CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CDCC CÂY TRỒNG HUYỆN ĐẮK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 84)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CDCC CÂY TRỒNG HUYỆN ĐẮK

3.4.1. Cơ ế ín sá t ú đẩy CDCC cây trồng

Có cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân trong CDCC cây trồng, chính sách tái canh cây cà phê, chính sách áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tƣới nƣớc tiết kiệm cho các loại cây trồng, ƣu tiên hỗ trợ giống mới, xây dựng mô hình thí điểm, chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ nông dân nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh sống vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặt biệt khó khăn.

Thực hiện cơ chế liên kết 4 nhà: nhà nƣớc, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để xây dựng ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Đây là nhu cầu khách quan để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nhƣng trong thực tiễn những điển hình thành công chƣa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là trách nhiệm chƣa rõ ràng, chế độ đãi ngộ cùng với việc phân phối lợi nhuận chƣa công bằng, đặc biệt khi giá nông sản và vật tƣ kỹ thuật diễn biến thất thƣờng. Vì vậy, khi nói đến “liên kết 4 nhà” phải có một nhà giữ vai trò “tƣ lệnh” và có ký kết hợp đồng với những điều khoản ràng buộc.

- Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: Để CDCC cây trồng chính quyền cần có kế hoạch cụ thể, có sự đầu tƣ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các khu vực dự án có hệ thống đƣờng giao thông, mạng lƣới điện quốc gia các hạ tầng để phục vụ công tác phát triển các nhà máy chế biến còn quá thấp kém. Bên cạnh đó cần phải đƣợc hỗ trợ kinh phí để ngành cà phê, cao su của tỉnh nói chung và huyện Đắk Hà nói riêng có điều kiện thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cà phê, cao su ở trong nƣớc và thế giới. Tăng đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách cho các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học về cà phê, cao su và dự án về giống cây cà phê, cao su có năng suất và chất lƣợng cao, dự án sản xuất phân hữu cơ, chƣơng

trình khuyến nông, khuyến công phát triển chế biến sâu ngành cà phê, cao su và chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Chính sách về đất đai:

+ Rà soát lại tất cả diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn, kể cả đất của các Công ty, Nông trƣờng, đề nghị tỉnh thu hồi bàn giao về địa phƣơng quản lý, sử dụng theo qui định. Xây dựng kế hoạch quy hoạch cụ thể vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các loại cây trồng.

+ Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để thuê đất phát triển sản xuất các loại cây trồng, trong đó đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày cũng nhƣ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để xây dựng các cơ sở chế biến.

+ Những vùng đất canh tác chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần tiến hành đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo đúng quy định hiện hành cho ngƣời dân trong vùng quy hoạch để tạo điều kiện cho ngƣời dân ổn định sản xuất cũng nhƣ trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng để đầu tƣ.

- Chính sách về đầu tư:

+ Về thu hút vốn: Đẩy mạnh cổ phần hóa, có chính sách khuyến khích đầu tƣ nhằm thu hút nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.

+ Các doanh nghiệp trồng và chế biến nông sản thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc ƣu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc để trồng, cũng nhƣ đầu tƣ trang thiết bị và đổi mới công nghệ.

+ Các hộ nông dân và các doanh nghiệp trồng và chế biến nông sản đƣợc vay vốn từ các chƣơng trình hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, trồng rừng và từ các nguồn vốn ƣu đãi khác để sản xuất nguyên liệu.

quan chức năng cần nghiên cứu tham mƣu cho Ủy ban nhân dân Tỉnh trình Chính phủ xem xét giảm thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp chế biến cà phê, cao su sử dụng công nghệ tiên tiến mang tính tiên phong trong quá trình phát triển hoặc di chuyển các cơ sở chế biến từ khu dân cƣ, đô thị về các vùng nông thôn trồng cao su tập trung. Đặc biệt là công nghệ chế biến các sản phẩm cà phê, cao su phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu nhƣ cà phê hòa tan, bánh kẹo từ cà phê, dụng cụ y tế, bao bì, xăm lốp ô tô, xe máy và các loại sản phẩm khác chế biến từ cao su.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Đối với cây cà phê đa số chúng ta chỉ xuất khẩu thô giá trị thấp, trong khi các nƣớc nhập về lại chế biến tạo ra giá trị gia tăng rất cao. Nên chúng ta phải có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ sản suất đi vào chiều sâu tạo ra giá trị hàng hóa tinh. Nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vừa bảo đảm về vốn vừa bảo đảm về đa dạng hóa mặt hàng.

Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp huyện nhà để hình thành và phát triển các ngành sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Tăng nhanh sản lƣợng và giá trị hàng nông sản, nâng cao thu nhập và bảo đảm ổn định, từng bƣớc nâng cao đời sống nông dân.

Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây trồng. Khuyến khích tích tụ, dồn đổi, tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã trong nông nghiệp vừa hỗ trợ trong quá trình sản xuất, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, vừa tạo mối liên kết nghiên cứu cho đầu ra của sản phẩm

một cách ổn định cả về hợp đồng tiêu thụ và chất lƣợng sản phẩm để dần, xây dựng cho mình một thƣơng hiệu có tên tuổi trên thị trƣờng.

Đổi mới cơ bản phƣơng thức tổ chức kinh doanh hàng nông sản, trƣớc hết là kinh doanh cà phê, cao su, phải bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất trồng cây kém hiệu quả, không phù hợp với quy hoạch phát triển cây trồng tại địa phƣơng.

3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất ngành nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao sức cạnh tranh từng sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao thì cần thiết phải có các giải pháp về khoa học công nghệ. Việc phát triển này phải đƣợc chú trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất cây trồng nhất là các giống cây trồng chủ lực.

Nghiên cứu khoa học-công nghệ và chuyển giao kỹ thuật ở lĩnh vực trồng và chế biến sản phẩm cây trồng giữ vai trò quyết định đến sản xuất kinh doanh ngành cà phê, cao su của huyện nhà. Ngoài ra việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật và giống mới thích hợp với tình hình khó khăn về nguồn nƣớc tƣới cũng rất quan trọng và thích hợp với biến đổi khí hậu hiện nay.

Do vậy, nội dung chuyển giao kỹ thuật gồm xác định cơ cấu giống cây công nghiệp lâu năm nhƣ: cao su, cà phê, hồ tiêu … và cây hằng năm nhƣ: thực phẩm, cây lúa, sắn (mì), cây mía phù hợp trên từng vùng, thời vụ trồng; kỹ thuật làm đất, đào hố, kỹ thuật trồng; trồng các cây trồng xen; chăm sóc và

thu hoạch.

UBND huyện chỉ đạo đội ngũ cán bộ Khuyến nông viên; lựa chọn những ngƣời có kiến thức kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhiệt tình và trách nhiệm cao để làm khuyến nông viên theo định mức cho từng địa phƣơng; nên chọn khuyến nông viên là ngƣời địa phƣơng. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông phối hợp với UBND huyện xây dựng các mô hình trồng sản xuất cây lâu năm và hàng năm theo quy trình sạch và công nghệ cao trở thành những mẫu hình tiên tiến, làm ăn hiệu quả. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu kỹ thuật, bài giảng, băng video, tờ gấp và hƣớng dẫn chỉ đạo hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Xây dựng một số trang tin, chuyên mục trên Báo, Đài PTTH huyện và trên Website của huyện để tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển cao su và các loại cây trồng; phổ biến qui trình kỹ thuật; các nhân tố điển hình tiên tiến. Yêu cầu Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các Viện nghiên cứu và địa phƣơng ƣu tiên vốn đầu tƣ và nhân lực để thực hiện thật tốt biện pháp này, chỉ khi nào ngƣời sản xuất và doanh nghiệp trồng, chế biến sản phẩm xuất khẩu coi công nghệ và kỹ thuật là sản nghiệp, chắc chắn sản xuất kinh doanh sẽ đạt kết quả cao.

Tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng và xuất khẩu.

Các nghiên cứu tập trung vào việc sản xuất thiết bị và quy trình công nghệ chế biến theo hƣớng cơ giới hóa, hiện đại hóa, giảm lao động thủ công trong các khâu chế biến.

+ Chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ trên các lĩnh vực trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp; lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao; hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

khâu sản xuất. Tăng cƣờng áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học trong lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao.

+ Ứng dụng công nghệ sạch trong bảo vệ và cải tạo môi trƣờng: xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ, công nghệ tái chế các chất thải, xử lý nƣớc thải v.v.

+ Tổ chức sản xuất theo hƣớng sản xuất tập trung, chuyên canh, sản xuất hàng hóa; xây dựng các mô hình tiên tiến, phát triển kinh tế trang trại để làm động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Song song với thiết bị công nghệ chế biến cà phê ƣớt, cà phê sạch, chế biến mủ, việc đầu tƣ vào công nghệ chế biến gỗ cũng cần đƣợc chú ý, bởi nguồn gỗ cao su từ vƣờn cao su hết thời hạn khai thác mủ cũng không nhỏ, kể cả chế biến gỗ cao su thành sản phẩm gia dụng nhƣ bàn ghế, gỗ trang trí nhà cửa văn phòng, phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu. Thực tiễn máy móc thiết bị chế biến từ Đài Loan là đạt công nghệ tiên tiến và phù hợp về giá cả.

- Tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo và sức khoẻ cho ngƣời lao động.

- Có các chính sách đãi ngộ để thu hút lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành nông nghiệp của huyện. Tăng cƣờng công tác tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; đào tạo nghề, trình độ kỹ thuật cho đội ngũ công nhân, phổ biến nâng cao kiến thức, kỹ năng lao động sản xuất cho lực lƣợng lao động ở nông thôn. - Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động ngành nghề nông nghiệp; tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

vực sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trƣờng.

3.4.3. Giải pháp về vốn

Nguồn vốn đầu tƣ cho chƣơng trình CDCC cây trồng gồm có: nguồn vốn tự có của nhân dân trong vùng; nguồn vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp; nguồn vốn đầu tƣ cho vay của các ngân hàng; nguồn vốn hỗ trợ của nhà nƣớc thông qua cơ chế chính sách phát triển cao su tiểu điền của tỉnh.

UBND huyện, xã động viên nhân dân chủ động đầu tƣ, tự huy động các nguồn vốn trong gia đình, dòng họ để tái canh cây cà phê, duy trì vƣờn trồng cao su và phát triển trang trại sản xuất sạch và công nghệ cao; không trông chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tƣ của nhà nƣớc. Trên cơ sở các chính sách chung của Nhà nƣớc và của tỉnh, huyện căn cứ vào điều kiện cụ thể để ban hành các cơ chế, chính sách bổ sung nhằm huy động tốt các nguồn lực của nhân dân và của các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển cây công nghiệp lâu năm. Cây công nghiệp lâu năm là cây có hiệu quả thu nhập cao, song giai đoạn kiến thiết cơ bản dài. Để nông dân có điều kiện thâm canh cây công nghiệp, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ sự phối kết hợp giữa trồng cây công nghiệp lâu năm với việc xen canh các cây ngắn ngày khác (đặc biệt ƣu tiên cây họ đậu) để ngƣời trồng cao su có thu nhập trong giai đoạn này.

Xây dựng chính sách tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cây trồng trên địa bàn, việc đầu tƣ vào cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê, hồ tiêu..) cần hƣớng vào các đối tƣợng khách hàng có khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của Tỉnh, kinh doanh có hiệu quả, ổn định và bảo đảm an sinh xã hội.

Ngân hàng, cần xem xét các đối tƣợng là nông hộ, trang trại trồng cao su, cà phê đƣợc vay vốn trung hạn, ngắn hạn đầu tƣ sản xuất theo dự toán suất đầu tƣ và chi phí sản xuất cao su, cà phê hằng năm, bởi cây cao su, cà phê cũng là cây công nghiệp lâu năm nhƣ các loại cây trồng khác, mà đặc biệt

chúng ta đã làm đƣợc rất thành công trên cây mía ở các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Ngân hàng nên xem xét cho doanh nghiệp vay vốn cao hơn hạn mức quy định để mua hết sản phẩm cao su, cà phê từ nông dân phục vụ chế biến và khi cần đƣợc thế chấp bằng số lƣợng thành phẩm cao su, cà phê có trong kho. Ƣu đãi về lãi suất vay vốn: áp dụng cho những khách hàng vay vốn để đầu tƣ, chăm sóc cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày (cây cao su, cà phê..) thuộc đối tƣợng nằm trong vùng quy hoạch phát triển ngành cao su, cà phê của tỉnh.

Ƣu đãi về thời hạn vay vốn: khách hàng nằm trong diện ƣu đãi khi vay vốn, các ngân hàng sẽ cho vay với thời hạn dài hơn hay cho vay theo phƣơng thức cho vay mà khách hàng cảm thấy phù hợp nhất.

Chính sách bảo đảm tiền vay: có thể xem xét cho vay từ những tài sản hình thành trong tƣơng lai, cho vay tín chấp theo tổ vay vốn hoặc những hộ gia đình trồng cao su, cà phê có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp uy tín trong vùng quy hoạch của dự án, thì có thể cho vay không cần tài sản bảo đảm với một định mức cho vay nhất định trên một đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)