quá ít so với nhu cầu nên các NH gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo.
+ Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo chính quyền các cấp đẩy nhanh hơn nữa tiến độ hoàn thiện hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
75
tổ chức kinh tế và nhân dân; định kỳ hàng quý thông báo khung giá đất theo giá thị trường đối với từng khu vực, địa phương trong toàn quốc để người vay và NH có căn cứ định giá tài sản thế chấp trong quan hệ vay vốn với NH.
+ Mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển, xã hội hóa thị trường mua bán nợ. Mua bán nợ là một biện pháp có thể giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp KH và chủ nợ có thể thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới hoạt động này đã phát triển rất sôi động, tạo điều kiện cho KH và chủ nợ nhiều cơ hội xử lý các khoản nợ, tránh nợ nần dây dưa, kéo dài.