Phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.3.Phân tích kỹ thuật

a. Khái niệm

Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.

Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là: Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu)

Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai

Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.

Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger...Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất.

b. Một số công cụ kỹ thuật phổ biến

Đường RSI (Relative strength index)

RSI là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến, nó đo lường cường độ dao động liên quan đến giá hiện tại với giá quá khứ. RSI là một công cụ đa năng, nó có thể sử dụng để:

Cho tín hiệu mua, bán.

Chỉ ra tình trạng quá mua (overbought), quá bán (oversold). Xác nhận hướng di chuyển của đường giá.

Cảnh báo khả năng đảo chiều thông qua dấu hiệu phân kỳ (divergences) Công thức: RSI = 100- [100/(1+RS)]

Trong đó:

RS = Tổng của giá đóng cửa lên trong n ngày Tổng của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó

Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14, số phiên khác thường được sử dụng là 9 và 21 ngày .

Đường MA (Moving Average)

MA là chỉ báo được dựng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật. MA hiển thị giá trị trung bình của giá chứng khoán trên số phiên giao dịch được xét. MA được sử dụng để đo lường đà tăng giá hoặc giảm giá hay cũng có thể dựng để định nghĩa những vùng hỗ trợ hay kháng cự thích hợp và hợp lý với tình hình hiện tại. Đường trung bình MA có các kiểu phổ biến sau:

Đường trung bình đơn giản - Simple Moving Average (SMA): SMA được xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều người tin dùng nhất. SMA được sử dụng phần lớn vào việc nhận biết hướng đi của xu hướng đường giá. Nhưng đôi khi cũng được sử dụng để phát hiện những tín hiệu mua và bán. SMA là giá trị trung bình mang tính chất thống kê.

Đường trung bình theo số mũ - Exponential Moving Average (EMA): EMA có tác dụng để đo sức nặng giá hiện hành xem coi có nặng hơn giá trong quá khứ hay không? EMA có thể đánh giá nhanh sự dao động giá hơn là đường SMA. Chính vì thế nó cũng có nhiều điểm bất lợi hơn bởi vì EMA có độ dốc hơn đường SMA (cho nhiều tín hiệu sai).

Đường trung bình theo trọng lực - Weighted Moving Average (WMA): WMA khá quan trọng trong việc nhận biết sự vận động của đường giá ở thời điểm mới nhất. Vì thế WMA có tách dụng hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn là đường SMA.

Đường trung bình ba bên TMA - Triangular Moving Average (TMA): TMA cũng giống như đường SMA nhưng được làm cho mượt mà hơn, uyển chuyển hơn. Thông thường thì đường SMA cũng đã khá mượt nhưng TMA sẽ làm cho nó uyển chuyển giống như cơn sóng vậy.

Dải Bollinger (Bollinger Bands)

Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:

Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20)

Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá 20 phiên. Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).

Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm dưới đường trung bình SMA (20)

Đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng là công cụ cơ bản nhất của phương pháp phân tích bằng đồ thị.

Đường xu hướng tăng (Uptrend): Sử dụng giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay đóng cửa để vẽ đường xu hướng. điều quan trọng nhất ở đây là khỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở VN người ta chọn là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm. Nếu đường giá đang chuyển động là tăng theo 1 đường thẳng thì ta nối các điểm thấp nhất và kéo dài ra cho đến ngày hiện hành thì ta được 1 đường xu hướng tăng, với 3 điểm thấp nhất ta có thể xác định được đường xu hướng này. Nếu càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng có giá trị chính xác.

Đường xu hướng giảm (downtrend): Nếu đường giá đang chuyển động giảm ta vẽ 1 đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường giá và kéo dài ra cho đến ngày hiện hành, ta được 1 đường xu hướng giảm. Nối càng nhiều

điểm thì đường xu hướng này càng chính xác. Đường này có ý nghĩa là: hướng đi toàn bộ của 1 xu hướng. Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thế nào.

Khối lượng giao dịch (Volume)

Khối lượng giao dịch là một trong những công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật để xác nhận hướng di chuyển của đường giá. Khối lượng giao dịch tăng mỗi khi người bán và người mua thực hiện giao dịch.

Có 2 điều lưu ý quan trọng về khối lượng giao dịch.

Khi đường giá đang tăng hoặc giảm mà khối lượng giao dịch đang tăng lên thì đây là một sự xác nhận chắc chắn việc tăng hoặc giảm giá sẽ tiếp tục diễn ra với cường độ di chuyển của đường giá là rất mạnh.

Khi đường giá đang tăng hoặc giảm và có sự suy giảm về khối lượng giao dịch thì điều này thể hiện cường độ di chuyển của đường giá là khá yếu. Bởi vì khi đường giá di chuyển với 1 chút cường độ thì chỉ làm cho những nhà đầu cơ quan tâm đến nó mà thôi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 30)