6. Tổng quan tài liệu
1.3.2. Tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay
vay tiêu dùng
a. Mức giảm tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng từ nhóm 2 đến nhóm 5
Tỷ lệ các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên trong kỳ =
Nợ từ nhóm 2 trở lêntrong kỳ
Tổng dư nợ trong kỳ X 100% Công tác hạn chế RRTD đạt hiệu quả tốt khi tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng từ nhóm 2 đến nhóm 5 được cải thiện và giảm xuống. Vì vậy, các ngân hàng luôn mong đợi tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có thể không thể hiện chính xác tình hình hạn chế RRTD của NH do hiện tượng đảo nợ, giãn nợ vì khi tiêu dùng vay vào ngày đáo hạn đưa ra yêu cầu giãn nợ hoặc xin vay tiếp mà không được dự tính trước thì đây cũng có thể là một biểu hiện của việc phá vỡ thỏa thuận hoàn trả. Về phía NH, nếu chấp nhận cho vay lại hoặc kéo dài thời gian trả nợ thì khoản vay thay vì đã bị nợ quá hạn nay trở thành nợ trong hạn. Lúc này, mức giảm tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng từ nhóm 2 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất thật sự của rủi ro cho vay tiêu dùng.
b. Biến động trong cơ cấu nhóm nợ
Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay DN là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn giảm đi có nghĩa là công tác hạn chế RRTD có tiến
24 bộ, đạt hiệu quả và ngược lại.
c. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ xấu được đánh giá theo công thức: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
Tổng dư nợ x 100%
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của công tác hạn chế RRTD. Chỉ tiêu này sẽ cho biết chính xác hơn tình hình RRTD của một NH khi chỉ số tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng giảm, tức là NH ngày càng quan tâm đến chất lượng khoản vay và công tác hạn chế RRTD trong cho tiêu dùng.
d. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay tiêu dùng ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD trong cho vay tiêu dùng. Mức giảm này chứng tỏ NH ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng các khoản vay tiêu dùng. Tuy nhiên 2 chỉ tiêu trên không phải là căn cứ tin cậy để đánh giá mức rủi ro cho vay tiêu dùng mà NH phải đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do nguyên nhân nào đó tiêu dùng vay không trả nợ kịp thời nhưng NH vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Mặt khác, các khoản nợ được xử lý rủi ro từ dự phòng và được đưa ra theo dõi ngoại bảng sẽ không nằm trong dư nợ của các nhòm nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 và nợ xấu nên nó không phản ảnh hết mức độ rủi ro tín dụng thực sự. Trong trường hợp này, mức giảm xóa nợ ròng là chỉ tiêu phản ánh mức tổn thất thật sự và đánh giá chính xác hơn RRTD trong cho vay tiêu dùng của NH. Nợ xóa ròng là chỉ tiêu được tính như sau:
25
Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ đã xử lý rủi ro xuất ngoại bảng – Các khoản thực thu hồi (từ phát mãi tài sản bảo đảm, th được từ người vay...)
Tỷ lệ xóa nợ = Các khoản xóa nợ ròng
Tổng dư nợ x 100%
e. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay tiêu dùng
Tỷ lệ trích lập dự
phòng =
Số đã trích lập dự phòng
Tổng dư nợ x 100%
Dự phòng bù đắp rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do các khách hàng vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một NH cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập dự phòng từ thu nhập hiện tại và phản ánh mức độ tổn thất tiềm ẩn từ RRTD chung của một NH, có tính đến yếu tố TSĐB. Nếu thấy sự giảm xuống của chỉ tiêu này cho thấy NH đã hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay tiêu dùng và giảm bớt khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro này gây ra.
f. Mức giảm lãi treo
Lãi treo là số tiền mà Khách hàng không trả được khi đến hạn thanh toán lãi. Lãi treo là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết RRTD vì việc thanh toán lãi của Khách hàng không đúng với cam kết trong hợp đồng tín dụng. Số lãi của món vay có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào cuối tháng nên khi khách hàng không thanh toán đủ phần lãi, chứng tỏ khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ dẫn đến RRTD cho NH. Vì vậy, khi xuất hiện lãi treo, NH cần phải tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá kỹ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để tìm ra nguyên nhân tại sao khách hàng không có khả năng thanh toán lãi theo đúng hạn. Từ đó, đưa ra biện pháp phù hợp nhất để hạn chế tổn thất đối với NH và khách hàng.
26
Mức giảm lãi treo : Số lãi treo phát sinh - Số lãi treo đã thu hồi được.