Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Các nhân tố vĩ mô

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Các nghiên cứu có liên quan tới CDCC kinh tế, khi bàn tới các nhân tố có ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế đều đã khẳng định vai trò của nhân tố điều kiện tự nhiên với CDCC nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên bao hàm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những yếu tố sản xuất cơ bản mà quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nƣớc. Tài nguyên thiên nhiên có vai

trò quan trọng để phát triển kinh tế, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định hoàn toàn cho một quốc gia có thu nhập cao, nhƣng chính sự phong phú tài nguyên sẽ tạo ra những cơ hội nhƣ: Thu hút đầu tƣ vào các ngành, địa phƣơng có lợi thế, khai khoáng, tập trung lao động để sản xuất... Chính điều đó sẽ quyết định cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả nhất cho mỗi vùng, mỗi quốc gia từ định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp, cơ cấu lao động cũng sẽ dịch chuyển theo.

Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới CDCC sản xuất nông nghiệp nói chung và CDCC cây trồng trong nông nghiệp vì đây là điều kiện quyết định tới sự phát triển của từng loại cây trồng cũng nhƣ hiệu quả sản xuất nó. Đây cũng là điều kiện đầu tiên để xác định CDCC và định hƣớng CDCC cây trồng.

Điều kiện kinh tế, xã hội cũng ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế. Sự phát triển kinh tế vừa tạo ra điều kiện nguồn lực cho quá trình này. Đồng thời sự phát triển kinh tế, xã hội cũng tạo ra và thay đổi nhu cầu tiêu dùng dẫn tới thay đổi cơ cấu sản xuất cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra thị trƣờng đầu ra cho và thúc đẩy CDCC cây trồng. Sự phát triển xã hội sẽ tạo ra thị trƣờng ngƣời tiêu dùng sản phẩm cây trồng nhất là cây trồng có chất lƣợng cao. Sự phát triển của công nghiệp chế biến sẽ giúp chế biến nâng cao giá trị và giải quyết đầu ra cho ngành sản xuất này.

b. Điều kiện về nguồn lực

Lý thuyết phát triển kinh tế và lý thuyết về mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng đều khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố nguồn lực. Quá trình điều chỉnh thay đổi cách thức sử dụng các nguồn lực sẽ quyết định cấu trúc của nền kinh tế nói chung và sản xuất ngành trồng trọt nói riêng. Các nguồn lực này bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ.

động vào sản xuất cây công nghiệp lâu năm là tất yếu khách quan, nó đòi hỏi tất cả các tổ chức và hộ sản xuất cây trồng này phải coi trọng việc bảo vệ và phát triển hợp lý, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố nguồn lực, trong đó phải chú trọng khai thác theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất.

Số lƣợng và chất lƣợng lao động cũng quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác cũng nhƣ quyết định CDCC kinh tế nói chung và sản xuất cây trồng nói riêng. Yếu tố này càng quan trọng khi muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng nhƣ CDCC cây trồng ứng dụng công nghệ cao.

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất, để có đƣợc vốn phải thực hiện đầu tƣ, nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tƣơng lai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển những quốc gia có tỷ lệ đầu tƣ tính trên GDP cao thƣờng có đƣợc sự tăng trƣởng cao và bền vững. Tuy nhiên sự hạn chế về nguồn lực vốn sẽ không cho phép đầu tƣ một cách giàn trải thiếu tính khoa học mà phải có sự tính toán để vốn đƣợc sử dụng hiệu quả nhất. Sự tính toán đó thể hiện quy mô vốn vào từng ngành từ đó hình thành cơ cấu vốn đầu tƣ. Quy mô vốn đầu tƣ ở từng nghành khác nhau thì yêu cầu về lao động cũng khác nhau, yếu tố này tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Muốn CDCC cây trồng trong nông nghiệp cần phải cấu trúc và điều chỉnh phân bổ nguồn lực mà trong đó vốn là yếu tố rất quan trọng. Đây là điều kiện để bảo đảm cho quá trình này thực hiện đƣợc hay không. Chẳng hạn muốn chuyển dịch sang sản xuất các cây trồng có giá trị gia tăng cao và có thể tham gia vào chuỗi giá trị thế giới thì cần phải có khối lƣợng vốn đầu tƣ nhất định mà trong đó quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng.

1.4.2. Nhân tố thuộc về n ƣời sản xuất

sản xuất của ngƣời sản xuất….

Trình độ của ngƣời sản xuất: Thay đổi cơ cấu cây trồng theo các định hƣớng CDCC cây trồng đều phụ thuộc vào trình độ của ngƣời sản xuất. Phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây thực phẩm hay cây trồng nhƣ hoa, quả… đều đòi hỏi ngƣời sản xuất phải có trình độ cả về học vấn, kinh nghiệm và chuyên môn cao. Việc ứng dụng công nghệ cao hay sử dụng giống mới … cũng đòi hỏi điều này.

Năng lực tài chính của ngƣời sản xuất cũng là yếu tố quyết định, vì đây là yếu tố quyết định để ngƣời sản xuất có thể chuyển từ cây trồng này sang sản xuất cây trồng có năng suất, giá trị gia tăng cao hơn. Ngoài ra chi phí để đầu tƣ quy mô lớn cũng nhƣ áp dụng kỹ thuật công nghệ mới cũng đòi hỏi phải có nhiều vốn hơn.

Tập quán sản xuất theo kiểu tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ lẻ của nông dân Việt Nam cũng là hạn chế để chuyển sang sản xuất lớn với các loại cây công nghiệp dài ngày.

Để thực hiện thay đổi cơ cấu cây trồng ngƣời sản xuất cũng cần phải có các nguồn tài chính, đất đai và lao động để thực hiện. Đây là các điều kiện để dự kiến có tiến hay thay đổi cơ cấu hay không cũng nhƣ mức độ thay đổi, quy mô thay đổi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Những trình bày trên đây là hình thành khung lý thuyết cơ bản cho việc phân tích tình hình CDCC cây trồng cho một địa phƣơng.

Cơ cấu cây trồng trong ngành trồng trọt sẽ quyết định sự phát triển của ngành này gắn liền với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của mỗi vùng. Sự phát triển nông nghiệp gắn liền với những điều chỉnh thay đổi trong cơ cấu của ngành sản xuất này.

Chƣơng này đã khái quát từ lý luận và chỉ ra chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là sự thay đổi cơ cấu này theo thời gian từ trạng thái và trình độ này sang trạng thái và trình độ khác. Đây là quá trình biến đổi cả về số lƣợng, chất lƣợng và mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp đƣợc thể hiện ở các nội dung sau: (i) CDCC theo năng lực sản xuất; (ii) CDCC theo hƣớng hàng hóa (iii) CDCC cây trồng theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao.

Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng sẽ phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Đó là điều kiện tự nhiên, điều kiện nguồn lực, điều kiện thị trƣờng, cơ chế chính sách…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CDCC CÂY TRỒNG HUYỆN ĐẮK HÀ

2.1. TỔNG QUAN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK HÀ HUYỆN ĐĂK HÀ

2.1.1. Tổng quan huyện Đă Hà

Huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đƣợc thành lập ngày 24/03/1994 theo Nghị định 26/CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách 2 xã Đăk Hring và Đăk Pxy của huyện Đăk Tô; 4 xã Đăk Ui, Hà Mòn, Đăk La, Ngọk Réo của thị xã Kon Tum (nay là Thành phố Kon Tum). Hiện nay Huyện có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 01 thị trấn), 105 thôn, làng, tổ dân phố (gồm 65 thôn, làng ngƣời dân tộc thiểu số). Huyện Đăk Hà chủ yếu trải dọc theo tuyến đƣờng Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14); phía Đông giáp huyện Kon Rẫy; phía Tây giáp huyện Sa Thầy; phía Nam giáp Thành phố Kon Tum; phía Bắc giáp huyện Đăk Tô, nhƣng tên làng, tên núi, tên sông đã gắn bó với lịch sử vùng cực Bắc Kon Tum - Tây Nguyên từ khi có dấu chân ngƣời.

2 1 2 Đ ều kiện tự nhiên

Huyện Đăk Hà nằm ở phía đông dòng sông Pôkô, dọc hai bên quốc lộ 14 (nay là đƣờng Hồ Chí Minh), cách Thành phố Kon Tum 20 km về phía Bắc…Có độ cao từ 450m đến trên 2.000m độ dốc từ 00 đến trên 250 đƣợc chia thành 3 dạng địa hình nhƣ sau:

- Địa hình núi cao, sƣờn dốc: Có diện tích là 54.260 ha, chiếm 63,31% diện tích toàn huyện, địa hình núi cao hiểm trở, phân bố ở phía Bắc và đông Bắc của huyện, thảm thực vật chủ yếu là rừng hỗn giao, rừng giàu và rừng trung bình.

- Địa hình đồi bằng, lƣợn sóng: Có diện tích là 18.300 ha, chiếm 21,71% diện tích tự nhiên, có độ cao từ 580m đến 650m, phân bổ chủ yếu ở

phía Nam và tây Nam của huyện, đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi cao và địa hình thấp, thảm thực vật chủ yếu là cây nông nghiệp, lùm cây bụi và trảng cỏ. Đây là dạng địa hình thích hợp để phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ: Cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Địa hình bằng, trũng: Diện tích khoảng 11.800 ha, chiếm 13,98% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố theo các khe suối, hợp thủy và bậc thềm sông Pôkô, có độ cao từ 450 đến 580m, thảm thực vật chủ yếu là cây cà phê, các loại cây có củ, cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và trảng cỏ tự nhiên.

Huyện Đăk Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa cao nguyên; nhiệt độ trung bình trong năm dao động khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90

C; lƣợng mƣa trung bình năm là 1.464 mm, nhƣng phân bố không đều, mùa mƣa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; cùng hệ thống sông, suối, ao hồ khá nhiều, rất thuận lợi cho ngành trồng trọt của huyện phát triển nhiều loại cây nhƣ: Lúa, khoai, ngô, sắn, các loại cây họ đậu…Với thời tiết khí hậu đặc trƣng, cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhƣỡng, do vậy rất phù hợp để phát triển các loại cây lâu năm nhƣ: Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và các loại cây ăn trái...; các loại cây rừng trên địa bàn huyện cũng rất đa dạng và có nguồn gốc nhiệt đới.

Tài nguyên đất của huyện Đăk Hà đƣợc chia thành nhiều nhóm chính nhƣ: Nhóm đất phù sa có diện tích 1.331 ha, chiếm 1,58% tổng diện tích; Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 62.097 ha, chiếm 73,61% tổng diện tích; Nhóm đất mùn vàng trên núi cao có diện tích 20.350 ha, chiếm 24% tổng diện tích tự nhiên; Nhóm đất thung lũng có diện tích khoảng 20 ha, đƣợc phân bố ở các hợp thủy, thung lũng, có thành phần cơ giới nặng đến đất sét, giàu mùn, hiện trạng đất này chủ yếu trồng lúa nƣớc.

2.1.3. Kinh tế - xã hội

Đăk Hà là huyện nông nghiệp, đƣợc thành lập trong thời kỳ đổi mới, với tổng diện tích tự nhiên 84.572,42 ha trong đó: Đất nông nghiệp 74.050,53 ha, đất phi nông nghiệp 5.598,90 ha, đất chƣa sử dụng 4.922,99 ha. Dân số tính đến tháng 12/2016 có 16.316 hộ; 70.760 ngƣời, dân tộc thiểu số 35.144 ngƣời chiếm 49,7% dân số của huyện. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện không ngừng phát huy những thành quả đạt đƣợc, tiếp tục giữ vững tính tiên phong đi đầu trong các cuộc kháng chiến cũng nhƣ trong thời bình, biết sử dụng và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng. Vì vậy, hơn 20 năm qua nền kinh tế không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hƣớng bền vững; chính trị luôn ổn định, an ninh - xã hội đƣợc giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt trên 15%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (theo giá cố định năm 1994) từ 58,5 tỷ đồng lên 3.660 tỷ đồng năm 2015. Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 45,8%; Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 29,5%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 24,7%. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt là 18.800 tấn. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 270 kg/ngƣời/năm. Thu nhập bình quân năm 2016 đạt 36,1 triệu đồng/ngƣời/năm.

2.1.4. Tình hình chuyển đổ ơ ấu cây trồng

Đăk Hà là huyện trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Kon Tum. Với chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng đa dạng và chuyên canh, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong những năm vừa qua với sự vào cuộc các cấp, các ngành, các địa phƣơng và ngƣời dân trong huyện không chỉ tích cực chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ, dồn đổi ruộng đất để mở rộng diện tích, để xây dựng

cánh đồng lớn, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, mà còn ứng dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ để nâng cao chất lƣợng, sản lƣợng. Chính vì vậy đã góp phần giúp nông dân làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, góp phần cải thiện đời sống và từng bƣớc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững.

Tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ năm 2012-2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng diện tích cây trồng (ha) 22.443,7 22.775,2 22.613,4 24.254,6 24.371,1 2.556,1 Trong đó Tổng diện tích cây lâu năm 14.131,7 14.692,2 14.680,4 15.713,6 15.914,2 2.333,2 Tổng diện tích cây hằng năm 8.312 8.083 7.933 8.541 8.456,9 222,9 Cơ cấu diện tích

cây trồng (%) 100 100 100 100 100

Trong đó

Cây lâu năm 62,97 64,51 64,92 64,79 65,30 3,04 Cây hàng năm 37,03 35,49 35,08 35,21 34,70 -3,04

(Nguồn: Xử lý từ niên giám thống kê huyện Đắk Hà)

Quy mô diện tích cây trồng của huyện Đắk Hà đã tăng liên tục trong 5 năm qua từ 2012-2016, từ mức hơn 22,4 ngàn ha năm 2012 đã tăng lên 24.371,1 ha năm 2016 tức là tăng đƣợc 2.556,1 ha. Quy mô diện tích hai nhóm cây trồng chính của huyện đều tăng. Diện tích cây lâu năm đã tăng đƣợc hơn 2.300 ha từ mức hơn 14,1 ngàn ha năm 2012 đã tăng lên gần 16 ngàn ha. Diện tích cây ngắn ngày tăng đƣợc 222 ha từ mức 8.312 ha năm 2012 lên 8.456,9 ha năm 2016.

nhóm cây lâu năm chiếm vị trí quan trọng nhất, Tỷ trọng diện tích cây trồng chiếm từ gần 63,% năm 2012 đã tăng 65,3% tức tăng 3,04%. Theo chiều ngƣợc lại tỷ trọng diện tích cây hằng năm lại giảm đi 3,04%. Điều này là do diện tích cây lâu năm đã tăng nhanh hơn so với cây hằng năm trong những năm qua. Tình hình này cho thấy xu thế chuyển sang sản xuất cây lâu năm vẫn nhiều hơn vẫn rất rõ nét.

2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU VÀ CDCC CÂY TRỒNG

2.2.1. CDCC cây trồng trong nông nghiệp t eo quy mô năn lực sản xuất huyện Đă Hà

Trƣớc hết hãy xem xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu cây trồng theo giá trị sản lƣợng giữa hai loại cây chính trong ngành trồng trọt. Đó là cây lâu năm và cây hằng năm.

Bảng 2.1. Cơ cấu và thay đổi cơ cấu cây trồng theo GTSX huyện Đắk Hà

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng GTSX cây trồng (theo giá 2010 tỷ đồng)

555,6 513,8 498,5 590,2 622,1 66,4 Trong đó

Cây lâu năm 381,7 334,5 422,2 440,2 458,2 76,4

Cây hằng năm 173,9 179,3 76,3 150,0 163,9 -10,0

Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100

Trong đó

Tỷ trọng của Cây lâu

năm (%) 68,70 65,10 84,69 74,59 73,65 4,9

Tỷ trọng của Cây hằng

năm (%) 31,30 34,90 15,31 25,41 26,35 -4,9

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)