Giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 98)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4.6. Giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý

Từng bƣớc hoàn thiện tổ chức sản xuất ngành trồng trọt bao gồm: các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, phối hợp và liên kết chặt chẽ với các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa trong ngành trồng trọt.

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo kịp thời việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích không phù hợp sang trồng những cây khác thích hợp và hiêu quả hơn.

Áp dụng các kỹ thuật thâm canh, đẩy mạnh thâm canh, thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục nhằm tăng khối lƣợng sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí đầu tƣ trên cùng một diện tích.

Tiến hành quy hoạch, tích tụ dồn đổi ruộng đất, quy hoạch cánh đồng lớn, phát triển hợp lý các vùng sản xuất cây trồng có quy mô lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao. Tìm mọi giải pháp giảm đầu tƣ trong sản

xuất, hạ giá thành sản phẩm nhƣng chất lƣợng vẫn đảm bảo. Xây dựng chính sách giá trong thu mua sản phẩm.

3.4.7. Sử dụng hiệu quả đ ều kiện tự nhiên và bảo vệ mô trƣờng

Từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với đất đai, khí hậu và khả năng cung cấp nguồn nƣớc.

Lựa chọn những cây chủ lực có lợi thế để phát triển tập trung với quy mô lớn, cần kết hợp trồng xen các cây trồng khác phù hợp để tận dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên của huyện.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt trong những năm gần đây, huyện đã triển khai nhiều biện pháp để ứng phó, trong đó định hƣớng cho nông dân là phải chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp không chỉ có đất lúa mà cả những diện tích cây công nghiệp lâu năm. Các mô hình tổng hợp; mô hình liên kết chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản; mô hình trồng cây ngắn ngày trên vùng bán ngập....các loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả sản xuất đã đƣợc ứng dụng. Đặc biệt, việc nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới có năng suất, chất lƣợng cao thích nghi với điều kiện canh tác chịu hạn, chịu phèn, chịu ngập và nghiên cứu bố trí lại cây trồng phù hợp theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng gắn với kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Quản lý tốt đất, nƣớc sẽ làm tăng sản cây trồng, lƣơng thực và cải thiện môi trƣờng. Song, lợi ích lâu dài đó chƣa đƣợc rõ rang đối với nông dân và các nhà kinh doanh nên những kết quả nghiên cứu sang tạo về khoa học ký thuật để nâng cao năng suất và đồng thời bảo vệ đƣợc đất, nƣớc và rừng chƣa đƣợc ngƣời nông dân áp dụng. Do vậy, phải có kế hoạch khai thác tài nguyên đất và nguốn nƣớc một cách hợp lý, tránh tình trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng bằng mọi giá dẫn đến rừng bị xâm hại, nguồn nƣớc bị cạn kiệt hoặc ô nhiễm. Phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo lợi thế của từng vùng phù hợp

với từng loại cây trồng, tạo cảnh quan môi trƣờng, khí hậu ôn hòa, tăng độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên diện tích đất chƣa khai thác.

* Tóm lại: Các giải pháp CDCC cây trồng là một hệ thống đa dạng, năng động. Không có giải pháp nào là vạn năng để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, mỗi giải pháp có một thế mạnh riêng, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình, tùy thuộc vào vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc, tài nguyên đất, sinh vật, cơ chế chính sách, thị trƣờng tiêu thụ, nguồn lao động...mà ta áp dụng, lựa chọn giải pháp thích hợp.

Để CDCC cây trồng thực hiện có hiệu quả đúng với bản chất của nó, trƣớc hết các đồng chí lãnh đạo huyện, những ngƣời đứng đầu cần xác định rõ, vị trí, vai trò, mục tiêu của CDCC cây trồng là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa bền vững.

Mỗi giải pháp có những ƣu điểm và có những hạn chế nhất định, do đó 7 giải pháp trên phải đƣợc thực hiện một cách có hệ thống, phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phƣơng.

3.5. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP CÁC GIẢI PHÁP

Để kiểm chứng các giải pháp trên chúng tôi tiến hành trƣng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ chủ chốt Phòng Nông nghiệp; Trạm khuyến nông; Trạm Bảo vệ thực vật; các cán bộ phụ trách khuyến nông của xã; các Công ty, Nông trƣờng trên địa bàn huyện và các nông dân sản xuất giỏi có nhiều kinh nghiêm nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến kiểm chứng thực hiện các giải pháp STT Các giải pháp Tính cấp thiết % Tính khả thi % Cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Không khả thi

1 Giải pháp về hoàn thiện chính

sách thúc đẩy CDCC cây trồng 93,2% 6,8% 92,9% 7,1% 2 Giải pháp về khoa học công nghệ 91,2% 8,8% 93,3% 6,7% 3 Giải pháp về vốn 90,4% 9,6% 90,4% 9,6% 4 Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ 91,7% 8,3% 92,2% 7,8%

5

Hình thành vùng chuyên môn hóa sản xuất ngành trồng trọt của huyện

92,5% 7,5% 93,4% 6,6%

6 Giải pháp tổ chức sản xuất và

quản lý 93,6% 6,4% 91,8% 8,2%

7 Sử dụng hiệu quả điều kiện tự

nhiên 94,5% 5,5% 90,6% 9,4%

Qua trƣng cầu 60 ý kiến của cán bộ ở huyện ở xã và nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm trên địa bàn huyện Đăk Hà, chúng tôi thấy, đại đa số ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng cần thiết phải thực hiện các giải pháp trên, đa số cho rằng các giải pháp trên đều có thể thực hiện đƣợc.

Tóm lại, từ kết quả trong bảng 5.1 chúng tôi rút ra kết luận:

- Những giải pháp CDCC cây trồng trên địa bàn huyện Đăk Hà đã đƣợc đa số cán bộ, nông dân tham gia trƣng cầu ý kiến, tán thành và cho rằng cấp thiết, có tính khả thi và thực hiện đƣợc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, CDCC cây trồng trong sản xuất nông nghiệp là quá trình tất yếu để bảo đảm cho ngành sản xuất này có thể phát triển dƣới tác động của các yếu tố ảnh hƣởng mà trong đó đặc biệt là thời thiết khí hậu, biến động thị trƣờng và khoa học công nghệ;

Thứ hai, CDCC cây trồng là sự thay đổi cơ cấu này theo thời gian từ trạng thái và trình độ này sang trạng thái và trình độ khác. Đây là quá trình biến đổi cả về số lƣợng, chất lƣợng và mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp;

Thứ ba, Cơ cấu cây trồng của huyện Đắk Hà những năm qua đã có những thay đổi vừa có tính tích cực vừa bộc lộ những hạn chế nhất định. Cơ cấu ngày càng thiên về cây lâu năm. Diện tích Cây công nghiệp dài ngày tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao. Cơ cấu cây trồng theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao còn rất hạn chế và thay đổi;

Thứ tư, Các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình CDCC cây trồng ngày càng rõ nét đặc biệt là yếu tố thị trƣờng và thời tiết khí hậu.

Thứ năm, Định hƣớng chuyển dịch cây trồng trên địa bàn huyện sẽ chủ yếu dựa trên phát triển sản xuất các cây trồng theo chiều sâu, theo hƣớng thâm canh, nâng cao năng suất trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập trung nâng cao chất lƣợng nông sản thay cho gia tăng diện tích ở quy mô lớn do cơ cấu các cây trồng chủ lực cơ bản đã đƣợc xác định và định hình rõ nét. Thứ sáu, Để CDCC cây trồng những năm tới, huyện cần phải thực hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy CDCC cây trồng; Chuyển giao kỹ thuật sản xuất, thiết bị công nghệ chế biến sản phẩm cây trồng; Bảo đảm nguồn vốn để phát triển cây trồng là thế mạnh của huyện; định hƣớng

sản xuất thô thị trƣờng.

Kiến nghị

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ngành

+ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh cần điều chỉnh lại quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hƣớng gắn với thị trƣờng và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt ở Tây Nguyên. Đây là cơ sở để huyện có thể điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

+ Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ cho huyện trong việc thực hiện các giải pháp liên quan tới khoa học công nghệ nhƣ giống mới, chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật ở lĩnh vực trồng và chế biến.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Sở Tài chính hỗ trợ cho huyện nguồn vốn để thực hiện một số dự án thủy lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đại bàn huyện.

+ Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động thƣơng binh và Xã hội hỗ trợ huyện mở các lớp đào tạo nghề cho lao động làm việc liên quan tới sản xuất và chế biến nông sản.

Các sở, ngành có liên quan cần đẩy mạnh giới thiệu, hƣớng dẫn các tập đoàn kinh tế, công ty, xí nghiệp... trong nƣớc và nƣớc ngoài đặt chi nhánh thu mua và chế biến nông sản trên địa bàn huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh (2005), Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông

thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Báo cáo của đề tài

nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc KC.07.17, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

[2] Bùi Quang Bình (2010), “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ

góc độ chuyển dịch cơ cấu”, Tạp chí khoa học công nghệ Đại học

Đà Nẵng, số 5/2010.

[3] Bùi Quang Bình (2010), Kinh tế phát triển, NXB Giáo dục 2010

[4] Võ Tấn Danh (2011), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum”.Luận văn cao học Kinh tế Phát triển 2011

[5] Đỗ Hoài Nam (1995), "Chuyển dịch CCKT ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam" của Viện Kinh tế thuộc Trung tâm Xã hội và Nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[6] Bùi Tất Thắng (2003), “Tiếp cận nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa”, Viện Kinh tế học, Hà Nội [7] Bùi Tất Thắng (2006), “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam”,

Nhà Xuất bản Khoa học xã hội.

[8] Lê Thủy (2015), Tái cơ cấu ngành trồng trọt: Hướng đến sản xuất hàng hóa.

[9] Diệp Bảo Trung (2016), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện Đức Cơ,

tỉnh Gia Lai, Luận văn Cao học Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHĐN năm

2016

ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm vừa qua.

[11]Viện quản lý kinh tế Trung ƣơng (2014), Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Đâu là nút thắt của các “nút thắt”?

[12]Nguyễn Xuân Cƣờng (2017), Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hƣơng tới xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếng Anh

[13]Chenery H., (1988), Structural transformation, Handbook of development economics, Volume 1, North -Holland, 197-202.

[14]Fisher A.G.B., The clash of progress and security, London, Macmillan, 1935. Clark c., The conditions of economic progress, London, Macmillan, 1940.

[15]H. Chenery and M. Syrquin (1975), “Patterns of Development”, Oxford University Press, London.

[16]H. Oshima (1987), “Economic growth in Monsoon Asia: A comparative Survey”, Tokyo University Press, Tokyo.

[17]Hollis Chenery (1979), “Structural Change and Development Policy”, World Bank Research Publication.

[18]Kawakami, T., (2004), “Structural Changes In China's Economic Growth During The Reform Period.”, Review of Urban & Regional Development Studies, July, Vol. 16, Issue 2.

[19]Shenggen Fan, Xiaobo Zhang và Sherman Robinson (2003), “Structural Change and Economic Growth in China”, Review of Development Economics, 7(3), 360-377, 2003

[20]Simon Kuznet (1969), Modern Economic Growth, New Haven and London Yale University Press.

[21]Tabachnick, B.G & Fidell, L.S (1996), Using Multivariate Statistics, HarperCollins College , New York.

[22]Wang, Z. & Wei, J., (2004), “Structural Change, Capital's Contribution, and Economic Efficiency: Sources of China's Economic Growth Between 1952-1998”, Stockholm University - Center for Pacific Asia Studies (CPAS) and Gƣteborg University.

Website [23]http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Nong-nghiep-Nong-thon-Nong-dan/Tai- co-cau-nganh-Nong-nghiep-Dau-la-nut-that-cua-cac-nut-that.html [24]http://www.vnep.org.vn/vi-VN/Nong-nghiep-Nong-thon-Nong-dan/Co- cau-va-chuyen-dich-co-cau-nganh-nong-nghiep-Viet-Nam-trong- 10-nam-vua-qua.html [25]http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/174-3485-tai-co-cau-nganh-trong-trot- huong-den-san-xuat-hang-hoa.html

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

(theo Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ họp vào ngày 08 tháng 09 năm 2017)

1. Thông tin chung của học viên

Họ và tên học viên: A VƯỢNG

Lớp: K31.QLK.KT

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Ngày bảo vệ: 08/09/2017

Tên đề tài: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI QUANG BÌNH

2. Ý kiến đóng góp và nội dung sửa chữa

TT Ý kiến đóng góp của Hội đồng

Nội dung đã chỉnh sửa (nếu bảo lưu nội dung thì phải giải trình)

Vị trí tham chiếu trong luận văn đã chỉnh sửa 1 Bổ sung hiệu chỉnh tài liệu tham khảo

Bài viết của Nguyễn Xuân Cường về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế”…

Trang 8,9

2

Chỉnh lý các bảng số liệu, lỗi chính tả

Đã rà soát và chỉnh sửa, bổ sung số liệu cây chè tại mục “ cấu diện tích cây

trồng (%)” trong bảng 2.5; và đã rà soát lỗi chính tả gồm chữ : “ràng” trang 77, chữ “xuất” trang 79. Trang 44; trang 77, 79 3 Bổ sung mục tiêu cụ thể

Mục 3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện, mục 3.2.2. Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp. Trong 2 mục này đã bổ sung tiêu đề là “Mục tiêu cụ thể”, các số liệu sử dụng trong phần mục tiêu được lấy trong tài liệu Đại hội Đảng của huyện và các tài liệu khác liên quan… giai đoạn 2016-

TT Ý kiến đóng góp của Hội đồng

Nội dung đã chỉnh sửa (nếu bảo lưu nội dung thì phải giải trình)

chiếu trong luận văn đã chỉnh sửa 2020. 4 Gộp 2.1, 2.2 thành một

Nội dung này xin bảo lưu. Vì mục 2.1.

Tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đăk Hà; mục 2.2. Thực trạng cơ cấu và CDCC cây trồng của huyện, nội dung 2 mục này khác nhau, hơn nửa trong chương 2 cần có mục giới thiệu tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện và phải có mục nêu lên được thực trạng cơ cấu và CDCC cây trồng của huyện trong thời gian qua…Cho nên mục 2.1 2.2 không thể gộp lại thành một. Trang 33, 37 5 Chọn lọc lại các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn Mục 3.3.1. Hoàn thiện chính sách

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bỏ cụm từ “Hoàn thiện” và thay vào đó cụm từ “Cơ chế” là phù hợp, và đã bổ sung thêm mục này là Thực hiện cơ chế liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để xây dựng ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Đây là nhu cầu khách quan để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nhưng trong thực tiễn những điển hình thành công chưa nhiều. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là trách nhiệm chưa rõ ràng, chế độ đãi ngộ cùng với việc phân phối lợi nhuận chưa công bằng, đặc biệt khi giá nông sản và vật tư kỹ thuật diễn biến thất thường. Vì vậy, khi nói đến “liên kết 4

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)