CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRONG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRONG

Từ những lập luận trên và nghiên cứu các tài liệu có thể rút ra quan niệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là sự thay đổi cấu thành cây trồng theo thời gian từ trạng thái và trình độ này sang trạng thái và trình độ khác. Đây cũng là quá trình chuyển từ trạng thái tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng, từ trình độ công nghệ và năng suất thấp sang trình độ công nghệ và năng suất cao. Quá trình này sẽ chuyển hóa từ cơ cấu cũ sang cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp mới và đòi hỏi cần có thời gian và phải qua những thang bậc nhất định. Kết quả của CDCC cây trồng trong nông nghiệp là cải tạo cơ cấu cây trồng cũ để xây dựng một cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đề ra.

CDCC cây trồng diễn ra một cách thƣờng xuyên, liên tục, vừa mang tính tự phát nhƣng cũng vừa có tính chủ động, nhƣng đây là một xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Đó là do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thay đổi theo thời gian và không gian; nguồn lực của mỗi quốc gia, địa phƣơng là có hạn nên cần phải điều chỉnh những bất hợp lý, mất cân đối để đạt trạng thái tốt hơn. Vì vậy việc xác định một cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp hợp lý sẽ quyết định đến quá trình phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, địa phƣơng.

1.3. CÁC NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRONG NÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

1.3.1. CDCC cây trồng trong nông nghiệp theo quy mô năn lực sản xuất

Thƣờng kết quả sản xuất nông nghiệp của mỗi địa phƣơng sẽ đƣợc thể hiện bởi giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất có thể là giá trị sản

lƣợng và giá trị gia tăng nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả này sẽ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của các bộ phận cấu thành sản xuất nông nghiệp mà trong đó là kết quả sản xuất ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt chính là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh quy mô năng lực sản xuất cây trồng trong nông nghiệp. Ngoài ra năng lực sản xuất còn đƣợc thể hiện qua quy mô các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động và vốn. Tuy nhiên, do đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng là gắn liền với đất đai. Chính vì vậy mà ngƣời ta khẳng định đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, khi phân tích cơ cấu theo sản lƣợng cũng cần phải xem xét trong quan hệ với cơ cấu cây trồng theo diện tích.

Ngành trồng trọt bao gồm nhiều loại cây trồng khác nhau. Theo cách phân chia của Tổng cục Thống kê Việt Nam sẽ bao gồm: Cây hằng năm và cây lâu năm. Và trong mỗi loại lại chia thành các loại cây khác nhau. Cây hằng năm bao gồm cây lƣơng thực có hạt, rau, đậu, hoa, cây cảnh và cây công nghiệp hằng năm. Cây lâu năm gồm cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

Các loại cây trồng này hằng năm tùy theo quy mô sản xuất, năng suất và giá cả thị trƣờng của chúng sẽ hình thành giá trị sản lƣợng ngành trồng trọt. Tùy theo mức chi phí trung gian của mỗi loại cây sẽ quyết định tổng giá trị gia tăng của chúng.

Kết quả sản xuất và các yếu tố nguồn lực của từng loại cây trồng sẽ quyết định tỷ trọng giá trị sản lƣợng và nhân tố sản xuất của chúng trong tổng giá trị sản lƣợng và tổng nguồn lực hay cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo quy mô năng lực sản xuất.

Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản lƣợng và các yếu tố nguồn lực của từng loại cây trồng nông nghiệp hay cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo năng lực sản xuất nông nghiệp sẽ không thay đổi tùy theo điều kiện và mức độ tác

động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Khi tỷ trọng giá trị sản lƣợng và các nhân tố sản xuất của từng loại cây trồng nông nghiệp thay đổi theo thời gian thì đƣợc gọi là chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp theo quy mô năng lực sản xuất.

Xu thế thay đổi chung tùy thuộc điều kiện của các địa phƣơng. Nhƣng với Tây Nguyên thì dƣờng nhƣ tỷ trọng các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao có xu hƣớng tăng nhanh hơn các cây trồng khác.

Tiêu chí

Mức thay đổi tỷ trọng của cây hằng năm và cây lâu năm trong giá trị sản lƣợng và gia tăng nông nghiệp.

Mức thay đổi tỷ trọng các loại cây trồng trong giá trị sản lƣợng và gia tăng trong sản xuất cây hằng năm.

Mức thay đổi tỷ trọng các loại cây trồng trong giá trị sản lƣợng và gia tăng trong sản xuất cây lâu năm.

Mức thay đổi tỷ trọng các nhân tố sản xuất cho từng loại cây trồng.

1.3.2. CDCC cây trồng trong nông nghiệp theo ƣớng thị trƣờng

Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp theo tiến trình từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Sự thay đổi này là những chuyển biến rất lớn về chất trong sản xuất nông nghiệp gắn với những thay đổi lớn trong cấu thành của ngành này. Do vậy CDCC cây trồng theo hƣớng thị trƣờng hay hàng hóa là xu thế tất yếu.

Đầu ra cho nông sản luôn là vấn đề khó khăn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Do những đặc điểm từ sản xuất nông nghiệp là thị trƣờng sản phẩm ngành trồng trọt vốn co dãn ít dƣới ảnh hƣởng của xu hƣớng tiêu dùng với nông sản thƣờng thấp hơn các sản phẩm của ngành công nghiệp hay dịch vụ. Ngoài ra, xu hƣớng bảo hộ rất cao của các thị trƣờng xuất khẩu cũng là một rào cản lớn với sản xuất và tiêu thụ nông sản. Lý thuyết kinh tế và kinh

nghiệm của thế giới đã khẳng định sự cần thiết phải giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ngay từ khâu sản xuất. Điều này hàm ý rằng cần phải định hƣớng thị trƣờng hay gắn với công tác marketing ngay từ khâu sản xuất.

Cơ cấu cây trồng theo định hƣớng thị trƣờng phản ánh một cấu thành cây trồng đƣợc tập trung nguồn lực và đạt tới kết quả đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng. Theo nghĩa thị trƣờng thì đây là tỷ trọng và sự thay đổi cấu thành sản xuất ngành trồng trọt đƣợc định hƣớng theo thị trƣờng nông sản. Cơ cấu cây trồng theo định hƣớng hàng hóa là tỷ trọng sản xuất ngành trồng trọt có thể theo đầu vào hay kết quả đầu ra đƣợc hƣớng tới để cung cấp cho thị trƣờng hay tự tiêu dùng, cũng có thể là các loại thị trƣờng khác nhau, có thể cho thị trƣờng trong nƣớc hay xuất khẩu.

CDCC cây trồng trong nông nghiệp theo định hƣớng thị trƣờng là sự thay đổi cấu thành của sản xuất cây trồng theo đó tập trung nguồn lực nhiều hơn nhằm đạt tới kết quả đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

Xu thế chuyển dịch trong dài hạn là tỷ trọng cây công nghiệp tăng nhanh hơn cây lƣơng thực thực phẩm; cây thực phẩm tăng nhanh hơn cây lƣơng thực. Xu thế thay đổi hay CDCC cây trồng theo định hƣớng xuất khẩu là tỷ suất hàng hóa ngày càng tăng và tỷ trọng dành xuất khẩu ngày càng tăng. Tất nhiên đây là xu thế trong dài hạn.

Nhƣ vậy, nghiên cứu CDCC cây trồng theo hƣớng hàng hóa là cách tiếp cận xem xét sự thay đổi cấu thành sản xuất cây trồng hay ngành trồng trọt theo thị trƣờng. Điều đó cũng cho thấy yếu tố quyết định sự thay đổi cơ cấu này chính là nhu cầu thị trƣờng. Nhƣng nhân tố thị trƣờng này ảnh hƣởng tới quyết định cơ cấu cây trồng theo định hƣớng thị trƣờng đƣợc chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất chính là các yếu tố nhƣ cung cầu và giá cả trên thị trƣờng và nhóm thứ hai là các chính sách và biện pháp định hƣớng của chính

quyền. Cả hai nhóm này sẽ tác động có thể thuận nhƣng có thể không cộng hƣởng với nhau và chúng sẽ điều chỉnh sự phân bổ nguồn lực trong sản xuất ngành trồng trọt cung cấp nông sản cho thị trƣờng.

Cơ cấu và CDCC cây trồng theo hƣớng thị trƣờng sẽ đƣợc phản ánh bằng các tiêu chí sau:

- Mức thay đổi tỷ trọng cây công nghiệp và cây lƣơng thực thực phẩm. - Mức thay đổi tỷ trọng cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày.

- Tỷ suất và thay đổi tỷ suất hàng hóa ngành trồng trọt.

- Tỷ trọng và thay đổi tỷ trọng giá trị sản lƣợng ngành trồng trọt dành cho xuất khẩu hay thị trƣờng nội địa.

- Thay đổi tỷ trọng diện tích cây trồng dành cho xuất khẩu hay thị trƣờng nội địa.

1.3.3. CDCC cây trồng trong nông nghiệp theo ƣớng ứng dụng công nghệ cao

Các lý thuyết phát triển kinh tế đều đã khẳng định vai trò của yếu tố công nghệ với quá trình phát triển. Áp dụng và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất là xu thế tất yếu trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Sản xuất cây trồng ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt đƣợc hiểu là áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất, công nghệ mới nhất nhằm thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp thay cho phƣơng pháp truyền thống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây trồng là cải tiến, áp dụng những tiến bộ nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng mới, chăm sóc nuôi dƣỡng cây bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, sử dụng công nghệ tự động trong tƣới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trƣờng. Trong từng lĩnh vực có cách ứng dụng khác nhau.

Chẳng hạn về giống đối với cây lúa: Đƣa vào sản xuất những giống mới, giống lúa chất lƣợng cao (cơm ngon, nhiều dinh dƣỡng, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thời tiết, sâu bệnh, biến đổi khí hậu). Đối với cây hoa: Xây dựng vùng sản xuất hoa hiện đại, du nhập những giống cúc mới, hoa lan bằng phƣơng pháp nhân giống invitro, cây khỏe, sạch bệnh, chống chịu thời tiết. Nhập nội những giống hoa thảm, hoa cúc Mỹ, Pháp. Đồng thời thực hiện nhân giống hoa nhằm chủ động nguồn giống tại địa phƣơng. Đối với cây rau: đƣa vào sản xuất những giống mới, chất lƣợng nhƣ ngô bào tử, cải bó xôi, dƣa lƣới, dƣa hấu định hình,.. nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

Trong lĩnh vực canh tác: Sử dụng công nghệ sản xuất nhà lƣới, điều khiển nƣớc tƣới, ẩm độ, nhiệt độ tự động, hệ thống tƣới thẩm thấu, tƣới phun sƣơng tiết kiệm nƣớc và nhân công lao động. Xử lý đất bằng các ứng dụng xử lý vi sinh trong đất trƣớc khi trồng. Ứng dựng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, ASEAN GAP, áp dụng chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp. Ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ cho ra sản phẩm an toàn, thân thiện môi trƣờng: lúa hữu cơ, rau hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý sâu bệnh, phân bón hữu cơ hóa lỏng (thuộc dự án phân bón hữu cơ hóa lỏng- Dự án JICA), đồng thời khai thác những bả thải trong sản xuất nấm, rơm rạ và phế thải khác để làm phân bón hữu cơ vi sinh vừa khai thác hết đƣợc những phế thải trong nông nghiệp, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng, vừa tiết kiệm đƣợc chi phí phân bón, cải tạo lý tính, hóa tính của đất.

Cơ cấu cây trồng ứng dụng công nghệ cao là các bộ phận cấu thành của ngành trồng trọt đƣợc xem xét theo mức độ áp dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Cơ cấu này có thể đƣợc biểu hiện bằng tỷ trọng giá trị sản xuất, diện tích của ngành trồng trọt đƣợc sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao hay tỷ lệ số cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

cao là sự thay đổi các bộ phận cấu thành của ngành trồng trọt trên cơ sở thay đổi công nghệ sản xuất. Quá trình CDCC này thƣờng đi liền với việc đƣa vào ngành sản xuất trồng trọt những cây trồng, giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao và áp dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt thay thế cho những cây trồng, giống cây trồng cũ có năng suất, chất lƣợng thấp, công nghệ trồng trọt thô sơ,…nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.

CDCC cây trồng theo hƣớng sản xuất ứng dụng công nghệ cao tuy là xu thế tất yếu nhƣng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là thị trƣờng sản phẩm, trình độ của ngƣời sản xuất, nguồn đầu tƣ, chính sách của nhà nƣớc để hỗ trợ và mối liên kết giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.

Các tiêu chí:

+ Mức và thay đổi tỷ trọng GTSX cây trồng đƣợc sản xuất ứng dụng công nghệ cao so với tổng GTSX chung ngành trồng trọt;

+ Mức và thay đổi tỷ trọng diện tích cây trồng đƣợc sản xuất ứng dụng công nghệ cao so với tổng diện tích cây trồng.

1 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CDCC CÂY TRỒNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1.4.1. Các nhân tố vĩ mô

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Các nghiên cứu có liên quan tới CDCC kinh tế, khi bàn tới các nhân tố có ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế đều đã khẳng định vai trò của nhân tố điều kiện tự nhiên với CDCC nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên bao hàm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trong những yếu tố sản xuất cơ bản mà quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nƣớc. Tài nguyên thiên nhiên có vai

trò quan trọng để phát triển kinh tế, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định hoàn toàn cho một quốc gia có thu nhập cao, nhƣng chính sự phong phú tài nguyên sẽ tạo ra những cơ hội nhƣ: Thu hút đầu tƣ vào các ngành, địa phƣơng có lợi thế, khai khoáng, tập trung lao động để sản xuất... Chính điều đó sẽ quyết định cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả nhất cho mỗi vùng, mỗi quốc gia từ định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp, cơ cấu lao động cũng sẽ dịch chuyển theo.

Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới CDCC sản xuất nông nghiệp nói chung và CDCC cây trồng trong nông nghiệp vì đây là điều kiện quyết định tới sự phát triển của từng loại cây trồng cũng nhƣ hiệu quả sản xuất nó. Đây cũng là điều kiện đầu tiên để xác định CDCC và định hƣớng CDCC cây trồng.

Điều kiện kinh tế, xã hội cũng ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế. Sự phát triển kinh tế vừa tạo ra điều kiện nguồn lực cho quá trình này. Đồng thời sự phát triển kinh tế, xã hội cũng tạo ra và thay đổi nhu cầu tiêu dùng dẫn tới thay đổi cơ cấu sản xuất cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra thị trƣờng đầu ra cho và thúc đẩy CDCC cây trồng. Sự phát triển xã hội sẽ tạo ra thị trƣờng ngƣời tiêu dùng sản phẩm cây trồng nhất là cây trồng có chất lƣợng cao. Sự phát triển của công nghiệp chế biến sẽ giúp chế biến nâng cao giá trị và giải quyết đầu ra cho ngành sản xuất này.

b. Điều kiện về nguồn lực

Lý thuyết phát triển kinh tế và lý thuyết về mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng đều khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố nguồn lực. Quá trình điều chỉnh thay đổi cách thức sử dụng các nguồn lực sẽ quyết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)