Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược kinh doanh tinh bột sắn xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp đắk lắk (Trang 50)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty...

Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các công tác khác của Công ty chịu sự quản lý và chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. HĐQT chịu trách nhiệm trước cổ đông về mọi hoạt động của Công ty.

Ban kiểm soát Ban kiểm soát BKS là cơ quan giám sát của Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm trước cổ đông về các hoạt động giám sát của mình. BKS giám sát tình hình tài chính, tính hợp pháp trong các hoạt động của HĐQT, Ban điều hành và các cán bộ quản lý khác của Công ty theo quy định của Pháp luật, Điều lệ công ty nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Công ty và các cổ đông.

Tổng giám đốc Là người đại diện pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.

Phòng Kế toán – Tài vụ có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; tổ chức bộ máy kế toán; thực hiện quản lý nguồn vốn và tài sản; thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và

thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư. Phòng Tổ chức - Hành chính Có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty; quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên; quản lý lao động tiền lương; xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ; đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy. Phòng Kỹ thuật Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác: Quản lý kỹ thuật và đầu tư xây dựng công trình; Thẩm định hồ sơ kỹ thuật dự toán, hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ kỹ thuật nhà máy.

Phòng Kế hoạch Xuất Nhập Khẩu Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Xuất khẩu các mặt hàng của công ty; nhập khẩu và mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới, bảo đảm các dây chuyền sản xuất của công ty.

Nhà máy Tinh bột sắn EAKAR Tham mưu giúp Tổng Giám đốc vận hành hiệu quả, an toàn nhà máy; Quản lý và duy tuy, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công trình, nhà máy; Sản xuất tinh bột Sắn đạt chất lượng cao.

Nhà máy Tinh bột sắn KRÔNG BÔNG Tham mưu giúp Tổng Giám đốc vận hành hiệu quả, an toàn nhà máy; Quản lý và duy tuy, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công trình, nhà máy; nhiệm vụ của nhà mày là sản xuất tinh bột Sắn đạt chất lượng cao.

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh TP Buôn Ma Thuột Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc triển khai các hoạt động của chi nhánh theo đúng qui định của pháp luật;

Xí nghiệp thu mua chế biến Với nhiệm vụ chính của xí nghiệp là kinh doanh về thương mại, kinh doanh các mặt hàng của công ty như kinh doanh về mua bán tinh bột sắn.

Xí nghiệp dịch vụ Với nhiệm vụ chính của xí nghiệp là kinh doanh thương mại chủ yếu bán phân bón.

Cơ cấu cổ đông của Công ty:

Cơ cấu vốn cổ phần của Công ty Cổ phần Lương thực vật tư Nông nghiệp Đăk Lăk tại thời điểm ngày 30/06/2012

STT Cổ đông S Lƣợng cổ đông S cổ phần sở hữu Tỷ lệ (%) Sở hửu I Trong nước: 1 Nhà nước 1 5.562.908 67,7% 2 Cổ đông khác 93 2.651.892 32,3% Trong đó: + Tổ chức 0 - 0% + Cá nhân 93 2.651.892 32,3% II Nước ngoài: - 0% Tổng cộng 94 8.214.800 100%

Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ phần của công ty tại thời điểm 30/6/2011

STT Cổ đông Địa chỉ S cổ phần Tỷ lệ sở

hữu

1

Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước Tầng 23 tòa nhà charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội 5.562.908 67,7% 2.1.5. Sứ mệnh và tầm nhìn

Hiện tại công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược chung cho toàn công ty cũng như một chiến lược xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn mà chỉ dừng ở việc xây dựng kế hoạch hằng năm trên cơ sở tình hình thực tế tại các đơn vị. Kế hoạch hằng năm được các đơn vị của công ty căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh và dự báo nhu cầu mà xây dựng cho mình một kế hoạch riêng. Ban giám đốc công ty và các phòng ban liên quan họp phân tích kế hoạch cụ thể của từng đơn vị sau đó thông qua Đại hội cổ đông và giao lại kế hoạch hằng năm cho từng đơn vị triển khai và cũng như kế hoạch xuất khẩu tinh bột sắn hằng năm. Vì chưa xây dựng cho mình một sứ mệnh và tầm nhìn

rõ ràng nên tạo nhiều bất lợi cho công ty trong việc tạo dựng hình ảnh trước công chúng. Mặc dù công ty chưa xây dựng một tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn, song công ty cũng đã phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động của công ty qua Đại hội cổ đông người lao động hằng năm về tình hình hoạt động xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của công ty, với định hướng đưa sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu hằng năm của công ty.

2.1.6. Mục ti u và địn ƣớng chiến lƣợc

Việc xây dựng các mục tiêu và định hướng cho chiến lược xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc của công ty chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch hằng năm trên cơ sở căn cứ vào phân tích đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm nay và đánh giá các dự báo cho năm kế hoạch, sự đồng hành của các khách hàng mục tiêu tại thị trường Trung Quốc của công ty và các hợp đồng ký kết hằng năm với các khách hàng truyền thống, Nghị quyết về định hướng phát triển sản xuất kinh doanh hằng năm thông qua Đại hội cổ đông, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ và dự báo nhu cầu phát triển của ngành và dự báo nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Trên cơ sở các căn cứ, công ty xây dựng mục tiêu và định hướng xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn, tuy nhiên theo tìm hiểu của tác giả, trên thực tế mục tiêu mà công ty xây dựng lại dựa trên cơ sở mục tiêu đạt được của năm trước và đưa ra dự báo mục tiêu của năm kế hoạch với mức tăng trưởng trung bình 10% của mục tiêu đã đạt được.

2.1.7. Hoạt động kinh doanh của Công ty

a. Sản phẩm và dịch vụ

Dịch vụ kinh doanh chính và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Công ty là từ sản xuất và kinh doanh tinh bột sắn. Ngoài ra, công ty còn có

thêm nguồn doanh thu từ hoạt động dịch vụ sản xuất cung ứng giống cây trồng, dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và kinh doanh bất động sản, buôn bán nông, lâm sản, phân bón, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ thương mại khác...Hiện tại, Công ty đang đầu tư dự án sản xuất Cồn thực phẩm Ethanol , với tổng mức đầu tư hơn 320,5 tỷ đồng Nguồn: NQĐHCĐ thường niên năm 2014).

b. Thị trường, khách hàng

Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu tinh bột sắn, thị trường chính của Công ty là ở nước ngoài, chủ yếu là ở Châu Á. Khách hàng của Công ty là các công ty bán buôn, bán lẻ và kinh doanh thương mại tinh bột sắn quốc tế, chủ yếu là ở Trung Quốc chiếm trên 90% sản lượng xuất khẩu . Ngoài ra còn có ở các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Inđônêxia,…

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2012-2014

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng tấn Giá trị 1.000 (USD) Số lượng tấn Giá trị 1.000 (USD) Số lượng tấn Giá trị 1.000 (USD) 51.876 19.238 36.0132 19.354 72.863 28.352

(Nguồn: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Đăk lắk)

Bảng 2.2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Công ty

Trung Quốc Các nước thuộc khu vực Châu Á Trong nước

90% 5% 5%

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2012 – 2014

TT C ỉ ti u Năm 2012 (VND) Năm 2013 (VND) Năm 2014 (VND) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 773.747.276.229 1.060.104.237.606 1.562.154.317.654 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 60.740.160 3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 773.747.276.229 4 Giá vốn hàng bán 653.062.348.476 894.469.915.485 1.334.954.749.114 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 120.684.927.753 165.573.581.961 227.199.622.540

6 Doanh thu hoạt

động tài chính 3.906.230.100 3.860.763.696 5.508.326.301

7 Chi phí hoạt động

tài chính 10.630.452.899 13.193.912.585 71.973.213.373

Trong đó: Lãi vay 9.291.207.734 11.186.070.678 70.295.342.281

8 Chi phí bán hàng 44.100.803.372 37.417.758.711 89.562.642.281

9 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 16.899.948.749 27.925.765.016 22.765.141.479

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 52.959.952.833 90.896.909.345 48.406.951.217 11 Thu nhập khác 1.591.118.840 439.972.763 4.655.763.441 12 Chi phí khác 1.281.927.921 312.040.362 2.614.509.206 13 Lợi nhuận khác 309.190.919 127.932.401 2.041.254.235 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 53.269.143.752 91.024.841.746 50.448.205.452 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 4.864.046.207 13.398.520.228 3.900.394.463 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17 Lợi nhuận sau thuế

TNDN 48.405.097.545 77.626.621.518 46.547.810.989

18 Lãi cơ bản trên cổ

phiếu 14.849 20.034 9.174

Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, trong đó có Công ty Cổ phần cổ phần Lương thực vật tư Nông nghiệp Đăk Lăk . Bên cạnh đó, tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của Công ty.

Nhìn vào các bảng tổng hợp nói trên có thể thấy, tuy số lượng sản phẩm của Công ty tương đối ổn định qua các năm nhưng giá cả thay đổi theo chiều hướng tăng giá. Điều này giải thích tại sao doanh thu bán hàng của Công ty đã tăng đột biến trong năm 2013, 2014 trong khi sản lượng tiêu thụ không tăng. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty là rất khả quan, doanh số bán tương đối ổn định, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI 2.2.1. Môi trƣờng ngành

a. Các đặc tính nổi trội của ngành

Mức tiêu thụ sắn hằng năm trên toàn thế giới khoảng hơn 200 triệu tấn/năm. Sản lượng sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 90% lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11% , còn lại 10% gần 30 triệu tấn được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, và tinh bột. Riêng nhu cầu sản phẩm tinh bột sắn của thế giới hằng năm là hơn 7 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chỉ đáp ứng cho thị trường hơn 4 triệu tấn tinh bột sắn mỗi năm. Nguồn nguyên liệu sắn hiện nay vẫn còn thiếu so với nhu cầu. Theo Hiệp hội các Thương nhân sắn Thái lan, nhu cầu sản phẩm chế biến từ sắn đang tăng lên hàng năm cùng với sự tăng trưởng dân số và tiêu thụ năng lượng thay thế cao hơn.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới, đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn

đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 280 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 278,5 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn.

Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 255,6 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm mỳ toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%.

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Hiện nay, cây sắn có diện tích thu hoạch hơn 450 nghìn ha, năng suất 16 tấn/ha, sản lượng 7 triệu tấn. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Mỳ chủ yếu dùng để bán 48,6% , kế đến dùng làm thức ăn gia súc 22,4% , chế biến thủ công 16,8% , chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi. Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất.

Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học bio ethanol , tinh bột biến tính modify starch , thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Mỗi năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,03 triệu tấn tinh bột sắn và 3,03 triệu tấn sắn lát. Trung Quốc hiện là thị trường đầu ra lớn nhất cho các sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012, chiếm tới 94,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sắn lát tương đương 196,5 triệu đô la Mỹ và 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn tương đương 315,4 triệu đô la Mỹ . Điều này cho thấy lâu nay ngành tinh bột sắn Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, minh chứng là trong những tháng đầu năm 2011, giá xuất khẩu tinh bột mỳ sang thị trường Trung Quốc đã giảm đến 40% so với cuối năm 2010. Thị trường Trung Quốc gần như quyết định giá sản phẩm của Việt Nam. Hiện Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Việt Nam và indonesia. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng Châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và. Thái Lan cũng là nước xuất khẩu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược kinh doanh tinh bột sắn xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp đắk lắk (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)