Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 87 - 90)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất ngành nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao sức cạnh tranh từng sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao thì cần thiết phải có các giải pháp về khoa học công nghệ. Việc phát triển này phải đƣợc chú trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất cây trồng nhất là các giống cây trồng chủ lực.

Nghiên cứu khoa học-công nghệ và chuyển giao kỹ thuật ở lĩnh vực trồng và chế biến sản phẩm cây trồng giữ vai trò quyết định đến sản xuất kinh doanh ngành cà phê, cao su của huyện nhà. Ngoài ra việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật và giống mới thích hợp với tình hình khó khăn về nguồn nƣớc tƣới cũng rất quan trọng và thích hợp với biến đổi khí hậu hiện nay.

Do vậy, nội dung chuyển giao kỹ thuật gồm xác định cơ cấu giống cây công nghiệp lâu năm nhƣ: cao su, cà phê, hồ tiêu … và cây hằng năm nhƣ: thực phẩm, cây lúa, sắn (mì), cây mía phù hợp trên từng vùng, thời vụ trồng; kỹ thuật làm đất, đào hố, kỹ thuật trồng; trồng các cây trồng xen; chăm sóc và

thu hoạch.

UBND huyện chỉ đạo đội ngũ cán bộ Khuyến nông viên; lựa chọn những ngƣời có kiến thức kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhiệt tình và trách nhiệm cao để làm khuyến nông viên theo định mức cho từng địa phƣơng; nên chọn khuyến nông viên là ngƣời địa phƣơng. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông phối hợp với UBND huyện xây dựng các mô hình trồng sản xuất cây lâu năm và hàng năm theo quy trình sạch và công nghệ cao trở thành những mẫu hình tiên tiến, làm ăn hiệu quả. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu kỹ thuật, bài giảng, băng video, tờ gấp và hƣớng dẫn chỉ đạo hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Xây dựng một số trang tin, chuyên mục trên Báo, Đài PTTH huyện và trên Website của huyện để tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển cao su và các loại cây trồng; phổ biến qui trình kỹ thuật; các nhân tố điển hình tiên tiến. Yêu cầu Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các Viện nghiên cứu và địa phƣơng ƣu tiên vốn đầu tƣ và nhân lực để thực hiện thật tốt biện pháp này, chỉ khi nào ngƣời sản xuất và doanh nghiệp trồng, chế biến sản phẩm xuất khẩu coi công nghệ và kỹ thuật là sản nghiệp, chắc chắn sản xuất kinh doanh sẽ đạt kết quả cao.

Tập trung đầu tƣ đổi mới công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng và xuất khẩu.

Các nghiên cứu tập trung vào việc sản xuất thiết bị và quy trình công nghệ chế biến theo hƣớng cơ giới hóa, hiện đại hóa, giảm lao động thủ công trong các khâu chế biến.

+ Chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ trên các lĩnh vực trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp; lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao; hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

khâu sản xuất. Tăng cƣờng áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học trong lựa chọn và sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao.

+ Ứng dụng công nghệ sạch trong bảo vệ và cải tạo môi trƣờng: xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ, công nghệ tái chế các chất thải, xử lý nƣớc thải v.v.

+ Tổ chức sản xuất theo hƣớng sản xuất tập trung, chuyên canh, sản xuất hàng hóa; xây dựng các mô hình tiên tiến, phát triển kinh tế trang trại để làm động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Song song với thiết bị công nghệ chế biến cà phê ƣớt, cà phê sạch, chế biến mủ, việc đầu tƣ vào công nghệ chế biến gỗ cũng cần đƣợc chú ý, bởi nguồn gỗ cao su từ vƣờn cao su hết thời hạn khai thác mủ cũng không nhỏ, kể cả chế biến gỗ cao su thành sản phẩm gia dụng nhƣ bàn ghế, gỗ trang trí nhà cửa văn phòng, phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu. Thực tiễn máy móc thiết bị chế biến từ Đài Loan là đạt công nghệ tiên tiến và phù hợp về giá cả.

- Tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo và sức khoẻ cho ngƣời lao động.

- Có các chính sách đãi ngộ để thu hút lực lƣợng cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành nông nghiệp của huyện. Tăng cƣờng công tác tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; đào tạo nghề, trình độ kỹ thuật cho đội ngũ công nhân, phổ biến nâng cao kiến thức, kỹ năng lao động sản xuất cho lực lƣợng lao động ở nông thôn. - Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp; có chính sách đào tạo nghề cho lao động ngành nghề nông nghiệp; tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

vực sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)